- Tổng cộng:
1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Có rất nhiều chỉ tiêu phân tích, nhưng tổng quát và quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là chỉ tiêu ROA (Nguyễn Văn Công, 2019; Đỗ Huyền Trang và Lê Mộng Huyền, 2018):
Hiệu quả sử dụng TSDH: 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝐷𝐻 (𝐻𝑇𝑆𝐷𝐻) = 𝐷𝑇𝑇 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑇𝑆𝐷𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Hiệu suất sử dụng TSCĐ: 𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑇𝑆𝐶Đ (𝐻𝑇𝑆𝐶Đ) = 𝐷𝑇𝑇 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑇𝑆𝐶Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Tốc độ luân chuyển TSNH:
Để đánh giá tốc độ luân chuyển TSNH (VLĐ) cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau:
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑇𝑆𝑁𝐻 (𝐻𝑇𝑆𝑁𝐻) = 𝐷𝑇𝑇 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑔𝑖á 𝑣ố𝑛
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑇𝑆𝑁𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑣ò𝑛𝑔)
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 1 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑇𝑆𝑁𝐻 (𝑁𝑇𝑆𝑁𝐻) = 360
𝐻𝑇𝑆𝑁𝐻 (𝑛𝑔à𝑦/𝑣ò𝑛𝑔)
Trong đó: nếu ký hiệu V1, V2…Vn lần lượt là giá trị TSNH được lấy ở nhiều thời điểm khác nhau của kỳ kinh doanh (phải lấy nhiều thời điểm mới đảm bảo tính chính xác vì TSNH luân chuyển nhiều lần trong 1 kỳ), ta có:
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑇𝑆𝑁𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 = 1
2𝑉1+ 𝑉2+ 𝑉3 + ⋯ + 𝑉𝑛−2+ 𝑉𝑛−1+ 12𝑉𝑛 𝑛 − 1
Công thức tính bình quân này áp dụng cho tất cả các loại TSNH. Nếu không lấy được số liệu nhiều kỳ thì có thể lấy trung bình của đầu năm và cuối năm hoặc của chính kỳ phân tích. Nếu chỉ tiêu hiệu suất TSNH tăng thì tương ứng với chỉ tiêu số ngày 1 vòng quay TSNH sẽ giảm, có nghĩa là tốc độ luân chuyển TSNH tăng hay doanh nghiệp sử dụng TSNH hiệu quả (tiết kiệm). Bên cạnh đó, nhà phân tích sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá ảnh hưởng của TSNH và doanh thu đến tốc độ luân chuyển TSNH thông qua phương trình sau:
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 1 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑇𝑆𝑁𝐻 (𝑁𝑇𝑆𝑁𝐻) = 360 𝑥 𝑇𝑆𝑁𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐷𝑇𝑇
Nếu sử dụng hiệu quả TSNH thì doanh nghệp sẽ tiết kiệm được TSNH, ngược lại sẽ bị lãng phí. Con số tiết kiệm hay lãng phí được xác định như sau:
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑇𝑆𝑁𝐻 𝑡𝑖ế𝑡 𝑘𝑖ệ𝑚 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑙ã𝑛𝑔 𝑝ℎí = 𝐷𝑇𝑇1 𝑥 (𝑁𝑇𝑆𝑁𝐻1− 𝑁𝑇𝑆𝑁𝐻0) 360
Nếu tiết kiệm thì con số tính ra là số âm, lãng phí thì con số tính ra là số dương. Nhà phân tích tiếp tục tiến hành những nội dung phân tích như vậy đối với hàng tồn kho và khoản phải thu. Cụ thể như sau:
Một là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho: được đánh giá bằng cách tính toán và so sánh hai chỉ tiêu sau:
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 (𝐻𝐻𝑇𝐾) = 𝐷𝑇𝑇 ℎ𝑜ặ𝑐 𝐺𝑉𝐻𝐵
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝐻𝑇𝐾 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑛𝑔à𝑦)
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 1 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐻𝑇𝐾 (𝑁𝐻𝑇𝐾) = 360
𝐻𝐻𝑇𝐾 (𝑛𝑔à𝑦/𝑣ò𝑛𝑔)
Nếu HHTK tăng thì tương ứng NHTK giảm, có nghĩa là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh chứng tỏ công tác quản lí hàng tồn kho tốt. Điều này góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển TSNH đồng thời thể hiện khả năng chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền hoặc các khoản phải thu càng lớn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hai là tốc độ luân chuyển khoản phải thu: được đánh giá bằng cách tính và so sánh hai chỉ tiêu sau:
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 (𝐻𝐾𝑃𝑇) =𝐷𝑇𝑇 (ℎ𝑜ặ𝑐 𝐷𝑇 𝑏á𝑛 𝑐ℎị𝑢 ℎ𝑜ặ𝑐 𝐷𝑇 𝑏á𝑛 𝑐ℎị𝑢 𝑏𝑎𝑜 𝑔ồ𝑚 𝑐ả 𝑡ℎ𝑢ế 𝐺𝑇𝐺𝑇 đầ𝑢 𝑟𝑎) 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝑣ò𝑛𝑔) 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 1 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 (𝑁𝐾𝑃𝑇) = 360 𝐻𝐾𝑃𝑇 (𝑛𝑔à𝑦/𝑣ò𝑛𝑔)
Nếu 𝐻𝐾𝑃𝑇 tăng thì tương ứng 𝑁𝐾𝑃𝑇 giảm, có nghĩa là tốc độ luôn chuyển khoản phải thu càng nhanh chứng tỏ công tác quản lí và thu hồi nợ của doanh nghiệp có hiệu quả. Điều này đã góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển TSNH, đồng thời thể hiện khả năng chuyển đổi khoản phải thu thành tiền càng nhanh, góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆 (𝐻𝑇𝑆) = 𝐷𝑇𝑇
Trong đó, Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác.
Nếu không tính được giá trị bình quân của TS, có thể lấy ngay giá trị ở kỳ phân tích. Qua chỉ tiêu này, nhà phân tích có thể đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý và sử dụng tài sản của DN.
Phân tích sức sinh lợi tài sản (ROA):
𝑆ứ𝑐 sinh 𝑙ợ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑇𝑆 (𝑅𝑂𝐴) = 𝐿𝑁𝑇𝑇 (𝐿𝑁𝑆𝑇)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 100 (%)
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả.
Ngoài ra, cần thiết phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA bằng cách sử dụng phương trình Dupont kết hợp với phương pháp loại trừ thấy rõ ảnh hưởng của sự biến động HTS và ROS đến ROA.
𝑅𝑂𝐴 = 𝐷𝑇𝑇
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥
𝐿𝑁𝑇𝑇 (𝐿𝑁𝑆𝑇)
𝐷𝑇𝑇 = 𝐻𝑇𝑆 𝑥 𝑅𝑂𝑆
Mặc dù, chỉ tiêu ROA phản ánh một cách tổng hợp về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn, do đó để xác định hiệu quả kinh doanh trong điều kiện giả định doanh nghiệp không đi vay (loại trừ ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn) nhà phân tích có thể sử dụng chỉ tiêu sau:
Sức sinh lợi kinh tế (RE):
𝑅𝐸 = 𝐿𝑁𝑇𝑇 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 (𝐸𝐵𝐼𝑇)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Chỉ tiêu này khi phân tích thường được các nhà phân tích so sánh với lãi suất vay ngân hàng để ra quyết định có nên vay hay sử dụng vốn tự có. Nếu RE > r thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho chủ sở hữu. Về phía đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem có nên đầu tư hay không.
Các chỉ tiêu này có thể tính riêng cho từng khoản mục phải thu ngắn hạn, dài hạn của khách hàng nhưng cần lưu ý phải lựa chọn chỉ tiêu ở tử số cho phù hợp.