Những khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện cđ giao thông vận tải (Trang 177 - 180)

- Thiết bị nâng là những thiết bị dùng để nâng hạ tải. Theo TCVN 4244- 86 về quy phạm an toàn thì thiết bị nâng hạ bao gồm những thiết bị sau: Máy trục, xe tời chạy trên đường ray ở trên cao, pa lăng điện, thủ công, tời điện, tời thủ công, máy nâng.

- Máy trục: là những thiết bị nâng hoạt động theo chu kỳ dùng để nâng, chuyển tải( được giữ bằng móc hoặc các bộ phận mang tải khác nhau) trong không gian. Có nhiều loại máy trục khác nhau như: Máy trục kiểu cần, máy trục kiểu cầu, máy trục kiểu đường cáp.

- Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao.

- Pa lăng: là thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con. Pa lăng dẫn động bằng điện gọi là Palăng điện, Palăng có dẫn động bằng tay gọi là Palăng thủ công.

- Tời: là thiết bị nâng dùng để nâng hạ và kéo tải.

- Máy nâng: là máy có bộ phận mang tải được nâng hạ theo khung dẫn

hướng. Máy nâng dùng nâng những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh nên dễ gây nguy hiểm.

b. Các thông số cơ bản và độ ổn định của thiết bị nâng:

* Các thông số cơ bản của thiết bị nâng: là những thông số xác định đặc tính và kích thước, động học và đọng lực học cũng như tính chất làm việc của thiết bị nâng.

Bao gồm các thông số sau:

- Trọng tải Q: là trọng lượng cho phép lớn nhất của tải được tính toán trong điều kiện làm việc cụ thể.

- Mô men tải: là tích số giữa trọng tải và tầm với tương ứng và chỉ có ở

các máy trục kiểu cần.

- Tầm với: là khoảng cách từ trục quay của phần quay của máy trục đến trục quay của móc tải.

- Độ dài của cần: là khoảng cách giữa các ắc cần lắc và ắc ròng rọc ở đầu cần

- Độ cao nâng móc: là khoảng cách tính từ mức đường thiết bị nâng xuống tâm của móc.

- Độ sâu hạ móc: là khoảng cách tính từ đường mức thiết bị nâng xuống tâm của móc.

- Vận tốc nâng (hạ): là vận tốc di chuyển tải theo phương thẳng đứng. - Vận tốc quay: là số vòng quay trong một phút của phần quay.

* Độ ổn định của thiết bị nâng:

Độ ổn định là khả năng đảm bảo cân bằng và chống lật của thiết bị nâng.

Mức độ ổn định của thiết bị nâng được xác định bởi biểu thức của tỷ số giữa các mô men chống lật và lật:

Trong đó K là hệ số ổn định, Mcl là mô mem chống lật và Ml là mô men lật.

Mức độ ổn định của cần trục luôn luôn thay thay đổi tùy theo vị trí của cần, tầm với, tải trọng, mặt bằng đặt cầu trục.

Độ ổn định của cần trục phải bảo đảm trong mọi trường hợp và mọi điều

kiện. Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần trục thường được trang bị các thiết bị ổn định như: ổn trọng, đối trọng cần, đối trọng cần trục, chân chống phụ, chằng buộc…

Nguyên nhân của sự mất ổn định là quá tải ở tầm với tương ứng, do chân

chống không có hoặc kê kích không hợp lý, mặt bằng làm việc dốc qua mức, phanh đột ngột khi nâng, không sử dụng kẹp ray…

c. Những sự cố, tai nạn thường xảy ra của thiết bị nâng:

Trong quá trình nâng hạ, các thiết bị nâng thường gây nên các sự cố sau: - Rơi tải trọng: Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải. Do công nhân lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định,

mô men phanh quá bé, dây cáp bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo…

- Sập cần: là sự cố thường xảy ra và gây chết người do nối cáp không đúng kỹ thuật, khóa cáp mất, hỏng phanh, cầu quá tải ở tầm với xa nhất làm đứt cáp.

- Đổ cầu: là do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định (đất lún, góc nghiêng quá quy định…), cầu quá tải hoặc vướng vào các vật xung quanh, dùng cầu để nhổ cây hay kết cấu chôn sâu…

- Tai nạn về điện: do thiết bị điện chạm vỏ, cần cẩu chạm vào mạng điện, hay bị phóng điện hồ quang, thiết bị đè lên dây cáp mang điện…

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn điện cđ giao thông vận tải (Trang 177 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)