1.5.1. Mục đích của thông gió công nghiệp
- Môi trường không khí có tính chất quyết định đối với việc tạo ra cảm giác dễ chịu, không bị ngột ngạt, không bị nóng bức hay quá lạnh.
- Trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp nguồn tỏa độc hại chủ yếu do các thiết bị và quá trình công nghệ tạo ra. Môi trường làm việc luôn bị ô nhiễm bởi các hơi ẩm, bụi bẩn, các chất khí do hô hấp thải ra và bài tiết của
con người: CO
2, NH
3, hơi nước...Ngoài ra còn các chất khí khác do quá trình sản xuất sinh ra như CO, NO2, các hơi axít, bazơ...
Thông gió trong các xí nghiệp nhà máy sản xuất có 2 nhiệm vụ chính sau:
- Thông gió chống nóng: Thông gió chống nóng nhằm mục đích đưa không khí mát, khô ráo vào nhà và đẩy không khí nóng ẩm ra ngoài tạo điều kiện vi khí hậu tối ưu. Tại những vị trí thao tác với cường độ cao, những chỗ
làm việc gần nguồn bức xạ có nhiệt độ cao người ta bố trí những hệ thống quạt với vận tốc gió lớn (2-5m/s) để làm mát không khí.
- Thông gió khử bụi và hơi độc: ở những nơi có tỏa bụi hoặc hơi khí có
hại, cần bố trí hệ thống hút không khí bị ô nhiễm để thải ra ngoài, đồng thời đưa
không khí sạch từ bên ngoài vào bù lại phần không khí bị thải đi. Trước khi thải có thể cần phải lọc hoặc khử hết các chất độc hại trong không khí để tránh ô nhiễm khí quyển xung quanh.
1.5.2. Các biện pháp thông gió
Dựa vào nguyên nhân tạo gió và trao đổi không khí, có thể chia biện pháp thông gió thành thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo. Dựa vào phạm vi tác dụng của hệ thống thông gió có thể chia thành thông gió chung và thông gió cục bộ.
a. Thông gió tự nhiên:
Thông gió tự nhiên là trường hợp thông gió mà sự lưu thông không khí từ
bên ngoài vào nhà và từ trong nhà thoát ra ngoài thực hiện được nhờ những yếu tố tựnhiên như nhiệt thừa và gió tự nhiên.
Dựa vào nguyên lý không khí nóng trong nhà đi lên còn không khí nguội
xung quanh đi vào thay thế, người ta thiết kế và bố trí hợp lý các cửa vào và gió ra, các cửa có cấu tạo lá chớp khép mở được, làm lá hướng dòng và thay đổi diện tích cửa... để thay đổi được đường đi của gió cũng như hiệu chỉnh được lưu lượng gió vào, ra...
Hình 1.10. Thông gió tự nhiện b. Thông gió nhân tạo:
Thông gió nhân tạo là thông gió có sử dụng máy quạt chạy bằng động cơ điện để làm không khí vận chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Trong thực tế thường dùng hệ thống thông gió thổi vào và hệ thống thông gió hút ra. Có 2
phương pháp để thông gió nhân tạo: * Thông gió chung:
Hình 1.12. Thông gió tổng thể
Là hệ thống thông gió thổi vào hoặc hút ra có phạm vi tác dụng trong toàn bộ không gian của phân xưởng. Nó phải có khả năng khử nhiệt thừa và các chất
độc hại toả ra trong phân xưởng đểđưa nhiệt độ và nồng độ độc hại xuống dưới mức cho phép. Có thể sử dụng thông gió chung theo nguyên tắc thông gió tự
nhiên hoặc theo nguyên tắc thông gió nhân tạo. * Thông gió cục bộ:
Là hệ thống thông gió có phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của
phân xưởng. Hệ thống này có thể chỉ thổi vào cục bộ hoặc hút ra cục bộ.
- Hệ thống thổi cục bộ: Thường sử dụng hệ thống hoa sen không khí và
thường được bố trí để thổi không khí sạch và mát vào những vị trí thao tác cố định của công nhân, mà tại đó toả nhiều khí hơi có hại và nhiều nhiệt (ví dụnhư ở các cửa lò nung, lò đúc, xưởng rèn...).
- Hệ thống hút cục bộ: Dùng để hút các chất độc hại ngay tại nguồn sản sinh ra chúng và thải ra ngoài, không cho lan toả ra các vùng chung quanh trong
phân xưởng. Đây là biện pháp thông gió tích cực và triệt để nhất để khử độc hại (ví dụ các tủ hóa nghiệm, bộ phận hút bụi đá mài, bộ phận hút bụi trong máy dỡ khuôn đúc...).
Hình 1.14. Hệ thống hút khói hàn
1.5.3. Lọc sạch khí thải trong công nghiệp
Trong các xí nghiệp nhà máy sản xuất ví dụ các nhà máy sản xuất hóa chất, các nhà máy luyện kim v.v.. thải ra một lượng khí và hơi độc hại đối với sức khoẻ con người và động thực vật. Vì vậy để đảm bảo môi trường trong sạch, các khí thải công nghiệp trước khi thải ra bầu khí quyển cần được lọc tới những nồng độ cho phép.
Có các phương pháp làm sạch khí thải sau:
- Phương pháp ngưng tụ: chỉ áp dụng khi áp suất hơi riêng phần trong hỗn hợp khí cao, như khi cần thông các thiết bị, thông van an toàn. Trước khi thải
hơi khí đó ra ngoài cần cho đi qua thiết bị để làm lạnh. Phương pháp này không
kinh tế nên ít được sử dụng.
- Phương pháp đốt cháy có xúc tác: để tạo thành CO
2 và H
2O có thể đốt cháy tất cả các chất hữu cơ, trừ khí thải của nhà máy tổng hợp hữu cơ, chế biến dầu mỏ v.v...
1.6. Phương tiện phòng hộ cá nhân 1.6.1. Khái niệm chung.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân: là các dụng cụ, trang bị mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm và
độc hại phát sinh trong quá trình lao động do điều kiện thiết bị, công nghệ, tổ
chức và các giải pháp kỹ thuật vệsinh, an toàn… chưa khắc phục hết các yếu tố
nguy hiểm và độc hại.
- An toàn vệ sinh lao động: là những quy định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao
động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khảnăng làm việc lâu dài của ngừơi lao động.
- Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra trong qua trình lao động, công tác có
liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, là hậu quả của sự tác động đột ngột từ các yếu tố nguy hiểm có hại, gây chết người hoặc làm tổn
thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của
cơ thểngười lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: là một hiện trạng bệnh lý của người lao động phát
sinh do tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan
đến nghề nghiệp, công việc đó trong quá trình lao động. - Mục đích của phương tiện bảo vệ cá nhân.
Nhằm đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa phòng chống tác hại của các yếu tố
nguy hiểm, độc hại nhưng lại dễ dàng sử dụng, bảo quản và đặc biệt không gây những tác hại phụ khác.
1.6.2. Yêu cầu của phương tiện bảo vệ cá nhân.
Phương tiện bảo vệ cá nhân cần đảm bảo 5 yêu cầu:
- Yêu cầu về tính chất bảo vệ (cản hoặc làm giảm được đến mức cho phép
tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm và độc hại )
- Yêu cầu về tính chất vệsinh (không độc, không gây khó chịu ).
- Yêu cầu về tính chất sử dụng (nhẹ nhàng, thuận lợi, bền lâu và dễ bảo quản )
- Yêu cầu về tính thẩm mỹ: phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Yêu cầu về tính kinh tế: giá thành hợp lý, được người tiêu dùng chấp nhận.
a. Điều kiện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
Khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phải tiếp xúc với một hoặc một số yếu tố nguy hiểm, độc hại nào đó, chúng ta đều phải sử dụng
phương tiện bảo vệ cá nhân.
Các yếu tố nguy hiểm đó xuất hiện khi:
- Tiếp xúc với các yếu tố vật lý (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng ồn, rung chuyển…vượt quá giới hạn cho phép).
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại (ở dạng hơi, khí, dạng chất lỏng hay chất rắn, bụi có thể xâm nhập qua cơ thểvào đường hô hấp qua da, tiêu hóa…gây hại
cho cơ thể).
- Tiếp xúc với các yếu tố sinh vật, vi trùng độc hại, môi trường vệ sinh lao
động xấu (virut, vi khuẩn độc hại, mùi thối hoặc các yếu tố sinh học độc).
- Khi người lao động làm việc trên cao, trong hầm lò, trên sông nước…,
hoặc các yếu tố nguy hiểm độc hại khác.
Vậy dù công việc nào có các yếu tố gây nguy hiểm, độc hại thì người la
động cần được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ. Tuy nhiên, cần xác định đầy đủ
yếu tố nguy hiểm và độc hại của mỗi loại công việc để cấp phát phương tiện bảo vệ phù hợp.
b.Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân.
Phương tiện bảo vệ cá nhân có thể phân loại theo tính năng bảo vệ hoặc
theo vùng cơ thể người lao động được bảo vệ. Theo cách phân loại này phương
tiện bảo vệcá nhân được chia thành các nhóm
- Phương tiện bảo vệvùng đầu: mũ, lưới bao tóc..
- Phương tiện bảo vệ vùng mắt và mặt: kính, tấm chắn…
- Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai…
- Phương tiện bảo vệ hô hấp: khẩu trang…
- Phương tiện bảo vệ thân thể: quần áo, yếm, tạp dề…
- Phương tiện bảo vệtay: găng tay, bao ngón tay …
- Phương tiện bảo vệ chân: ủng, tất…
- Ngoài ra, còn có một số loại phương tiện bảo vệ cá nhân khác như dây
an toàn chống ngã cao, phao cứu sinh, kem bảo vệ da.
Hình 1.15. Phương tiện bảo hộ cá nhân c. Tác dụng của các phương tiện bảo vệ cá nhân
Khi người lao động làm việc trên cao điều này sẽ rất nguy hiểm đến người
lao động, chỉ cần một chút sơ sảy, hay chủ quan rất có thể sẽ gây chấn
thương hay thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người lao động. Chúng ta có thể thấy khá nhiều ở các vụ sập dàn giáo, hay bị ngã trong công trường.
Điều này là thiệt thòi cho không chỉ là những người trực tiếp tham gia lao
động mà còn là sự thiệt thòi đến người thân của họ, những người làm việc xung quanh họ.
Hình 1.16. Dây an toàn - Hướng dẫn sử dụng dây an toàn khi tham gia lao động
Mặc dù đã trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động nhưng đã có không ít người lao động khi tham gia lao động vẫn bị thiệt mạng do đeo dây an toàn không đúng cách. Để hạn chế việc bị thiệt mạng với những lý do không đáng có
này thì chúng sẽ hướng dẫn cách làm thế nào để đeo dây an toàn sao cho đúng
cách qua 4 bước sau:
+ Bước 1: Cầm dây đeo tại vị trí D-ring, giữ quai dây đeo không bị xoắn
(đểtránh làm đau cơ thể).
+ Bước 2: Tiếp theo chúng ta luồn cánh tay qua dây, cố định quai trên vai của mình. Các quai phải được giữ thẳng, không được kéo vào giữa cơ thể. Điều chỉnh các quai vai để quai phụxương chậu nằm ở giữa mông.
+ Bước 3: Điều chỉnh quai chân vào khóa. Điều chỉnh các quai chân cho vừa khít. Một điều lưu ý là khoảng trống giữa đùi và quai chân nó sẽ vào khoảng vừa khít một lòng bàn tay.
+ Bước 4: Sau khi hoàn thành 3 bước ở trên. Chúng ta sẽ gắn các quai ngực vào khóa. Quai ngực nên nằm cách vai 20 - 25 cm. Điều chỉnh quai ngực
để quai vai thẳng đứng từ trên xuống. Cuộn đầu dây thừa cho gom lại.
Cách điều chỉnh: Nếu mình muốn phần dây nào được khít hơn thì chỉ cần kéo phần dây thừa ở chỗ đó sao cho thoải mái. Tuy nhiên không nên đeo
dây quá chật hoặc quá rộng như vậy không tốt và có thể gây nguy hiểm cho
người lao động.
- Những điều lưu ý:
+ Đã có nhiều người tử vong do không biết sử dụng dây an toàn đúng
cách. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu và thực hành kỹ về cách sử dụng dây an toàn.
+ Khi đeo dây an toàn không nên đeo quá chật hay quá rộng như vậy sẽ
dễ gây nguy hiểm đến người lao động.
+ Khi làm việc trên cao người lao động không nên chủ quan, cần phải trang bị bảo hộ lao động kết hợp với thói quen cẩn thận, cảnh giác khi tham gia
lao động.
+ Dây an toàn cần phải kiểm tra 6 tháng một 1 lần, bằng cách treo các vật nặng khoảng 250 kg, thử khoảng 5 phút nếu dây không bị sờn, đứt, Móc khóa không bị méo hoặc biến dạng thì đây là dây tốt.
+ Trước khi lao động trên cao cần kiểm dây một lần nữa bằng cách đeo dây vào người rồi buộc vào một vật chắc chắn sau đó chúng ta thử chụm chân,
nghiêng người, ngảngười về phía sau xem dây có bị lỗi gì không.
+ Nên mua các sản phẩm bảo hộ lao động tại các cửa hàng bảo hộ lao
động uy tín, để tránh bị mua phải sản phẩm kém chất lượng, gây thiệt hại đến
hộlao động Unisafe Việt Nam để được tư vấn và mua các sản phẩm bảo hộ lao
động và dây an toàn tại đây.
+ Bảo quản dây an toàn tại nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh những nơi ẩm thấp. Sau khi dùng xong phải cuộn lại gọn gàng, bảo quản cẩn thận. Để sản phẩm được sử dụng với thời gian lâu nhất.
Mũ bảo hộlao động
Việc đội mũ bảo hộ chất lượng cho công nhân trong lúc làm việc, đặc biệt trong những môi trường làm việc mang tính nguy hiểm cao là một điều hết sức quan trọng và cần thiết, và việc đội một chiếc mũ bảo hiểm không đồng nghĩa
với việc bạn được an toàn 100% mà còn phải tùy thuộc vào chất lượng và nhãn hiệu của nhà cung cấp, chọn đúng loại mũ bảo hộlao động thì mới có thể được
đảm bảo an toàn tối đa.
Hình 1.18. Mũ bảo hộlao động
- Tác dụng của từng thành phần trên mũ bảo hộlao động + Tác dụng vỏmũ:
Đây là là một trong những bộ phận chính của thiết bị, nó quyết định giá thành của sản phẩm.
Vành mũ bảo hộ lao động thường có thiết kế các rãnh nhỏ, gỗ để lắp đặt kết hợp với các thiết bị bảo hộkhác như mặt nạ hàn, hay chụp tai chống ồn...
Bên trong của vỏ mũ thường được dùng để ghi các thông số về mặt kỹ
xuất, tác dụng của mũ bảo hộ lao động, bên ngoài thường ghi thương hiệu hoặc in các logo công ty sử dụng mũ.
Và hầu hết các loại mũ bảo hộlao động đều có rãnh nhỏxung quanh ngăn không cho nước chảy hoặc táp vào mặt người lao động khi làm việc dưới trời
mưa.
+ Tác dụng của đai mũ
Chất liệu thường được làm bằng vải sợi tổng hợp loại tốt nhất, đai mũ có
thể có 4 hoặc 6 đai, dễ tháo lắp, tiện cho việc vệ sinh cũng như thay mới trong quá trình sử dụng đảm bảo tác dụng của mũ bảo hộlao động, đai và vỏ mũ cách
nhau một khoảng nhằm tăng khảnăng hấp thụ chấn động khi va đập.
Miếng đệm thấm hút mồ hôi vì phải làm việc thường xuyên toát mồ hôi
trước ảnh hưởng khi làm việc.
+ Tác dụng của quai mũ:Thường được làm từ vải sợi mềm. Quần áo bảo hộlao động
- Tác dụng của quần áo bảo hộlao động
Trong khi đi làm, một người công nhân hay một người nhân viên văn