Nâng cao trình độ, Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 94 - 95)

6. Bố cục của khóa luận

3.3.4. Nâng cao trình độ, Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý

Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp KCN như cán bộ quản lý, nhân sự; cán bộ các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; quản đốc các phân xưởng, tổ trưởng sản xuất, chuyền trưởng…. để họ có thể hiểu biết chuyên môn, nắm được pháp luật chung và pháp luật lao động nói riêng, ngôn ngữ và phong tục tập quán của các quốc gia đầu tiw vào KCN (đối với đầu tư FDI) và phổ biến cho các doanh nghiệp khác tạo mối quan hệ lao động lành mạnh, ổn định, bền vững trong doanh nghiệp và KCN.

Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác XTĐT, kiện toàn bộ máy làm công tác XTĐT ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện chính sách khen thưởng trong XTĐT để khuyến khích các cá nhân và tổ chức tham gia vào hoạt động XTĐT.

Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác BTTH, GPMB vừa có năng lực vận động quần chúng, vừa có phẩm chất đạo đức, nắm vững chuyên môn và các chủ trương chính sách của nhà nước trong lĩnh vực này. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, vận động, cán bộ đảng viên và nhân dân tham gia ủng hộ công tác này; có biện pháp kiên quyết đối với các trường hợp chây ỳ, cố ý không chấp hành việc di dời giải tỏa.

Để nâng cao chất lượng mô hình “một cửa tại chỗ”, trong thời gian đến BQLKKT cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn trong các KCN, xác định trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực

thi nhiệm vụ. Phải có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trực thuộc, giữa BQLKKT với các sở, ban ngành và các địa phương.

Một phần của tài liệu thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)