6. Bố cục của khóa luận
2.1.5. Khu Công nghiệp Phú Tài
KCN Phú Tài có quy mô diện tích 346 ha là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Bình Định, được thành lập theo quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tướng Chính Phủ, có vị trí thuộc phường Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn, nằm trên giao tuyến quốc lộ 1A và quốc lộ 19, cách cảng biển Quy Nhơn 12 km, cách sân bay Phù Cát 20 km, cách ga Diêu Trì 2 km. Toàn bộ KCN được cấu thành 4 phân khu chức năng gồm: Khu A (Nhóm ngành chế biến nông lâm sản; chế biến sơn; đá; cao su; bao bì; hàng kho; vật liệu xây dựng; giày da; cơ khí; thức ăn gia súc); Khu B ( Nhóm ngành chế biến nông lâm sản; đá; bao bì; bia; vật liệu xây dựng; giày da; cơ khí; dịch vụ; may công nghiệp); Khu C ( Nhóm ngành chế biến nông lâm sản; đá; bao bì; vật liệu xây dựng; kho hàng; may công nghiệp; dịch vụ); Khu D ( Nhóm tổng hợp). Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp – thoát nước, điện, viễn thông, xử lý chất thảo đảm bảo điều kiện để phát triển khai thác đầu tư và hoạt động của dự án.
Hiện nay, thời hạn thuê đất, mức thu tiền thuê đất, kết cấu hạ tầng tại KCN Phú Tài được quy định như sau (chưa có thuế giá trị gia tăng):
- Thời hạn thuê đất tối đa đến năm 2048.
- Tiền thuê đất thô được thu theo quy định của UBND tỉnh cho từng giai đoạn, và thời gian ổn định khoảng 5 năm phương thức thu hằng năm với mức giá 2.200 – 2.400 VNĐ/m2/năm.
- Đơn giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng 0,3 USD/m2/năm hiện thu theo phương thức thu trước 50%, số còn lại thanh toán trong vòng 3 năm tiếp theo.
- Phí duy tu bảo dưỡng hạ tầng thực hiện theo quy định của UBND tỉnh cho từng giai đoạn có thời gian ổn định khoản 5 năm, thanh toán hàng năm, tính từ ày 01/01/2017 với mức giá 0,15 USD/m2/năm.
Có lẽ KCN Phú Tài là một KCN có nhiều vướng mắc và khó khăn nhất trong công tác GPMB và xây dựng cơ sở hạ tầng. Về công tác GPMB thì KCN Phú Tài cơ bản đã hoàn thành tuy nhiên lại gặp rất nhiều vướng mắc là KCN Phú Tài vẫn xảy ra tình trạng tái lấn chiếm đất đã GPMB cũng thời xuyên xảy ra, tại KKT còn có trường hợp đã bàn giao đất cho KCN và tái định cư ở nơi tập trung và sau một thời gian dài (vài năm), quy lại cản trở thi công yêu cầu nhà nước trả thêm tiền bồi thường vì các hộ di dời sau được nhận mức bồi thường cao hơn. Có những hộ gia đình kiên quyết từ chối nhận tiền bồi thường và không bàn giao đất cho dự án, do vậy hính thức cưỡng chế trong công tác GPMB cũng thường phải sử dụng để đảm bảo tiến độ triển khai dự án đầu tư. Thực sự, các trường hợp vướng mắc phát sinh rất đa dạng, ngày càng có tính chất phức tạp, đồng thời cũng có hiệu ứng lan tỏa trong khu vực hay địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề trên là người dân chưa nắm bắt rõ các quy định chi tiết của nhà nước trong chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và cũng ngần ngại chấp nhận mức bồi thường được nhận. Một số trường hợp đã đươc tuyên truyền, giải thích cụ thể nhưng vẫn cố tình gây cản trở, ở đây cũng có yếu tố tâm lý, yêu sách để được hưởng mức cao hơn, nếu không được thì người yêu sách cũng không gánh chụi thiệt hại gì. Thời gian GPMB
bị kéo dài cũng có nguyên nhân từ đây. Công tác quản lý đất đai chưa tốt là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lấn chiếm mặt bằng dự án, đã nhận bàn giao mặt bằng nhưng chậm triển khai đầu tư, bỏ đất hoang, không thường xuyên kiểm tra và không có biện pháp bảo vệ hiệu quả. Một vấn đề khác cũng gây ra rất nhiều khó khăn là do chính sách về GPMB phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, thông thường thì chính sách ban hành sau có mức bồi thường hỗ trợ cao hơn trước đó nên gây ra tình trạng so bì giữa các trường hợp di dời ở giai đoạn trước với các trường hợp di dời ở giai đoạn sau, đặc biệt là giữa hộ gia đình chấp hành tốt chủ trương di dời trước với các trường hợp chậm di dời. Cũng phải kể đến các yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động đến tâm lý người dân, thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần can thiệp, bắt, xử lý, một số đối tượng kích động gây rối, cản trở công tác GPMB.
Về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng thì KCN Phú Tài cơ bản đã hoàn thành.