6. Bố cục của khóa luận
1.4. Sự cần thiết phải thu hút đầutư vào khu công nghiệp
- Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế.
Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn.Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó thu hút vốn đầu tư vào KCN, KCX là rất quan trọng vì KCN, KCX phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi nước. Theo ngân hàng thế giới(WB), các dự án thực hiện trong KCN, KCX do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên doanh với nước ngoài, 33 do các nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước.
- Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp là một phương tiện để thu hút công nghệ kỹ thuật vào các khu công nghiệp nói chung và cho cả nước nói riêng.
Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng là mục đích mà các nước đang và chưa phát triển rất quan tâm.Tình trạng lạc hậu về công nghệ của các nước này làm cho họ hy vọng thông qua đầu tư trực tiếp vào KCN, KCX công nghệ sẽ được chuyển giao. Bởi vì để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, nhà đầu tư thường đưa vào KCN, KCX những công nghệ tương đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thể giới. Mặc dù trong các KCN, người ta chủ yếu thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng, gia công lắp ráp, song qúa trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức: đào tạo công nhân nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của nước ngoài.
- Thu hút đầu tư vào KCN là quá trình thúc đẩy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại làm cơ cấu kinh tế được chuyển dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp. Số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong KCN, KCX tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước sở tại. Ngoài ra, KCN, KCX còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Theo thống kê của WEPZA (Hiệp hội KCX thế giới) một KCX diện tích khoảng 100 ha, cần đầu tư 50 triệu USD cho cơ sở hạ tầng trong vòng 20 năm sẽ tạo việc làm làm cho 10.000 lao động. Từ đó tạo ra hàng xuất trị giá 100 triệu USD/năm và 100 triệu USD/năm thông qua thu nhập gián tiếp ngoài KCX. Như vậy tính bình quân một công nhân trong KCX tạo ra giá trị 5.000-10.000USD/năm.
Thực tế có rất nhiều nước đã tiến hành CNH, HĐH đất nước thành công nhờ mộ phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của KCN, KCX. Trung Quốc thời kỳ bắt đầu mở cửa đã chọn các tỉnh duyên hải xây dựng hàng loạt các KCX tập trung đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp, đô thị từ đó mở rộng hơn vào nội địa. Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 60 đã xây dựng mới hàng loạt các KCX cùng các thành phố mới, các tập đoàn công nghiệp lớn lên từ đó... Nhật Bản, Đài Loan thành công trong việc xây dựng các khu công nghệ cao tạo ra các đột phá về công nghệ thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, chiếm vị trí hàng đầu thế giới như các sản phẩm điện tử, tin học, viễn thông, chế tạo xe hơi, luyện kim...
Tại Việt Nam vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số KCN, KCX. Thành công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCX góp phần quan trọng đưa đất nước ta tiến nhanh trên con đường CNH, HĐH đất nước.
- Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp là một cơ hội để có thể mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế nhờ vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lại lại.
Ngày nay trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh tranh của các nước tiếp nhận đầu tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi đầu tư.
Xu hướng đa cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, đầu tư trực tiếp vào KCN, KCX cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà với các nước, lãnh thổ của chủ đầu tư.