Các cơ cấu che chắn bảo vệ

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện cđ giao thông vận tải (Trang 161 - 163)

a. Thiết bị che chắn an toàn.

* Mục đích của thiết bị che chắn an toàn:

- Cách ly vùng nguy hiểm với người lao động.

- Ngăn ngừa tai nạn lao động như rơi, ngã, vật rắn bắn vào người…

* Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn:

- Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra. - Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động.

- Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị.

* Phân loại một số thiết bị che chắn: có thể phân ra các loại thiết bị che chắn sau:

- Thiết bị dùng để che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động.

- Thiết bị dùng che chắn vùng văng bắn của các mảnh dụng cụ, của vật liệu gia công.

- Thiết bị dùng che chắn bộ phận dẫn điện. - Thiết bị dùng che chắn nguồn bức xạ có hại.

- Thiết bị dùng làm rào chắn cho khu vực làm việc trên cao, hào hố sâu… - Thiết bị dùng che chắn tạm thời (di chuyển được) hoặc che chắn cố định (không di chuyển được)

b. Các cơ cấu che chắn phòng ngừa. * Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa:

Không một máy móc thiết bị nào được coi là hoàn thiện và đưa vào hoạt động nếu không có các thiết bị phòng ngừa thích hợp.

* Mục đích sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa: Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra như quá tải, chuyển động vượt quá giới hạn quy định, nhiệt độ chưa đạt yêu cầu.

* Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa: Tự động điều chỉnh hoặc ngắt máy, thiết bị, bộ phận của máy khi có một thông số nào đó vượt quá giá trị giới hạn cho phép. * Phân loại thiết bị và cơ cấu phòng ngừa:

Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị cơ cấu phòng ngừa

- Hệ thống phòng ngừa có thể tự động phục hồi khả năng làm việc khi thông số kiểm tra đã giảm đến mức quy định như: ly hợp ma sát, rơ le nhiệt, ly hợp vấu, lò xo, van an toàn kiểu đối trọng hoặc lò xo…

- Các hệ thống phòng ngừa có thể phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cáí mới như: cầu chì, chốt cắt, then cắt...( các bộ phận này thường là khâu yếu nhất của hệ thống).

- Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng tay như: rơ le đóng ngắt điện, cầu dao điện...

Theo chủng loại phòng ngừa cho thiết bị chia làm 3 loại: - Phòng ngừa quá tải cho thiết bị chịu áp lực

- Phòng ngừa quá tải của máy động lực.

- Phòng ngừa sự dịch chuyển của các bộ phận khi vượt quá giới hạn cho phép.

- Phòng ngừa cháy nổ.

Nói chung thiết bị phòng ngừa chỉ đảm bảo làm việc tốt khi đã tính toán chính xác ở khâu thiết kế, chế tạo và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện cđ giao thông vận tải (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)