III. SỬ DỤNG BẢO QUẢN MÁY ĐO
5/ Đo kiểm tra linh kiện điện tử dùng máy đo điện VOM (kim và số):
a) Đo kiểm tra linh kiện điện trở :
- Bước 1 : chuyển chọn chế độ đo Ohm của máy đo VOM và chọn tầm đo. - Bước 2 : Hiệu chỉnh chuẩn máy đo.
- Bước 3 : Tiếp xúc đo và đọc kết quả trị số đo R.
- Bước 4 : So sánh kết quả đo với trị số danh định. Điện trở còn tốt khi trị số đo chênh lệch không quá 5% so với trị số danh định.
b) Đo kiểm tra linh kiện tụ điện :
- Bước 1 : chuyển chọn chế độ đo Ohm của máy đo VOM và chọn tầm đo. - Bước 2 : Hiệu chỉnh chuẩn máy đo.
- Bước 3 : Đo lần 1 : Tiếp xúc que đo vào chân tụ quan sát kim chỉ thị trên máy đo trả về dấu vô cực.
- Bước 4 : Đo lần 2 : Đảo que đo và tiếp xúc que đo vào chân tụ quan sát kim chỉ thị trên máy đo trả về dấu vô cực.
- Bước 5 : Đánh giá : tụ tốt khi bước 3 và bước 4 cho kết quả đo giống nhau.
c) Đo kiểm tra linh kiện Diode :
+ Bước 1: chuyển chọn chế độ đo R của máy đo VOM và chọn tầm đo X1 hoặc X10.
+ Bước 2: Hiệu chỉnh chuẩn máy đo.
+ Bước 3: Đo lần 1; Tiếp xúc que đo vào chân Diode quan sát kim chỉ thị trên máy đo .
kim chỉ thị trên máy đo.
+ Bước 5 : Đánh giá; Diode tốt khi đo bước 3 hoặc bước 4 có 1 lần đo kim chỉ vô cực và 1 lần đo cho kết quả đo vài trăm đến vài K.
d) Đo kiểm tra linh kiện Transistor BJT :
- Bước 1 : chuyển chọn chế độ đo R của máy đo VOM và chọn tầm đo. - Bước 2 : Hiệu chỉnh chuẩn máy đo.
- Bước 3 : Tiếp xúc chân transistor đo 6 trường hợp : + Trường hợp 1 : chân B(+) và chân C( _ ). + Trường hợp 2 : chân B(+) và chân E( _ ). + Trường hợp 3 : chân C(+) và chân B( _ ). + Trường hợp 4 : chân C(+) và chân E( _ ). + Trường hợp 5 : chân E(+) và chân B( _ ). + Trường hợp 6 : chân E(+) và chân C( _ ). - Bước 4 : kết luân.
+ Trong 6 trường hợp đo có 2 trường hợp (1 và 2) cho kết quả đo giống nhau, các trường hợp khác cho kết quả đo là vô cực. Transistor NPN còn tốt.
+ Trong 6 trường hợp đo có 2 trường hợp (3 và 5) cho kết quả đo giống nhau, các trường hợp khác cho kết quả đo là vô cực. Transistor PNP còn tốt.