- Tổng cộng:
1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Có nhiều chỉ tiêu phân tích, trong đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (đặc biệt là ROE) là đặc biệt quan trọng và tổng quát nhất để đánh giá được
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2019; Đỗ Huyền Trang và Lê Mộng Huyền, 2018):
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
Công thức xác định:
𝑆ứ𝑐 sinh 𝑙ờ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑉𝐶𝑆𝐻 (𝑅𝑂𝐸) = 𝐿𝑁𝑆𝑇
𝑉𝐶𝑆𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑥 100 (%)
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng VCSH đầu tư sẽ mang cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này càng cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.
Như vậy, có thể thấy mọi nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động đều hướng đến mục đích cuối cùng là tăng ROE.
Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE:
Có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ROE qua phương trình Dupont sau:
𝑅𝑂𝐸 = 𝐿𝑁𝑆𝑇 𝐷𝑇𝑇 𝑥 𝐷𝑇𝑇 𝑇𝑆 𝑥 𝑇𝑆 𝑉𝐶𝑆𝐻 {𝑥 (1 − 𝑡)} = 𝐻𝑇𝑆 𝑥 𝑅𝑂𝑆 𝑥 1 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ {𝑥 (1 − 𝑡)} Như vậy: 𝑅𝑂𝐸 = 𝑅𝑂𝐴 𝑥 1 𝑇ỷ 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ {𝑥 (1 − 𝑡)}(1) Hay 𝑅𝑂𝐸 = 𝑅𝑂𝐴 𝑥 (1 + Đò𝑛 𝑏ẩ𝑦 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ){𝑥 (1 − 𝑡)}(2)
Từ phương trình (1) và (2) có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ROE bao gồm: ROA, độ lớn của đòn bẩy tài chính (sự tự chủ về tài chính), thuế suất thuế TNDN. Tuy nhiên, trên thực tế thuế suất thuế TNDN không ảnh hưởng đến ROE vì t luôn ở một mức cố định. Do vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến ROE bao gồm:
Một là hiệu quả sử dụng tài sản (ROA): Từ phương trình (1) và (2) cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng VCSH. Do vậy, hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) càng cao thì hiệu quả sử dụng VCSH (ROE) sẽ càng cao.
Hai là độ lớn của đòn bẩy tài chính: Từ phương trình (2) ta thấy độ lớn đòn bẩy tài chính càng cao (khả năng tự chủ về tài chính càng thấp) thì hiệu quả sử dụng VCSH (ROE) càng cao, chính sách tài chính (cơ cấu nguồn vốn) tốt.
Tuy nhiên, nếu liên tục tăng nợ phải trả và giảm VCSH thì doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng phá sản. Đồng thời, trong phương trình (2) vẫn xuất hiện chỉ tiêu ROA là chỉ tiêu bị ảnh hưởng bởi cấu trúc nguồn vốn. Do đó, để đánh giá riêng ảnh hưởng của việc tăng nguồn vốn vay và đòn bẩy tài chính đối với hiệu quả sử dụng VCSH (ROE), cần biến đổi chỉ tiêu ROE như sau:
Ký hiệu:
CV : Chi phí lãi vay
NPT : Nợ phải trả (chỉ bao gồm nợ vay, không có nợ đi chiếm dụng) r : lãi suất vay
VCSH : Vốn chủ sở hữu TS : Tổng tài sản Ta có: CV = NPT * r 𝑅𝐸 = 𝐸𝐵𝐼𝑇 𝑇𝑆 = 𝐿𝑁𝑇𝑇 + 𝐶𝑉 𝑇𝑆 = 𝐿𝑁𝑇𝑇 + 𝑁𝑃𝑇 ∗ 𝑟 𝑇𝑆 → 𝐿𝑁𝑇𝑇 = (𝑅𝐸 ∗ 𝑇𝑆) − (𝑁𝑃𝑇 ∗ 𝑟) = 𝑅𝐸 ∗ (𝑁𝑃𝑇 + 𝑉𝐶𝑆𝐻) − 𝑁𝑃𝑇 ∗ 𝑟 = 𝑁𝑃𝑇 ∗ (𝑅𝐸 − 𝑟) + 𝑉𝐶𝑆𝐻 ∗ 𝑅𝐸 → 𝐿𝑁𝑆𝑇 = 𝐿𝑁𝑇𝑇 ∗ (1 − 𝑡) = [𝑁𝑃𝑇 ∗ (𝑅𝐸 − 𝑟) + 𝑉𝐶𝑆𝐻 ∗ 𝑅𝐸] ∗ (1 − 𝑡) Như vậy: 𝑅𝑂𝐸 = 𝑁𝑃𝑇 ∗ (𝑅𝐸 − 𝑟) + 𝑉𝐶𝑆𝐻 ∗ 𝑅𝐸 𝑉𝐶𝑆𝐻 ∗ (1 − 𝑡) 𝑅𝑂𝐸 = [(𝑅𝐸 − 𝑟) ∗ Đò𝑛 𝑏ẩ𝑦 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ + 𝑅𝐸] ∗ (1 − 𝑡) (3) Từ phương trình (3) ta thấy:
Khi RE > r (sức sinh lợi kinh tế của tài sản > lãi suất vay): Lúc này nếu đòn bẩy tài chính càng cao thì ROE sẽ càng cao, nghĩa là việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp tăng. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh mà vẫn muốn giữ được, thậm chí tăng hiệu quả sử dụng VCSH thì doanh nghiệp nên tăng cường đi vay. Trường hợp này được gọi là hiệu ứng đòn bẩy tài chính dương.
Khi RE < r (sức sinh lợi kinh tế của tài sản < lãi suất vay): Lúc này nếu đòn bẩy tài chính càng cao thì ROE càng giảm, nghĩa là việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp giảm và rủi ro phá sản tăng lên. Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nên huy động VCSH. Trường hợp này được gọi là hiệu ứng đòn bẩy tài chính âm.
Hiệu quả sử dụng vốn vay
Đánh giá chỉ tiêu này qua khả năng thanh toán lãi vay:
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 (𝐻ệ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑖 𝑡𝑟ả 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦)(𝐾𝐿) = 𝐸𝐵𝐼𝑇 𝐶𝑉 = 𝐿𝑁𝑇𝑇 + 𝐶𝑉 𝐶𝑉 = 𝐿𝑁𝑇𝑇 𝐶𝑉 + 1
- Chỉ tiêu này < 1: doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận thu được không đủ thanh toán lãi vay.
- Chỉ tiêu này = 1: doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng số lãi này chỉ vừa đủ để thanh toán lãi vay, không có để nộp ngân sách Nhà nước, tích lũy, phân chia cho chủ sở hữu, nhà đầu tư…
- Chỉ tiêu này > 1: doanh nghiệp kinh doanh có lãi, sau khi thanh toán lãi vay còn có thể nộp thuế cho ngân sách Nhà nước, trích lập các quỹ doanh nghiệp, tích lũy, phân chia cho chủ sở hữu.
Hiệu quả sử dụng nợ phải trả
Đánh giá tốc độ luân chuyển các khoản phải trả qua các chỉ tiêu:
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả (𝐻𝑁𝑃𝑇) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑎 𝑐ℎị𝑢 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Đơn vị tính là vòng/kỳ (lần) 𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 1 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả (𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑖ề𝑛 ℎà𝑛𝑔)(𝑁𝑁𝑃𝑇) = 360 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả (𝑛𝑔à𝑦/𝑣ò𝑛𝑔)
Nếu số vòng quay các khoản phải trả càng lớn thì tương ứng thời gian một vòng quay khoản phải trả càng nhỏ, có nghĩa là tốc độ luân chuyển khoản phải trả càng nhanh. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp càng chậm, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư, nhà cung cấp cũng như khách hàng.
Nhà phân tích có thể tính toán chi tiết cho từng khoản mục nợ phải trả, nhưng cần lưu ý lựa chọn chỉ tiêu ở tử số cho phù hợp.