3.3. Phân loại bảo vệ nối đất.
3.4. Điện trở nối đất và điện trở suất của đất. 3.5. Tính tóan bảo vệ nối đất. 3.5. Tính tóan bảo vệ nối đất.
3.6. Hiện tượng sét
3.7. Các thông số của sét và tác hại của dòng điện sét. 3.8. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp 3.8. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp
3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ nối đất. 3.1.1. Mục đích của việc bảo vệ nối đất
Bảo vệ nối đất 1 một trong những biện phương pháp bảo vệ an tòan cơ
bản được áp dụng từ lâu. Bảo vệ nối đất l nối tất cả các phần kim loại của
thiết bị điện hoặc của các kết cấu kim loại mà có thể xuất hiện điện phòng khi cách điện bị hư hỏng với hệ thống nối đất.
Khi có sự cố chạm vỏ (những phần kim loại của thiết bị trước đây không
mang điện sẽ có điện áp làm việc), khi người chạm vào thiết bị trong trường hợp này có thể bị tai nạn điện. để giảm điện áp trong trường hợp này người ta sử dụng phương pháp bảo vệ nối đất.
Vậy bảo vệ nối đất là để giảm điện áp đối với đất của những bộ phận kim
loại của thiết bị điện đến một trị số an toàn cho người khi chạm vào các bộ phận
này.
Nối đất là sự chủ định nối điện các bộ phận của thiết bị điện với hệ thống nối đất.
Ngoài mục đích đảm bảo an toàn cho người. Ta còn có loại nối đất với mục đích xác định chế độ làm việc của thiết bị điện gọi là nối đất làm việc. Ví
dụ như: nối đất trung tính máy biến áp, máy phát điện, nối đất chống sét.…
Việc nối đất có những mục đích khác nhau, người ta nối chúng lại với
nhau gọi là hệ thống nối đất (trừ những trường riêng biệt như cột thu lôi)
3.1.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ nối đất
Xét mạch điện hình:
Khi vỏ thiết bị chạm dây pha mà có người chạm vào nó thì có điện áp đặt vào người được tính theo biểu thức sau:
) // // ( + // // = 1 2 1 R R R R R R R U U ng d ng d ng [3.1] ) 1 + 1 + 1 ( + 1 = 1 2 R R R R U U ng d ng [3.2]
Vì R1, R2, Rng có trị số lớn hơn nhiều so với Rd nên Ung được tính gần
đúng theo công thức sau: Ung = IdRd(điện trở đất thường từ 4-20) [3.3]
3.2. Phạm vi ứng dụng bảo vệ nối đất. 3.2.1. Thiết bị điện áp dưới 1000V. 3.2.1. Thiết bị điện áp dưới 1000V.
Việc sử dụng bảo vệ nối đất trong các thiết bị điện, có điện áp dưới 1000V do chế độ làm việc ở điểm trung tính quyết định. Bảo vệ nối đất thuận lợi khi điểm trung tính cách ly.
a. Khi mạng điện có trung tính cách điện:
- Khi điện áp so với đất >150V: phải thực hiện nối đất ở tất cả các nơi sản xuất
và các thiết bị đặt ngoài trời. Các bộ phận cần nối đất gồm: vỏ kim loại của tất
cả các máy móc thiết bị, các tủ phân phối, các vỏ kim loại của cáp điện, vỏ hộp
nối cáp, các ống luồn dây điện dây cáp bằng kim loại.
- Khi điện áp so với đất < 150V: việc nối đất chỉ thực hiện cho các trường hợp:
vỏ động cơ điện có liên hệ đến các thiết bị máy móc mà người thường hay vận
hành.
- Không cần thiết nối đất khi: điện áp so với đất <65V các thiết bị đặt trên cao
ngoài tầm với, ở nơi có nền khô, cách điện.
- Nếu việc nối đất khó thực hiện thì có thể tăng độ cách điện của nền và hạn chế
tiếp xúc với các bộ phận thiết bị điện.
b. Khi mạng điện có trung tính nối đất trực tiếp: thì việc bảo vệ nối đất được
thay thế bằng bảo vệ nối dây trung tính.
3.2.2. Thiết bị có điện áp > 1000V.
Việc bảo vệ nối đất phải thực hiện trong tất cả các trường hợp không phân
biệt chế độ làm việc của điểm trung tính hoặc tính chất của nơi làm việc. Việc
thực hiện nối đất phải thực hiện ở.
- Bệ máy và vỏ các máy điện, máy biến áp, máy cắt điện và các khí cụ
khác.
- Bộ phận truyền động của các khí cụ điện.
- Các cuộn dây thứ cấp của các máy biến áp đo lường.
- Khung của tủ phân phối, tủ điều khiển.
- Cơ cấu kim loại của các trạm biến áp ngoài trời….
- Các rào chắn, lưới chắn bằng kim loại, dầm sàn, các bộ phận kim loại
khác mà người thường chạm tới...
3.3. Phân loại bảo vệ nối đất. 3.3.1. Nối đất tự nhiên.
Là sử dụng các vật nối đất tự nhiên có sẵn như: ống nước hay các ống dẫn khác bằng kim loại đặt trong đất (trừ các ống dẫn các chất nhiên liệu lỏng và khí dễ cháy, nổ) các kết cấu kim loại của công trình nhà cửa có nối đất, các vỏ bọc kim loại của cáp đặt trong đất… làm trang thiết bị nối đất.
Khi xây dựng trang bị nối đất cần phải tận dụng các vật nối tự nhiên có sẵn. Điện trở nối đất này được xác định bằng cách đo thực tế tại chỗ hay dựa
3.3.2. Nối đất nhân tạo.
Chỉ sử dụng khi nối đất tự nhiên không đủ đảm bảo điện trở nối đất theo yêu cầu.
Nối đất nhân tạo thường được thực hiện bằng cọc thép, thanh thép dẹp
hình chữ nhật hay hình thép góc, dài 2 - 3 m đóng sâu xuống đất, sao cho đầu
trên của chúng cách mặt đất khoảng 0,5 –0,8 m. Các thanh thép dẹp chiều dài >
4m và tiết diện > 48mm2 cho các trang bị có điện áp đến 1 KV và không nhỏ
hơn 100mm2cho trang thiết bị có điện áp lớn hơn 1KV.
Tùy theo cách bố trí các cọc nối đất mà phân biệt nối đất tập trung hay nối đất mạch vòng.
a. Nối đất tập trung:
Thường dùng nhiều cọc đóng xuống đất và nối với nhau bằng các thanh ngang. Khoảng cách giữa các cọc phải ít nhất bằng chiều dài cọc. Nối đất tập trung thường chọn nơi đất ẩm, điện trở suất thấp, ở xa công trình.
Hình 3.2. Nối đất tập trung
b. Nối đất mạch vòng
Đặt theo chu vi công trình cần bảo vệ (cách mép ngoài từ 1 – 1,5m) khi
Nối đất mạch vòng nên dùng ở các trang thiết bị có điện áp trên 1KV, dòng điện chạm đất lớn.
* Lưu ý:
Các cọc nối đất (thanh nối đất) trước khi đặt xuống đất đều phải đánh sạch gỉ, không sơn. Ở nơi có khả năng ăn mòn kim loại, phải dùng sắt tráng kẽm.
Đường dây nối đất chính đặt ở ngoài nhà phải chôn sâu 0,5 - 0,6m, còn đặt
bên trong phải đặt trong rãnh hoặc nối theo tường, sao cho việc kiểm tra trang thiết bị được thuận tiện.
Mỗi trang thiết bị được nối dây nối đất chính bằng một đường dây nhánh. Cấm mắc nối tiếp các trang thiết bị điện vào dây nối đất chính.
3.4. Điện trở nối đất và điện trở suất của đất. 3.4.1. Điện trở nối đất.
Điện trở nối đất hay điện trở của hệ thống nối đất bao gồm:
Điện trở tản của vật nối đất hay nói chính xác hơn là điện trở tản của môi
trường đất xung quanh điện cực. Đó chính là điện trở của đất đối với dòng điện
đi từ vật nối đất vào đất.
-Điện trở của bản thân cực nối đất (điện cực nối đất).
-Điện trở của dây dẫn nối đất từ các thiết bịđiện đến các vật nối đất. Do nối đất dùng vật liệu kim loại có trị sốđiện dẫn lớn hơn nhiều so với
điện dẫn của đất nên điện trở bản thân của vật nối đất thường được bỏqua. Như
vậy khi nói đến điện trở nối đất, chủ yếu là nói đến điện trở tản của vật nối đất.
Điện trở của đất được xác định bằng công thức:
Rđ= Uđ/Iđ [3.4]
Trong đó: Uđ là điện áp đo được trên vỏ thiết bị có nối đất khi chạm vỏ có
dòng điện đi vào đất là Iđ.
Qua phân tích ở trên ta có điện trở của đất phụ thuộc rất nhiều vào điện
trở củađất đối với dòng điện đi từ vật nối đất vào đất mà điện trở của đất lại phụ
Trị số cho phép của điện trở nối đất:
- Trường hợp tổng quát: Rđ = 10
- Mạng hạ áp 3 pha trung tính cách điện với đất: Rđ = 4
- Mạng hạ áp 3 pha trung tính nối đất: Rđ = 8
a. Các thành phần của một điện cực nối đất.
Hình 3.3. Điện cực nối đất Vị trí của điện trở
- Điện cực nối đất và điểm kết nối
Điện trở của điện cực nối đất và điểm kết nối của nó nhìn chung rất thấp. Các cọc nối đất thường làm bằng vật liệu có điện trở thấp dẫn điện cao chẳng
hạn như thép hoặc đồng.
- Điện trở tiếp xúc của mặt đất xung quanh đếnđiện cực - Điện trở của thành phần quanh đất
Điện cực nối đất được trái đất bao quanh. Trái đất theo khái niệm do các
lớp vỏđồng tâm, có cùng độ dày tạo thành. Những lớp vỏ gần nhất với điện cực nối đất có khu vực nhỏ nhất gây ra mức điện trở lớn nhất. Mỗi lớp vỏ kế tiếp kết hợp với một khu vực lớn hơn gây ra điện trở thấp hơn. Điều này cuối cùng sẽ
dấn đến việc các lớp vỏ bổ sung cung cấp rất ít điện trở xuống đất xung quanh
điện cực nối đất.
Như vậy, dựa vào thông tin này, chúng ta nên tập trung vào các cách làm
giảm thiểu điện trở nối đất khi lắp đặt các hệ thống nối đất. - Dây nối đất
- Điểm kết nối giữa dây nối đất vàđiện cực nối đất - Điện cực nối đất
b. Các yếu tốảnh hưởng đến điện trợ nối đất.
Chiều dài độ sâu của điện cực nối đất
- Một cách rất hiệu quả để giảm điện trở nối đất là chôn điện cực nối đất sâu hơn vào lòng đất. Trở suất của đất không nhất quán và có thể khó dự đoán được. Điều quan trọng khi lắp đặt điện cực nối đất là nó phải ở dưới đường đóng băng. Thực hiện việc này để điện trở đi vào đất sẽ không bị ảnh hưởng lớn bởi
đất xung quanh vùng đóng băng.
- Nhìn chung, gấp đôi chiều dài của điện cực nối đất có thể giảm mức điện
trở thêm 40%. Cũng có những trường hợp khi mà điều kiện vật lý không cho
phép chôn cọc nối đất sâu hơn - những khu vực đá, granite
Trong trường hợp này, có thể thực hiện các biện pháp thay thế bao gồm nối đất bằng xi măng.
Đường kính của điện cực nối đất
- Tăng đường kính của điện cực nối đất ảnh hưởng rất ít đến việc giảm
điện trở. Ví dụ: bạn có thể tăng gấp đôi đường kính của một điện cực nối đất,
nhưng điện trở chỉ giảm khoảng 10%.
Sốlượng điện cực nối đất
Hình 3.4. Sốđiện cực nối đất
- Một cách khác để giảm điện trở nối đất là sử dụng nhiều điện cực nối
đất. Trong bài giảng này, nhiều hơn một điện cực được chôn vào lòng đất và kết nối song song nhằm làm giảm điện trở. Để các điện cực bổ sung phát huy hiệu quả, khoảng cách giữa các cọc bổ sung cần phải ít nhất bằng với độ sâu chôn
cọc. Khoảng cách giữa các điện cực nối đất không thích hợp sẽ làm cho phạm vi
ảnh hưởng của chúng giao nhau và không làm giảm điện trở.
- Để hỗ trợ việc lắp đặt cọc nối đất đáp ứng các nhu cầu điện trở cụ thể
của mình, hãy sử dụng bảng điện trở nối đất dưới đây. Hãy nhớ rằng, bảng này chỉdùng để tham khảo vì đất do các lớp tạo thành và hiếm khi đồng nhất. Do đó,
giá trị điện trở sẽ khác nhau đáng kể
Thiết kế của hệ thống nối đất
- Các hệ thống nối đất đơn giản bao gồm một điện cực nối đất chôn vào
lòng đất. Việc sử dụng một điện cực nối đất là hình thức nối đất phổ biến nhất và có thể thấy ngay bên ngoài nhà hoặc cơ quan làm việc của bạn. Các hệ thống nối đất phức tạp bao gồm nhiều cọc nối đất, kết nối với nhau, các mạng dạng
lưới hoặc lưới ô, bản nối đất và vòng nối đất. Những hệ thống này thường được
lắp đặt ở các trạm phát điện, văn phòng trung tâm hoặc trạm phát sóng di động.
Các mạng nối đất phức tạp làm tăng đáng kể số lượng tiếp xúc với đất xung quanh và làm giảm điện trở nối đất.
Hình 3.5. Một và nhiều cực nối đất
Loại đất
Trở suất của đất RE
Điện trở nối đất
Độ sâu của điện cực nối đất (mét) Dải nối đất (mét) ΩM 3 6 10 5 10 20 Đất rất ẩm, như đầm lầy 30 10 5 3 12 6 3 Đất nông nghiệp, đất mùn và đất sét 100 33 17 10 40 20 10 Đất sét lẫn cát 150 50 25 15 60 30 15 Cát ẩm 300 66 33 20 80 40 20 Bê tông 1:5 400 - - - 160 80 40 Sỏi ẩm 500 160 80 48 200 100 50 Cát khô 1000 330 165 100 400 200 100 Sỏi khô 1000 330 165 100 400 200 100 Đá nhỏ 30.000 1000 500 300 1200 600 300 Đá to 107 - - - -
c. Các phương pháp kiểm tra nối đất.
Đo điện trở suất của đất.
- Để kiểm tra trở suất của đất, hãy kết nối thiết bị kiểm tra nối đất theo hình minh họa dưới đây. Có thể thấy, bốn cọc nối đất được chôn bên trong lòng
đất theo một đường thẳng, cách đều nhau. Khoảng cách giữa các cọc nối đất phải gấp ít nhất 3 lần độ sâu của cọc. Như vậy, nếu độ sâu của mỗi cọc nối đất là một foot (30 centimet), thì hãy đảm bảo rằng khoảng cách giữa các cọc lớn hơn
3 feet (91 centimet). Thiết bị tạo một dòng điện xác định qua hai cọc nối đất bên
ngoài và đo mức sụt điện áp tiềm ẩn giữa hai cọc nối đất bên trong. Theo Định luật Ohm (V = I.R), thiết bị kiểm tra tự động tính toán giá trịđiện trở của đất.
- Do các kết quả đo thường bị các mảnh kim loại dưới đất, mạch nước ngầm, v.v. làm thay đổi và vô hiệu nên việc thực hiện các phép đo bổ sung với trục của cọc nối đất quay 90 độ luôn được khuyến nghị. Bằng việc thay đổi độ
sâu và khoảng cách vài lần, cho phép đo tạo ra có thể xác định một hệ thống
điện trở nối đất phù hợp.
- Các phép đo trở suất của đất thường bị hỏng bởi sự tồn tại của các dòng
số kiểm tra với độ nhiễu tối thiểu, cho phép mình có được số đọc rõ ràng và
chính xác hơn.
- Kết nối thiết bị kiểm tra nối đất như trong hình minh họa. Nhấn START (bắt đầu) và đọc giá trị RE (điện trở). Đây là giá trị thực của điện cực nối đất
được kiểm tra.
Nếu điện cực nối đất này ở vị trí song song hoặc nối tiếp với các cọc nối
đất khác, thì giá trị RE là tổng giá trị của tất cả các điện trở.
Hình 3.7. Cách đo điện trở Cách đặt các cọc nối đất.
Để đạt được độ chính xác cao nhất khi thực hiện kiểm tra điện trở nối đất 3 cực, cần phải đặt đầu dò bên ngoài phạm vi ảnh hưởng của điện cực nối đất
được kiểm tra và cọc nối đất phụ.
Nếu đầu dò không nằm bên ngoài phạm vi ảnh hưởng, thì các khu vực có
hiệu quả của điện trở sẽ chồng lấp và làm vô hiệu bất kỳ phép đo nào mà mình
đang thực hiện. Bảng dưới đây là hướng dẫn để thiết lập chính xác đầu dò (cọc