Khi khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người và mạng điện áp cao không đảm bảo sẽ xuất hiện sự phóng điện qua không khí đến cơ thể con người tạo hồ quang điện, gây ra sự đốt cháy cơ thể con người.
2.3.3. Điện áp bƣớc.
Khi dây dẫn mang điện bị đứt và rơi xuống đất, sẽ có một dòng điện đi từ dây dẫn vào đất. Tại mỗi điểm của đất sẽ có một điện thế, nơi càng gần điểm chạm đất có điện thế càng cao. Khi người đứng trong khu vực này, giữa 2 chân người tiếp xúc với đất sẽ xuất hiện một điện áp gọi là điện áp bước và có dòng điện chạy từ chân này sang chân kia gây nên tai nạn điện giật.
2.3.4. Không chấp hành qui tắc an toàn điện
- Tự ý trèo lên cột điện câu mắc, sửa chữa. - Không cắt cầu dao khi sửa chữa điện.
- Sử dụng thiết bị, khí cụ, dây dẫn không đúng qui cách, không đảm bảo chất lượng, gây chạm chập, cháy, nổ.
- Sử dụng điện bừa bãi, không đúng mục đích (chích các, làm hàng rào…)
Hình 2.5. Treo lên cột điện sửa chữa.
2.3.5. Các nguyên nhân khác.
- Do sự bất cẩn
- Do sự thiếu hiểu biết của người lao động - Do sử dụng thiết bịđiện không an toàn - Do quá trình tổ chức thi công và thiết kế - Do môi trường làm việc không an toàn
- Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Hình 2.6. Sửa điện không cắt nguồn và rò điện ra vỏ
- Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hởcách điện.
Hình 2.7. Người sử dụng chạm trực tiếp vào dây dẫn trần
2.4. Phƣơng pháp cấp cứu cho nạn nhân bịđiện giật.
2.4.1. Đặt vấn đề về cấp cứu ngƣời điện giật.
Tai nạn điện thường làm rối loạn nhịp đập của tim gây nên hiện tượng chết lâm sàng, nên nếu cứu chữa kịp thời thì 90% nạn nhân sẽ bình phục.
Vì vậy, khi thấy người bị tai nạn điện, bất kỳ người nào cũng phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để cứu người bị nạn.
Để cứu người có kết quả ta phải: hành động nhanh chóng, kịp thời và phải có phương pháp.
Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc rất nhiều vào thời gian dòng điện chạy qua cơ thể nạn nhân, vì vậy việc cứu chữa phải được tiến hành khẩn trương và thận trọng.
Tỷ lệ nạn nhân cứu sống phụ thuộc vào thời gian sơ cứu theo số liệu thống kê sau
Thời gian (phút) 1 2 3 4 5 6
Tỷ lệ cứu sống 98 90 70 50 25 10
Số liệu ở bảng trên cho thấy thời gian sơ cứu có ý nghĩa sống còn đối với các nạn nhân.
Để có thể tiến hành sơ cứu có hiệu quả, trước hết cần phải luôn ở trạng thái sẵn sàng. Tất cả mọi người, không trừ một ai đều phải nắm vững các thao thác sơ cứu cơ bản.
Nơi làm việc phải có đầy đủ dụng cụ, phương tiện cứu chữa, tủ thuốc và các phương tiện khác như bảng biểu, tranh ảnh, áp phích…về vấn đềsơ cứu nạn nhân.
2.4.2. Phƣơng pháp tách nạn nhân ra khỏi mạng điện.
Người bị điện giật thường bị tê liệt không tự dứt ra khỏi lưới điện, do đó, việc đầu tiên là phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi lưới điện.
Người cứu phải thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn cho bản thân tránh việc tiếp xúc vào lưới điện sẽ trở thành nạn nhân thứ 2
a. Trường hợp cắt được mạch điện
Phương pháp tốt nhất là tức khắc cắt điện bằng cách cắt cầu dao, CB, rút dây khải ổ cắm … nơi gần nạn nhân nhất.
Cần lưu ý:
- Nguồn dự phòng khi cắt điện vào ban đêm.
- Nếu nạn nhân ở trên cao thì phải có phương tiện hứng đỡ nạn nhân rơi xuống.
Đối với mạng hạ áp (220/380V). Người cứu chữa phải có biện pháp an toàn cá nhân thật tốt như đi dép cao su hoặc đi ủng cách điện, mang găng tay cách điện… Dùng tay đeo găng cao su kéo nạn nhân ra khỏi lưới điện, hoặc dùng cây khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, hoặc túm áo quần (khô) của nạn nhân kéo ra. Ngoài ra cũng có thể dùng búa rìu cán bằng gỗ để chặt đứt dây điện.
Đối với mạng cao áp (thường ít xảy ra) tốt nhất thông tin cho điện lực gần nhất để cắt điện. Người cứu phải được trang bị đầu đủ găng tay, ủng cách điện … như đối với mạng hạ áp.
c. Các thao tác tách khỏi nguồn điện.
Thao tác đầu tiên để cứu nạn nhân là giải phóng họ ra khỏi mạng điện.
- Người cứu chữa phải tách nạn nhân bằng các vật dụng cách điện, không được chạm trực tiếp vào nạn nhân. Nếu nạn nhân ở trên cao thì phải có biện pháp đỡ.
- Trường hợp tối phải có nguồn sáng dự phòng Giải phóng nạn nhân khỏi mạng điện áp
Trường hợp có thể cắt mạch điện bằng các thiết bịđiều khiển đóng cắt: - Cần nhanh chóng cắt mạch điện bằng cầu dao hoặc aptomat gần nhất - Trường hợp không thể sử dụng thiết bịđóng cắt cần:
+ Sử dụng các phương tiện an toàn cá nhân như: ủng cách điện, găng tay cách điện, đứng trên thảm cách điện hoặc ván khô.
+ Dùng sào cách điện hoặc tre, gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, có thể dùng rìu cán gỗ chặt đứt dây dẫn điện, hoặc túm tóc, quần áo khô của nạn nhân để lôi ra.
Hình 2.8. Dùng sào tre cách điện mạng điện hạ áp Giải phóng nạn nhân ra khỏi mạng điện cao áp
- Việc tiến hành cần các phương tiện an toàn như sào, găng tay cách điện,…
- Có thể dùng các thiết bị ngắt mạch nhân tạo để cắt đầu nguồn bằng cách ném lên đường dây một đoạn dây dẫn nhưng nhất thiết nối trước một đầu
Hình 2.9. Dùng sào tre cách điện mạng điện cao áp 2.4.3. Phƣơng pháp sơ cứu ngƣời bị nạn.
Ngay sau khi tách nạn nhân ra khỏi lưới điện căn cứ vào tình trạng của nạn nhân mà xử lý sơ cứu, đồng thời báo cho y tế để hỗ trợ cấp cứu.
Nạn nhân chưa mất tri giác
Khi nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị mê trong chốc lát, còn thở yếu… thì phải để nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh và tức khắc đi mời y, bác sĩ. Nếu không mời được thì phảo chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất.
Khi nạn nhân đã mất tri giác nhưng vẫn còn thở, tim đập yếu thì đặt nạn nhân ở nơi thoàng khí, yên tĩnh, nới rộng quần áo, thắt lưng, lấy vật lạ trong miệng nếu có, cho nạn nhân ngửi Amoniac hoặc nước tiểu, xoa bóp toàn thân cho ấm lên, đồng thời cho người đi mời ngay y, bác sĩ.
Tuyệt đối khôngvẩy nước lạnh lên nạn nhân vì như thế nạn nhân có thể sẽ
mau tỉnh nhưng dễ bị xung huyết (cơ thể đang nóng gặp lạnh đột ngột) để lại
nhiều biến chứng về sau.
Nạn nhân đã tắt thở
Khi nạn nhân tắt thở cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi vật lạ trong miệng nạn nhân, rồi nhanh chóng làm hộ hấp nhân tạo, kết hợp xoa bóp tim cho đến khi có y, bác sĩ đến và có quyết định mới thôi.
2.4.4. Phƣơng pháp hô hấp nhân tạo.
a. Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Có3 phương pháp được coi là hiệu quả nhất là: - Phương pháp miệng vào miệng.
- Phương pháp miệng vào mũi.
- Phương pháp miệng vào miệng và mũi.
Các phương pháp này có hiệu quả như nhau, nó cho phép cung cấp lượng oxy cần thiết cho nạn nhân bằng thổi ngạt
Trước hết cần đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng
Mở rộng đường hô hấp bằng cách ngửa đầu nạn nhân về phía sau: Tỳ một tay lên trán, tay kia hất cằm nạn nhân lên
Sau khi đường thở được mở, kiểm tra hơi thở của nạn nhân (xem xét, lắng nghe) * ”Cằm chỉ thiên” sẽ làm cho đường khí quản không bị gấp khúc tạo cho công việc cấp cứu được dễ dàng
Phương pháp hô hấp nhân tạo: miệng vào miệng • Quỳ bên cạnh nạn nhân, cúi sát vào mặt.
Hình 2.11. Quỳ cạnh nạn nhân
• Dùng tay tỳ trán và bịt mũi bằng hai ngón tay cái và ngón tay trỏ để ngăn không cho không khí thoát ra đằng mũi.
Hình 2.12. Tiến hành sơ cứu nạn nhân
Tay kia kéo nạn nhân nhẹ mở miệng ra, luôn giữ cho lưỡi được kéo ra, nếu hàm bị co cứng thì cần sử dụng vật gì nhẵn như thìa, đũa cả, thanh gỗ,… để cạy ra sao cho không khí có thể tràn vào dễ dàng.
Hình 2.13. Xử lý nạn nhân khi hàm bị co cứng
Người cứu hít một hơi dài, áp sát miệng mình vào miệng nạn nhân sao cho thật kín rồi thổi mạnh. Lượng không khí thổi vào phải đủ để ngực nạn nhân phồng lên sau khi thổ
Hình 2.14. Hà hơi thổi ngạt
Lặp lại nhiều lần theo chu kỳ khoảng 12 lần/phút (đối với trẻ con thì khoảng 20 lần/phút) cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh.
Phương pháp hô hấp nhân tạo: miệng vào mũi • Quỳ bên cạnh nạn nhân cúi sát vào mặt.
• Dùng tay tỳ lên trán, ấn nhẹ đầu nạn nhân ngửa về phía sau
Tay kia đặt dưới cằm nạn nhân giữ cho miệng nạn nhân khép kín, áp ngón tay cái vào môi dưới khép nó dính chặt vào môi trên để ngăn không cho khí thoát ra đằng miệng.
Hình 2.15. Thổi ngạt
Người cứu hít một hơi dài, áp chặt miệng mình vào mũi nạn nhân.
• Thổi mạnh vào mũi trong khoảng hai giây sao cho ngực nạn nhân phồng lên. Lặp lại nhiều lần theo chu kỳ khoảng 12 lần/phút (đối với trẻ con thì khoảng 20 lần/phút) cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh.
Phương pháp hô hấp nhân tạo: miệng vào miệng và mũi
Hình 2.16. Hô hấp miệng vào miệng và mũi
• Phương pháp này được áp dụng cho trẻ con. Người thực hiện hô hấp nhân tạo thổi đồng thời vào cả miệng và mũi nạn nhân. Tần sốnhanh hơn, còn khối lượng khí thì ít hơn so với người lớn
Hô hấp nhân tạo kết hợp ấn tim ngoài lồng ngực
Hình 2.17. Phương pháp ấn tim lồng ngực
Người ấn tim chồng tay lên nhau theo hướng vuông góc tại vị trí 1/3 dưới xương ức của nạn nhân ấn mạnh tỳ xuống vùng ức để lồng ngực ép xuống sau đó giữ trong khoảng 1 đến 3 giây rồi nới tay ra để lồng ngực trở về vịtrí cũ.
Lặp lại với tần suất mỗi giây một lần. Cứ 5 - 6 lần thì thổi ngạt một lần. Nếu có một người thực hiện cấp cứu thì tiến hành lần lượt các thao tác vừa thổi ngạt vừa ấn tim, nếu có 2 người thì mỗi người làm nhiệm vụ.
b. Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm sấp
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt
nghiêng vế phái tay duỗi thẳng, moi nhớt trong miệng và kéo lưỡi nạn nhân ra
nếu lưỡi bị thụt vào.
Người cứu ngồi trên mông nạn nhân, hai đầu gối ép vào 2 bên sườn nạn nhân, xòe 2 bàn tay đặt lên lưng phải dưới sương sườn cụt. Dùng sức nặng toàn thân đưa người về phía trước, ấn hai bàn tay xuống theo nhịp đếm 1,2,3… đều đặn, rồi lại từ từ thẳng người lên, tay vẫn để ở lưng và làm lại như lần đầu với nhịp 12 lần trên phút. Người cứu phải bình tĩnh kiên trì làm liên tục cho đến khi nào thấy nạn nhân tự thở được hoặc cho đến khi có quyết định của y, bác sĩ mới thôi.
c. Phương pháp hô hấp nhân tạo kiểu nằm ngữa.
Đặt nạn nhân nằm ngửa, lấy quần áo kê dưới lưng để cho đầu hơi ngửa. Một người lấy tay kéolưỡi và giữ cho lưỡi khỏi thụt vào. Người cứu quỳ hai đầu gối cách xa đầu nạn nhân khoảng 20 - 30 cm, cằm cẳng tay của nạn nhân từ từ
đưa lên đầu sao cho 2 tay gần chạm vào nhau, giữ khoảng 2 - 3 giây rồi đưa cánh tay nạn nhân xuống, lấy sức đè 2 tay nạn nhân vào lồng ngực của họ.
Cần làm cho thật đều và miệng đếm 1,2,3… cho lúc đưa tay lên và đếm 1,2,3… cho lúc đưa tay xuống. Cố gắng làm 16 - 18 lần trong một phút, liên tục cho đến khi có ý khiến của y, bác sĩ.
Tóm lại, việc sơ cứu nạn nhân phải được tiến hành hết sức khẩn trương và liên tục ngay cả khi nạn nhân không còn dấu hiệu của sự sống.
• Người cấp cứu phải thật bình tĩnh và kiên trì, linh hoạt xử lí các tình huống Chỉ có bác sĩ mới quyết định được tình trạng sống còn hay đã chết của nạn nhân • Sau khi nạn nhân có dấu hiệu sống, cần nhanh chóng chuyển đến bệnh viện gần nhất, trong quá trình vận chuyển vẫn tiếp tục thực hiện các thao tác sơ cứu.
2.5. Biện pháp an toàn cho ngƣời và thiết bị. 2.5.1. Biện pháp an toàn cho ngƣời.
a. Đảm bảo cách điện của thiết bịđiện
- Đảm bảo khoảng cách an toàn, bao che, rào chắn các bộ phận mang điện - Sử dụng biển báo, khóa liên động
- Sử dụng phương tiện, dụng cụ an toàn
Hình 2.19. Phương tiện dụng cụ bảo vệ an toàn
- Luôn phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của cơ quan, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn đề ra.
Hình 2.20. Tuân thủ theo nội quy, tổ chức
b. Công dụng và vịtrí đặt một số biển báo an toàn điện cho con người. Biển báo cấm vào
- Vị trí đặt biển: Đặt biển tại các trạm điện có tường rào bao quanh. Biển đặt trên cửa hoặc cổng ra vào trạm biến áp.
- Ý nghĩa biển: Biển cảnh báo: Nghiêm cấm mọi người không có nhiệm vụđược vào hoặc trèo vào trạm biến áp. Nếu cố tình vi phạm, trèo vào bên trong trạm biến áp sẽ bị điện áp cao phóng điện gây tai nạn (nhẹ thì bị bỏng, nặng thì gây chết người).
Biển báo cấm đỗ
Hình 2.22. Biển báo cấm đỗ Biển báo chỉhướng đi
Hình 2.23. Biển báo chỉhướng đi - Vịtrí đặt biển:
+ Đặt biển ở vịtrí đầu lối vào khu vực làm việc; + Các vịtrí đường rẽ.
- Vị trí đặt biển: 02 biển báo hiệu, đặt tại tim tuyến đường dây dẫn điện trên không mỗi bên bờ. Chỉ cho phép đỗ cách đường dây 200m về 2 phía của đường dây. - Ý nghĩa biển: Biển cảnh báo cấm đỗ phương tiện dưới đường dây điện cao áp giao chéo với đường sông
- Ý nghĩa biển:
+ Biển chỉ dẫn người đi lại theo hướng đã được chỉ dẫn. Nếu đi không theo hướng dẫn, mà di chuyển theo các hướng khác, sẽ có nguy cơ vi phạm khoảng cách phóng điện trong trạm điện gây tai nạn. Đối với học sinh, sinh viên thực tập tại các TBA cần tuân thủ nghiêm ngặt cảnh báo của biển đểđảm bảo an toàn.
Biển báo dừng lại
Hình 2.24. Biển báo dừng lại
- Vị trí đặt biển: Đặt biển trên rào chắn, về phía dễ nhìn thấy.
- Ý nghĩa biển: Biển cảnh báo: Yêu cầu mọi người khi thấy biển này phải dừng lại không được tiến lại gần hoặc vượt qua khu vực rào chắn bảo vệ thiết bị điện, trạm biến áp. Nếu cố tình vi phạm, lại gần hoặc vượt quá phạm vi sẽ bị điện áp cao phóng điện gây tai nạn (nhẹ thì bị bỏng, nặng thì gây chết người). Đối với học sinh, sinh viên thực tập tại các TBA cần tuân thủ nghiêm ngặt cảnh báo của biển đểđảm bảo an toàn.
Biển báo khi chưa cắt nguồn điện