Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện cđ giao thông vận tải (Trang 166)

a. Kỹ thuật an toàn khi gia công cắt gọt kim loại..

 Những nguyên nhân gây ra tai nạn khi gia công cắt gọt kim loại.

Trong máy công cụ, máy tiện chiếm tỷ lệ cao (40%) vì máy tiện được sử dụng khá phổ biến vì vậy nguyên nhân gây chấn thương đối với máy tiện là do tốc độ cao, phoi ra nhiều và liên tục, phoi ra thành dây dài, quấn và văng ra xung quanh, phoi có nhiệt độ cao, phoi vụn có thể bắn vào người đứng ở phía đối diện người đang gia công.

Khi khoan, mũi khoan lắp không chặt có thể văng ra, bàn gá kẹp phôi không chặt làm cho vật gia công bị văng ra

Khi mài nếu đứng không đúng vị trí, khi đá mài vỡ có thể văng ra ngoài, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân…

Các cơ cấu truyền động trong các máy công cụ nói chung như bánh răng, dây cu roa,... cũng có thể gây ra tai nạn. Áo quần công nhân không đúng cở,

không gọn gàng...có thể bị quấn vào máy và gây nên tai nạn…

 Những biện pháp an toàn khi gia công cắt gọt kim loại. - Biện pháp chung

+ Hướng dẫn cho công nhân cách sử dụng máy thành thạo. Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy. Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng, đeo kính bảo hộ.

+ Trước khi sử dụng máy phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, siết chặt các bu lông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền dẫn động, tra dầu mỡ, trước khi gia công cần chạy thử máy để kiểm tra. Những thiết bị trong khi sản xuất gây rung động lớn phải bố trí xa nơi có mật độ công nhân lớn và nền móng phải có hào chống rung.

+ Các nút điều khiển phải nhạy, làm việc tin cậy. Các bộ phận điều khiển máy phải bố trí vừa tầm tay cho công nhân thuận tiện thao tác, không phải với, không phải cúi.

+ Đối với các máy có dung dịch nước tưới làm mát, xí nghiệp phải cho công nhân sử dụng máy đó biết tính chất, đặc điểm và mức độ độc hại để ngừa trước những nguy hiểm có thể xảy ra.

+ Khi hết ca, công nhân đứng máy phải ngắt nguồn điện, lau chùi máy, thu dọn dụng cụ gọn gàng, bôi trơn những nơi quy định. Việc thu dọn phoi phải dùng các móc, cào, bàn chải, chổi…

+ Cấm không được dùng tay trực tiếp thu dọn phoi. Công nhân làm việc

máy nào thì chỉ được phép lau chùi máy đó vì họ hiểu rõ máy mình đang làm

việc tốt hơn máy khác.

+ Cấm dùng tay không lau chùi máy mà phải dùng giẻ, bàn chải sắt. Các thiết bị làm sạch phôi liệu phải bố trí ở buồng riêng, có thiết bị thông gió và có các thiết bị hút bụi cục bộ ở những nơi sinh bụi. Tất cả các bộ phận truyền động của các máy đều phải che chắn kín, có cửa cài chắc chắn kể cả các khớp nối ma sát, khớp nối trục các đăng.

b. Kỹ thuật an toàn khi gia công nguội-lắp ráp-sửa chữa.

 Những nguyên nhân gây ra tai nạn khi gia công nguội-lắp ráp- sửa chữa. + Do các dụng cụ cầm tay (cưa sắt, dũa, đục…) va chạm vào người lao động hoặc người lao động dùng ẩu các dụng cụ cầm tay (búa long cán, chìa khoá không đúng cỡ, miệng chìa đã biến dạng không còn song song nhau…)

+ Do các máy móc, thiết bị đơn giản (máy ép cỡ nhỏ, máy khoan bàn, đá mài máy...) có kết cấu không đảm bảo bền, thiếu đồng bộ, thiếu các cơ cấu an toàn.

+ Do gá kẹp chi tiết không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, bố trí các bàn nguội không đúng quy cách kỹ thuật.

+ Do động tác và tư thế thao tác không đúng.

+ Do thao tác các máy đột, dập không đúng quy trình, quy phạm về an toàn lao động...

 Những biện pháp an toàn khi gia công nguội-lắp ráp-sửa chữa.

+ Máy móc trang thiết bị trong ngành cơ khí cũng có thể là nguyên nhân

của tai nạn lao động, có thể do:

+ Máy không hoàn chỉnh, thiết kế chưa tính đến những yếu tố kỹ thuật an toàn lao động, như đối với người trực tiếp sử dụng, vận hành.

+ Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo, sai quy cách kỹ thuật, các cơ cấu điều khiển hay cơ cấu an toàn vận hành chưa đáp ứng quy chuẩn an toàn lao động, ...

+ Vị trí lắp đặt, khai thác sử dụng máy không phù hợp, chưa tính đến hoặc không đảm bảo những yếu tố vệsinh môi trường lao động công nghiệp.

+ Chế độ công nghệ, quy trình vận hành máy chưa được thiết kế và thực hiện phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳ theo đặc điểm an toàn ngành nghề ...

+ Do đó, những biện pháp an toàn trong cơ khí phải được quán xuyến ngay từ khâu:

+ Tính toán thiết kế máy móc, công cụ và trang thiết bị công nghệ đi kèm. + Tính toán thiết kế công nghệ thiết bị và công nghệ gia công sản phẩm phù hợp các quy chuẩn an toàn lao động, tuỳtheo đặc điểm an toàn ngành nghề. Tuyển dụng, đào tạo huấn luyện nghề cho người lao động phải đáp ứng cả những yêu cầu am hiểu kỹ thuật an toàn máy công cụ và an toàn ngành nghề tương ứng.

4.1.7. An toàn trong một số loại máy trong lĩnh vực cơ khí.

a. Kỹ thuật an toàn khi hàn

+ Khi hàn điện có thể bị điện giật. Hồ quang hàn bức xạ rất mạnh dễ làm bỏng da, làm đau mắt. Khi hàn kim loại lỏng bắn toé dể gây bỏng da thợ hàn và những người xung quanh

+ Ngọn lửa hàn có thể gây cháy, nổ. Khi que hàn cháy sinh nhiều khí độc hại và bụi như CO2, bụi si líc, bụi măng gan, bụi ôxit kẽm,... rất có hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ của công nhân.

+ Khi hàn ở các vị trí khó khăn như: hàn trong ống, những nơi chật chội, nhiều bụi, gần nơi ẩm thấp hoặc hàn trên cao đều là những nguy cơ gây tai nạn…

Khi hàn hơi dễ nổ bình hoặc sinh ra hoả hoạn…

 Những biện pháp an toàn khi hàn.

– Thợ hàn khi di chuyển máy hàn điện trong mọi trường hợp đều phải ngắt kết nối dây điện từ các nguồn cung cấp năng lượng.

– Các máy hàn chỉđược làm vệ sinh trong quá trình kiểm tra định kỳ, theo quy định của nhà sản xuất máy hàn.

– Thợ hàn làm việc tại các bãi trống phải bảo vệ máy hàn chống lại ảnh hưởng của khí quyển, chủ yếu là mưa.

– Vị trí đểđặt máy hàn khi không sử dụng phải khô và ít bụi.

– Thiết bị hàn được cất giữ liên tục sáu tháng, trước khi đưa vào tiếp tục sử dụng phải được kiểm tra bởi kỹ thuật viên bảo trì điện.

– Thợ hàn trước khi đưa máy hàn vào sử dụng còn phải kiểm tra việc đấu dây hàn càng gần vị trí hàn càng tốt.

– Máy hàn điện khi sử dụng hoặc cất giữ trong môi trường bụi bặm hoặc ẩm ướt phải được kiểm tra mỗi tháng một lần.

– Ngắt kết nối thiết bị hàn điện khi di chuyển được thực hiện bằng cách tắt công tắc chính.

– Thợ hàn chỉ có thể sử dụng máy hàn theo đúng chỉ định của nhà sản xuất đối với phương pháp sử dụng định trước, phù hợp với quy định về an toàn đã được chính thức phê duyệt và duy trì theo quy định.

– Khi công việc bị gián đoạn tạm thời, thợ hàn phải tắt nguồn máy hàn hoặc có biện pháp phòng chống việc sử dụng trái phép.

– Khi thợ hàn nhận thấy máy hàn đe dọa đến sức khỏe hoặc sự sống của người lao động, thiết bị phải được ngừng hoạt động và có biện pháp đảm bảo chống lại việc sử dụng.

– Bảo trì máy hàn được thực hiện bởi thợ chuyên nghiệp trong điều kiện cho phép theo hướng dẫn bảo trì, vận hành và sửa chữa.

– Sửa chữa máy hàn được thực hiện bởi thợ chuyên nghiệp trong điều kiện cho phép theo hướng dẫn bảo trì, vận hành và sửa chữa.

– Làm vệ sinh máy hàn được thực hiện bởi người thợtheo hướng dẫn bảo trì, vận hành và sửa chữa, thường là trong quá trình kiểm tra định kỳ.

– Thợ hàn trong quá trình làm việc tại vị trí hàn phải tắt máy hàn khi nối dây hàn với thiết bịđầu cuối.

– Thợ hàn phải thực hiện các biện pháp đề phòng việc mở nguồn máy hàn do những người lạ khi xử lý các thiết bịđầu cuối của máy hàn.

– Khi hàn ở những vị trí tương ứng có sử dụng nhiều máy hàn điện, đối với mỗi máy hàn phải có một nguồn riêng, việc điều khiển, cáp nối và dây hàn phải được phân biệt rõ ràng.

– Khi hàn bằng dòng điện một chiều trên một vật hàn có sử dụng nhiều máy hàn, thiết bị hàn phải có sự phân cực tương tựđối với các vật hàn.

– Nhiều nguồn điện hàn với cường độ dòng điện khác nhau không được

phép kết nối với một vật hàn để giữa hai máy hàn không xảy ra tổng điện áp nguy hiểm lớn hơn giá trịđiện áp của nguồn với điện thế không tải lớn nhất.

– Khi nối đồng thời máy hàn sử dụng nguồn điện một chiều và máy hàn sử dụng nguồn điện xoay chiều với một kìm hàn, có thể hàn riêng bằng cách chỉ

sử dụng một nguồn điện và các nguồn khác được tắt hoặc ngắt kết nối từ kìm hàn.

– Thợ hàn phải đảm bảo tắt máy hàn hoặc ngắt kết nối với nguồn điện khi rời khỏi vị trí làm việc.

– Thiết bịđể hàn điện chỉ được kết nối với ổ cắm chỉ định hoặc bởi người vận hành thẩm tra.

– Thợ hàn có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra để mạch điện không được kết nối với các dây hàn trước khi cắm phích cắm vào ổđiện.

– Thợ hàn có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra máy hàn điện đã được tắt trước khi cắm phích cắm vào ổđiện.

– Thợ hàn có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra việc siết chặt các đầu dây của thiết bị đầu cuối trước khi cắm phích cắm vào ổđiện.

– Thợ hàn có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra để mạch điện không được kết nối trực tiếp với vỏ máy hàn trước khi cắm phích cắm vào ổđiện.

– Thợ hàn phải kiểm tra sự cách điện của kìm hàn trước khi đưa vào sử dụng.

– Kìm hàn quá nóng không khi nào được làm nguội bằng cách ngâm vào nước.

– Thợ hàn tại vị trí hàn chỉ có thể thay que hàn ở kìm hàn khi vẫn sử dụng găng tay hàn khô và không bịhư hỏng.

– Thợ hàn phải để kìm hàn trên tấm cách điện hoặc trên giá cách điện. b. Kỹ thuật an toàn máy khoan.

Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy. + Do tiếp xúc các cơ cấu truyền động của máy + Do tiếp xúc phần quay của mũi khoan.

+ Do mảnh vụn của vật gia công văng ra.

+ Bụi của các phôi gang nguy hại đến cơ thể. Yêu cầu an toàn đối với máy.

+ Bao che các bộ phận truyền động + Có cơ cấu thay đổi tốc độ an toàn + Có thiết bị gá, kẹp vật

Quy tắc vận hành an toàn

+ Trước khi làm việc cần kiểm tra mũi khoan xem đã được lắp cố định chưa.

+ Không đeo găng tay khi làm việc

+ Sau khi để mũi khoan quay cố định bàn làm việc

+ Trong khi khoan không dùng miệng thổi hoặc tay gạt phoi

+ Khi muốn khoan lỗ to, nên khoan lỗ nhỏ trước rồi mới khoan rộng thêm + Khi khoan tấm mỏng cần lót thêm tấm gỗ ở dưới

+ Cần tiếp mát trước khi thao tác điện

+ Khi khoan các chi tiết nhỏ cần sử dụng e tô kẹp không dùng tay để giữ

+ Khi khoan phoi gang phải mang khẩu trang

c. Máy mài

 Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy

+ Do tiếp xúc phần lưỡi của đá mài khi máy quay + Do các mảnh vụn văng ra khi lưỡi mài bị vỡ + Do các mảnh vụn vật gia công văng ra  Yêu cầu an toàn đối với máy

+ Trước khi vận hành máy gắn thiết bị che đá mài phù hợp với chủng loại máy đồng thời có đủ sức chịu đựng khi đá mài bị vỡ

+ Khi sử dụng máy mài có hiện tượng bất thường cần liên hệ bộ phận hỗ trợ kỹ thuật để kiểm tra và hướng dẫn.

+ Đề phòng tai nạn do vỡ đá mài do quá trình vận hành máy, mảnh vỡ của đá mài có thể văng ra gây sát thương cho công nhân

+ Đề phòng tai nạn do vụn kim loại và hạt của đá mài cần phải tuân thủ và lưu tâm những yếu tố sau:vị trí đặt máy, chọn đá, lắp đá, bệ tỳ và khe hở giữa đá và bệ tỳ, tư thế đứng mài.

+ Điện áp chiếu sáng cục bộ phải đảm bảo nhỏ hơn 36 Vôn.

+ Máy phải đặt ở nơi ít người qua lại, xa các vật dễ cháy do trong quá trình hoạt động có thể bắn ra những tia lửa dễ bắt cháy.

+ Phần hở của đá quay vào tường; Phải chọn đá mài hợp lý.

+ Trước khi mài phải kiểm tra lại các thiết bị che chắn đá mài và các bộ phận của máy dễ gây ra tai nạn; kiểm tra sự cân đối của đa và việc kẹp chặt đá. + Để máy mài chạy ổn định từ 3-5s mới tiến hành mài; Khi mài phải đưa chi tiết vào từ từ, không ấn mạnh, đưa đều tay, đối với chi tiết lớn không dùng đá nhỏ để mài, không mài ở 2 mặt trụ của đá.

+ Công nhân phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ như kính, khẩu trang v.v…và không đứng đối diện với đá khi mài để đảm bảo độ an toàn cho người lao động không bị bụi hoặc phôi nguyên liệu bay ra.

d. Kỹ thuật an toàn nguội  An toàn khi cưa.

–Cưa phải có cán. Mạch cưa phải gần ê-tô. Không cưa hấp tấp - Lưỡi cưa phải bắt chắc chắn và không bị vặn.

- Đứng cưa ở tư thế thoải mái, một chân đặt trước, một chân đặt sau và tạo với nhau một góc từ 600 – 750.

- Khi cưa gần đứt phải dừng lại dùng tay hay bao tay bẻ phôi, không nên cưa đứt hẳn, vì phoi rơi vào chân và ta mất đà té.

 An toàn khi đục.

- Khi nguội thường dùng đục bằng và đục nhọn

- Không để lưỡi đục hướng về phía có người. Nếu hai người đứng đục đối diện ở hai cạnh bàn thì giữa bàn phải có lối chắn phôi, lưới cao tối thiểu là 500mm.

- Khi đục kim loại giòn không lên kết thúc đưòng đục ở cuối phôi vì dễ vỡ phôi.

- Khi đục phải nhìn vào lưới đục, không được chỉ lo nhìn vào đầu cán đục. - Lưới đục phải được tôi vừa cứng vừa dẽo.

- Dụng cụ đục đột: Phải có chiều dài tối thiểu min.150[mm].

- Các dụng cụ có chuôi phải có đai chống lỏng sút và chống nứt cán. - Đầu đánh búa phải thẳng, không bị vát, bị nghiêng, bị nứt.

 An toàn khi dũa. - Dũa phải có cán.

- Cán dũa đặt giữa lòng bàn tay. - Không dũa hấp tấp.

- Đứng dũa ở tư thế thoải mái hai chân tạo thành góc từ 600 – 750. - Không dùng dũa và đồng, nhôm nếu không cần thiết

- Nếu dũa dính đồng nhôm phải dùng bàn chải sắt chải. - Không để dũa dính dầu mở.

- Dũa cứng không giòn nên không được làm rơi xuống nền nhà nhất là nền ximăng dễ gãy.

- Bàn nguội phải phù hợp kích thước quy định: Khi làm việc 1 phía: tối thiểu 750mm; Khi làm việc 2 phía: tối thiểu 1300mm; Chiều cao: 850–950mm;

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện cđ giao thông vận tải (Trang 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)