Các dạng tai nạn điện

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện cđ giao thông vận tải (Trang 74)

a. Điện giật

Do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với các phần tử dẫn điện có điện áp.

Tiếp xúc trực tiếp: Khi cơ thể người tiếp xúc trực tiếp với các vật có điện áp hoặc các vật bị hỏng cách điện.

Tiếp xúc gián tiếp: khi cơ thể người tiếp xúc với 2 điểm có điện áp khác nhau sẽ có dòng điện đi qua người gây ra tai nạn điện giật. Đây là tai nạn điện phổ biến.

Hình 2.4. Điện giật tiếp xúc gián tiếp b. Đốt cháy điện do hồ quang.

Khi người đến gần vật mang điện áp cao tuy chưa chạm phải, nhưng điện áp cao sinh ra hồ quang điện mà dòng điện qua hồ quang chạy qua người khá lớn đưa đến nạn nhân có thể bị chấn thương hoặc chết do hồ quang đốt cháy da thịt. Tai nạn này ít xảy ra vì đối với điện áp cao luôn có biển báo và hàng rào an toàn bảo vệ.

c. Hoả hoạn, cháy nổ.

Do điều kiện vận hành, dòng điện đi qua dây dẫn quá giới hạn cho phép gây nên sự đốt nóng, do hồ quang điện sinh ra gây nên hoả hoạn.

Do hợp chất ở gần các dây dẫn điện có dòng điện quá lớn, nhiệt độ dây dẫn vượt quá giới hạn cho phép sinh ra sự nổ.

Xảy ra ở môi trường dễ cháy nổ (bụi bặm, hơi hoá chất, khí dễ cháy) khi có sự cố điện. Tai nạn này gây thiệt hại cả về con người lẫn cơ sở vật chất.

2.1.3.Những yếu tốảnh hƣởng đến tai nạn điện.

Tai nạn điện gây ra cho con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong có thể kểđến các yếu tố sau:

Đây là yếu tố quan trọng nhất, mối nguy hiểm cho người là do giá trị dòng điện qua người quyết định.

Với tần số 50 – 60 Hz, giá trị dòng điện xoay chiều an toàn cho người phải nhỏhơn 10mA.

Đối với dòng điện một chiều thì trị số này phải nhỏhơn 50 mA.

Dòng điện là nhân tố vật lý trực tiếp gây ra tổn thương khi bị điện giật. Điện trở của thân người, điện áp đặt vào thân người chỉlà để biến đổi trị số dòng điện mà thôi.

Khi phân tích về tai nạn do dòng điện giật không nên nhìn đơn thuần theo trị số dòng điện mà phải xét đến môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn và phản xạ của cơ thể nạn nhân.

Dòng điện [mA]

TÁC HẠI DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CƠ THỂ NGƢỜI

Dòng điện xoay chiều Dòng điện một chiều

0.6÷1.5 Bắt đầu thấy tê ngón tay Không có cảm giác

2÷3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác

6÷7 Bắp thịt co lại và rung Đau như kim đâm và thấy nóng

8÷10 Tay khó rời vật mang điện

nhưng có thể rời được, ngón tay, khớp tay, bàn tay cảm thấy đau

Nóng tăng lên rất mạnh

20÷25 Tay không rời được vật mang

điện, đau tăng lên, khó thở

Nóng tăng lên và có hiện tượng co quắp

50÷80 Hô hấp tê liệt, tim đập mạnh Rất nóng, các bắp thịt co quắp,

khó thở

90÷100 Hô hấp tê liệt, kéo dài 3 giây

thì tim ngường đập

b. Thời gian bị điện giật.

- Thời gian điện giật có ảnh hưởng lớn đến tình trạng nguy hiểm của điện giật và khác nhau đối với tình trạng sức khoẻ của người.

- Thời gian bị điện giật phải nhỏ hơn 0,1 – 0,2 giây thì không gây nguy hiểm.

- Thời gian càng tăng do ảnh hưởng phát nóng, lớp sừng trên da bị chọc thủng điện trở của người giảm xuống nhanh, dòng điện sẽ tăng vọt và càng nguy hiểm hơn.

- Khi dòng điện tác động trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kỳ co dãn của tim kéo dài độ một giây. Trong chu kỳ có khoảng 0,4 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và dãn). Nếu bịđiện giật vào lúc tim nghỉ làm việc thì có thể xảy ra tai nạn chết người. c. Điện trở của cơ thểcon người.

- Khi người chạm vào hai cực của nguồn điện hay 2 điểm của một mạch điện, cơ thể người trở thành một bộ phận của mạch điện. Điện trở của người là trị sốđiện trởđo được giữa 2 điện cực đặt trên cơ thểngười.

- Có thểchia điện trởngười thành 3 phần: điện trở lớp da ở 2 chỗđiện cực đặt lên và điện trởbên trong cơ thể.

- Thân thể người gồm da, thịt, xương, thần kinh, máu…. tạo thành. Lớp da có điện trở lớn nhất mà điện trở của da lại do điện trở của lớp sừng trên da quyết định. Điện trở của người là một đại lượng rất không ổn định và không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể từng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương…

- Điện trở của người có thể thay đổi từ 600 đến vài trăm K. Điện trở người không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng của lớp sừng da, diện tích và áp suất, cường độ và loại dòng điện đi qua người, thời gian tiếp xúc, tần sốdòng điện và trạng thái bệnh lý của mỗi người.

* Ví dụ: Điện trở người luôn thay đổi trong một giới hạn rất lớn. Khi da ẩm hay do tiếp xúc trực tiếp với nước bên ngoài hoặc do mồ hôi thoát ra đều làm điện trở giảm xuống.

Thí nghiệm cho thấy:

- Với dòng điện 0,1mA điện trở người Rng = 500.000 - Với dòng điện 10 mA điện trở người Rng = 8.000

Do đó điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện. Điều này có thể giải thích vì da bịđốt nóng và có sự thay đổi vềđiện phân.

d. Đường đi của dòng điện giật.

Để đánh giá mức độ nguy hiểm của dòng điện qua người, người ta thường đo có bao nhiêu phần trăm của dòng điện tổng qua cơ quan hô hấp và tim. Đây là tác dụng nguy hiểm nhất làm tê liệt tuần hoàn dẫn đến chết người.

Theo các thí nghiệm đã cho cho các kết quả như sau:

- Dòng điện đi từ chân sang chân sẽ có 0,4% của dòng điện tổng đi qua tim: ít nguy hiểm.

- Dòng điện đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% của dòng điện tổng đi qua tim. - Dòng điện đi từ tay trái sang chân sẽ có 3,7% của dòng điện tổng đi qua tim

- Dòng điện đi từ tay phải sang chân sẽ có 6,7% của dòng điện tổng đi qua tim: nguy hiểm nhất.

e. Tần sốdòng điện.

Dòng điện một chiều được coi là ít nguy hiểm hơn dòng điện xoay chiều và đặc biệt là dòng điện xoay chiều có tần số công nghiệp từ 50  60 Hz. Điều này có thể cho thấy dòng điện công nghiệp sẽ tạo nên sự rối loạn mà con người khó có thể tự giải phóng dưới tác dụng của dòng điện dù dòng điện này có trị số bé.

Tần số càng cao càng ít nguy hiểm. Tần số trên 500KHz không giật vì tác động quá nhanh hơn thời gian cảm ứng của các cơ, tuy nhiên có thể gây phỏng tại nơi tiếp xúc.

f. Môi trường xung quanh.

Nhiệt độvà độẩm ảnh hưởng đến điện trở của người và các vật cách điện nên cũng làm thay đổi dòng điện đi qua người.

Khi độ ẩm của môi trường xung quanh càng tăng sẽ tăng mức độ nguy hiểm. Độ ẩm càng lớn thì độ dẫn điện của lớp da sẽ tăng lên tức là điện trở người càng thấp. Bên cạnh độ ẩm thì mồ hôi, các chất hoá học khác sẽ làm tăng độ dẫn điện của da, làm giảm điện trở người.

g. Điện áp cho phép.

Trong thực tế đòi hỏi qui định các giá trị điện áp mà người có thể chịu đựng được. Vì việc bảo vệ an toàn xuất phát từ một điện áp dễ hình dung hơn giá trịdòng điện qua người.

Giá trị điện áp cho phép mà người ta có thể chịu được: được qui định tùy thuộc môi trường làm việc cụ thể, công suất nguồn, khả năng được đảm bảo an toàn của bản thân, trang thiết bịvà phương tiện bảo hộ.

Thông thường người ta qui định 3 loại điện áp lớn nhất cho phép: - Điện áp cho phép của các dụng cụ cầm tay, đèn điện.

- Điện áp tiếp xúc và điện áp bước. - Điện áp cảm ứng cho phép

2.2. Các tiêu chuẩn vềan toàn điện.

Mã số Tên tiêu chuẩn

TCVN 2295 -78 Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ

và của trạm biến áp trọn bộ– Yêu cầu an toàn

TCVN 2329-78 Vật liệu cách điện rắn

Phương pháp thử, Điều kiện tiêu chuẩn của môi trường xung quanh và việc chuẩn bị mẫu

TCVN 2330 – 78 Vật liệu cách điện rắn

xoay chiều tần số công nghiệp

TCVN 2572 – 78 Biển báo về an toàn điện

TCVN 3144 – 79 Sản phẩm kỹ thuật điện

Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 3145-79 Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V

– Yêu cầu an toàn

TCVN 3259 – 1992 Máy biến áp và cuộn kháng điện lưc – Yêu cầu

an toàn

TCVN 3620-1992 Máy điện quay – Yêu cầu an toàn

TCVN 3623 – 81 Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V –

Yêu cầu kỹ thuật chung

TCVN 3718-82 Trường điện tần số Ra-đi-ô

Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 4086-85 An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung

TCVN 4114-85 Thiết bị kỹ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V

Yêu cầu an toàn

TCVN 4115 – 85 Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy

và dụng cụđiện di động có điện áp đến 1000 V – Yêu cầu kỹ thuật chung

TCVN 4163-85 Máy điện cầm tay – Yêu cầu an toàn

TCVN 4726 – 89 Kỹ thuật an toàn Máy cắt kim loại

TCVN 5180-

90(STBEV 1727-86)

Pa lăng điện – Yêu cầu chung về an toàn

TCVN 5334-1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu

Qui phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt

TCVN 5556 – 1991 Thiết bị hạ áp

Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật TCVN 5699-1:1998

IEC 335-1:1991

An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bịđiện tương tự

TCVN 5717 – 1993 Van chống sét

TCVN 6395-1998 Thang máy điện

Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt

TCXD 46: 1984 Chống sét cho các công trình xây dựng

Tiêu chuẩn thiết kế, thi công.

2.3. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.

2.3.1. Đối với mạng điện hạ áp.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện ở mạng điện này là do người chạm vào: - Dây dẫn không được bọc cách điện.

- Chỗ hở của lớp bọc cách điện bị rạn nứt - Hiện tượng “chạm vỏ”

- Cầu dao, công tắc, ổ cắm bị hư hỏng, không có nắp che chắn.

2.3.2. Đối với mạng điện áp cao.

Khi khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người và mạng điện áp cao không đảm bảo sẽ xuất hiện sự phóng điện qua không khí đến cơ thể con người tạo hồ quang điện, gây ra sự đốt cháy cơ thể con người.

2.3.3. Điện áp bƣớc.

Khi dây dẫn mang điện bị đứt và rơi xuống đất, sẽ có một dòng điện đi từ dây dẫn vào đất. Tại mỗi điểm của đất sẽ có một điện thế, nơi càng gần điểm chạm đất có điện thế càng cao. Khi người đứng trong khu vực này, giữa 2 chân người tiếp xúc với đất sẽ xuất hiện một điện áp gọi là điện áp bước và có dòng điện chạy từ chân này sang chân kia gây nên tai nạn điện giật.

2.3.4. Không chấp hành qui tắc an toàn điện

- Tự ý trèo lên cột điện câu mắc, sửa chữa. - Không cắt cầu dao khi sửa chữa điện.

- Sử dụng thiết bị, khí cụ, dây dẫn không đúng qui cách, không đảm bảo chất lượng, gây chạm chập, cháy, nổ.

- Sử dụng điện bừa bãi, không đúng mục đích (chích các, làm hàng rào…)

Hình 2.5. Treo lên cột điện sửa chữa.

2.3.5. Các nguyên nhân khác.

- Do sự bất cẩn

- Do sự thiếu hiểu biết của người lao động - Do sử dụng thiết bịđiện không an toàn - Do quá trình tổ chức thi công và thiết kế - Do môi trường làm việc không an toàn

- Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

Hình 2.6. Sửa điện không cắt nguồn và rò điện ra vỏ

- Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hởcách điện.

Hình 2.7. Người sử dụng chạm trực tiếp vào dây dẫn trần

2.4. Phƣơng pháp cấp cứu cho nạn nhân bịđiện giật.

2.4.1. Đặt vấn đề về cấp cứu ngƣời điện giật.

Tai nạn điện thường làm rối loạn nhịp đập của tim gây nên hiện tượng chết lâm sàng, nên nếu cứu chữa kịp thời thì 90% nạn nhân sẽ bình phục.

Vì vậy, khi thấy người bị tai nạn điện, bất kỳ người nào cũng phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để cứu người bị nạn.

Để cứu người có kết quả ta phải: hành động nhanh chóng, kịp thời và phải có phương pháp.

Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc rất nhiều vào thời gian dòng điện chạy qua cơ thể nạn nhân, vì vậy việc cứu chữa phải được tiến hành khẩn trương và thận trọng.

Tỷ lệ nạn nhân cứu sống phụ thuộc vào thời gian sơ cứu theo số liệu thống kê sau

Thời gian (phút) 1 2 3 4 5 6

Tỷ lệ cứu sống 98 90 70 50 25 10

Số liệu ở bảng trên cho thấy thời gian sơ cứu có ý nghĩa sống còn đối với các nạn nhân.

Để có thể tiến hành sơ cứu có hiệu quả, trước hết cần phải luôn ở trạng thái sẵn sàng. Tất cả mọi người, không trừ một ai đều phải nắm vững các thao thác sơ cứu cơ bản.

Nơi làm việc phải có đầy đủ dụng cụ, phương tiện cứu chữa, tủ thuốc và các phương tiện khác như bảng biểu, tranh ảnh, áp phích…về vấn đềsơ cứu nạn nhân.

2.4.2. Phƣơng pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện.

Người bị điện giật thường bị tê liệt không tự dứt ra khỏi lưới điện, do đó, việc đầu tiên là phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi lưới điện.

Người cứu phải thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn cho bản thân tránh việc tiếp xúc vào lưới điện sẽ trở thành nạn nhân thứ 2

a. Trường hợp cắt được mạch điện

Phương pháp tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng cách cắt cầu dao, CB, rút dây khải ổ cắm … nơi gần nạn nhân nhất.

Cần lưu ý:

- Nguồn dự phòng khi cắt điện vào ban đêm.

- Nếu nạn nhân ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ nạn nhân rơi xuống.

Đối với mạng hạ áp (220/380V). Người cứu chữa phải có biện pháp an toàn cá nhân thật tốt như đi dép cao su hoặc đi ủng cách điện, mang găng tay cách điện… Dùng tay đeo găng cao su kéo nạn nhân ra khỏi lưới điện, hoặc dùng cây khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, hoặc túm áo quần (khô) của nạn nhân kéo ra. Ngoài ra cũng có thể dùng búa rìu cán bằng gỗ để chặt đứt dây điện.

Đối với mạng cao áp (thường ít xảy ra) tốt nhất thông tin cho điện lực gần nhất để cắt điện. Người cứu phải được trang bị đầu đủ găng tay, ủng cách điện … như đối với mạng hạ áp.

c. Các thao tác tách khỏi nguồn điện.

Thao tác đầu tiên để cứu nạn nhân là giải phóng họ ra khỏi mạng điện.

- Người cứu chữa phải tách nạn nhân bằng các vật dụng cách điện, không được chạm trực tiếp vào nạn nhân. Nếu nạn nhân ở trên cao thì phải có biện pháp đỡ.

- Trường hợp tối phải có nguồn sáng dự phòng Giải phóng nạn nhân khỏi mạng điện áp

Trường hợp có thể cắt mạch điện bằng các thiết bịđiều khiển đóng cắt:

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện cđ giao thông vận tải (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)