- Tổng cộng:
1.2.4. Phương pháp liên hệ cân đối
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hình thành nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: quan hệ cân đối giữ tổng số tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả; giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ với số dư cuối kì và số phát sinh giảm trong kì của các đối tượng; Các mối quan hệ cân đối này nếu được đảm bảo sẽ phản ánh một phần hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đang diễn ra đều đặn và bền vững.
Để áp dụng phương pháp liên hệ cân đối, nhà phân tích thường lập bảng số liệu theo tính cân đối của hiện tượng kinh tế cần phân tích, có thể kết hợp thêm các phương pháp phân tích khác như phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh,… Bảng cân đối gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan hệ trực tiếp với nhau về mặt nội dung và được trình bày dưới dạng một biểu thức kinh tế nhất định. Nếu có sự thay đổi của một thành phần trong hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dẫn đến sự thay đổi của một hay một số thành phần khác có liên quan và việc quy định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu là điều không cần thiết.
Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng, có thể nói rằng mối quan hệ cân đối dựa trên cơ sở là cân bằng về lượng giữa hai mặt của yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh. Dựa vào mối quan hệ cân đối này, nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích (Đỗ Huyền Trang và Lê Mộng Huyền, 2018; Đỗ Huyền Trang, 2012).