a. Chống sét trực tiếp theo phương pháp cổ điển.
Năm 1753 Benjamin Franklin là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra
hệ thống chống sét. Hệ thống chống sét này rất đơn giản: dùng những thanh kim
loạilàm kim thu sét, kim thu sét này được đặt trên đỉnh các cột đỡ bằng gỗ, kim
loại hay bê tông, đặt nhô cao lên khỏi công trình. Dùng dây dẫn bằng kim loại nối các kim thu sét này với nhau và nối xuống hệ thống tiếp địa cũng làm bằng kim loại chôn trong đất.
Hình 3.19. Chống sét trực tiếp
Khi có dòng sét xảy ra, kim thu sét và dây dẫn truyền dòng điện sét xuống hệ thống tiếp địa. Dòng điện sét sẽ được giải toả tiêu tán vào trong đất. Đảm bảo
an toàn cho công trình. Hàng trăm năm nay đã và đang áp dụng phương pháp
chống sét này.
Các bộ phận cơ bản của 1 hệ thống chống sét bao gồm:
- Bộ phận kim thu sét (kim thu sét)
- Bộ phận dây xuống
- Các loại mối nối
- Điểm kiểm tra, đo đạc
- Bộ phận dây dẫn nối đất
- Bộ phận cực nối đất (các cọc tiếp địa)
Chống séttheo phương pháp Franklin (thường được gọi là phương pháp
Nhược điểm là phạm vi bảo vệ hẹp, độ tin cậy không cao, sẽ phải tính toán sử dụng rất nhiều kim, khối lượng dây dẫn liên kết các kim dẫn xuống đất nhiều ảnh hưởng đến mỹ quan và kiến trúc công trình, các loại kim này thường bị rỉ sét, đứt gãy, tuổi thọ của hẹ thống thấp.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, con người đã nghiên cứu, chế tạo ra nhiều thiết bị và phương pháp chống sét ưu việt hơn.
b. Chống sét trực tiếp theo nguyên lý điện từ phát xạ sớm
Giải pháp chống sét theo nguyên lý điện từ phát xạ sớm được các chuyên
gia nghiên cứu chống sét hàng đầu thế giới đề xuất vào năm 1967 dựa trên cơ sở
chống sét cổ điển của Benjamin Franklin, bổ sung thêm đầu thu sét phát xạ sớm, nhằm kéo dài khoảng cách đón dòng điện sét làm cho phạm vi bảo vệ của kim thu sét được mở rộng hơn.
Nguyên lý cấu tạo của đầu thu sét phát xạ sớm chủ yếu nhằm làm giảm
hiệu ứng hiện tượng phóng tia lửa hay tiếp đất để tăng cường độ điện trường tại
đầu kim thu, tạo điều kiện tối ưu để tập trung năng lượng kích phát dòng tiên
đạo từ đầu kim hướngvề đám mây dông để đón bắt dòng tiên đạo của sét từ đám
mây dông đánh xuống. Phương pháp này có nhiều nổi trội:
- Độ tin cậy cao.
- Vùng bán kính bảo vệ rộng.
- Đẹp, mĩ quan.
- Tuổi thọ bền lâu.
Đây là phương pháp chống sét được các nước tiên tiến áp dụng. Ở Việt Nam, những năm gần đây đa số các nhà máy, công trình và nhiều nhà dân cũng áp dụng phương pháp này.
c. Chống sét trực tiếp theo công nghệ phân tán tích điện.
Hệ thống phân tán điện tích (Hệ thống năng lượng sét) nhằm ngăn ngừa
sự hình thành tia sét. Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý phóng điện điểm dựa trên hiện tượng với hàng ngàn điểm nhọn bằng kim loại tạo ra ion bên trên hệ thống và ngăn ngừa sự hình thành tiên đạo sét.
Khác với hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực FranKlin hay
điện cực phát tia tiên đạo sớm, hệ thống này thực hiện bằng cách liên tục giảm
chênh lệch hiệu điện thế giữa mặt đất và đám mây dông tích điện xuống dưới mức khả năng xuất hiện tiên đạo sét, do đó không xảy ra sét.
d. Cách sơ cứu nạn nhân khi bịsét đánh.
Đốivớitrường hợp nạn nhân còn tỉnh táo
Đầu tiên, hãy kiểm tra các vị trí quan trọng như đầu, cột sống cổ, sống lưng. Xem xét mức độ bỏng, sau đó thực hiện vệ sinh, băng bó vết thương cho nạn nhân rồi nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Trường hợpnạn nhân hôn mê
Hình 3.21. Cách sơ cứu đúng cách cho người bị sét đánh
- Đối với nạn nhân bị hôn mê do sét đánh, người cấp cứu cần kiểm tra
xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân, lồng ngực hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
Nếu bệnh nhân ngừng hô hấp, ngay lập tức tiến hành hồi sức tim phổi bằng cách:
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa rồi tiến hành hồi sức hô hấp nhân tạo:Một tay
bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng
nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.
+ Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới
8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 –30 lần.
+ Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai
vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực. Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa
hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4-5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng
1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.
+ Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng
100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép
tim đến 120 lần/phút.
+ Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với
thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.
+ Cần kiểm tra các dấu hiệu gãy xương và cố định chắc chắn trước khi di chuyển nạn nhân. Lưu ý, không được di dời nạn nhân bị gãy cột sống khi chưa được phép của đội ngũ y tế chuyên môn
+ Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hy vọng cứu sống được nạn nhân. Không được chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế mà chưa sơ cứu.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Hãy nêu mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ nối đất ?. Câu 2. Phạm vi ứng dụng bảo vệ nối đất ?.
Câu 3. Trình bày phân lọai bảo vệ nối đất ?.
Câu 4. Hãy phân tích điện trở nối đất và điện trở suất của đất ?.
Câu 5. Trình bày cách tính toán bảo vệ nối đất và các bước tính toán nối đất ?. Câu 6. Nêu hiện tượng sét trong tự nhiên ?
Câu 7. Hãy nêu và phân tích các thông số của sét và tác hại của dòng điện sét ?.
Câu 8. Mục đích của việc bảo vệ nối đất là để ?
a. Đảm bảo khi tiếp xúc gián tiếp với vật mang điện.
b. Đảm bảo khi tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện
c. Tạo độ dẫn điện lớn giữa người và đất .
d. Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 9. Phạm vi dùng hệ thống bảo vệ nối đất khi
a. Nhà có nền đất cao và có điện áp nhỏ hơn 65 V.
b. Các thiết bị ngoài trời và có điện áp nhỏ hơn 150 V.
c. Các thiết bị cầm tay và có điện áp nhỏ hơn 150 V.
d. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 10. Trị số dòng điện sét thường dùng để tính toán hệ thống chống sét vào
khoảng ?
a. 100 – 300 KA b. 100 – 200 KA c. 50 – 100 KA d. 10 – 50 KA
Câu 11. Phạm vi bảo vệ của một cột thu sét là miền giới hạn của
a. Hình khối hộp chữ nhật có chiều rộng bx
b. Hình khối trụ tròn xoay và các đường sinh gãy khúc.
c. Hình chóp tròn xoay và các đường sinh gãy khúc.
Chương 4
KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN, THIẾT BỊ ÁP LỰC.
-Trình bày được những an toàn trong cơ khí
-Trình bày được những an toàn khi sữa chữa, lắp ráp và gia công cơ khí
-Phân tích an toàn trong môi trường thiết bị áp lực.
-Phân tích được kỹ thuật an toàn trong các thiết bị nâng chuyển đời sống
Trong chương 4 sẽ giới thiệu các nội dung chính sau đây: 4.1. Kỹ thuật an toàn trong cơ khí
4.2. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị nâng chuyển 4.3. Kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực