Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 46 - 49)

a. Hình thức tiền lương theo thời gian

Tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và tháng lương theo quy định theo hai cách: Lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng.

- Lương thời gian giản đơn được chia thành:

+ Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm

cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.

Tiền lương bình quân giờ = Tổng quỹ tiền lương giờ Tổng số giờ làm việc thực tế

+ Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong

thờigian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn. Tiền lương bình quân ngày = Tổng quỹ tiền lương ngày

Tổng số ngày làm việc thực tế

+ Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức.

Tiền lương bình quân tháng = Tổng quỹ tiền lương tháng Số lao động bình quân tháng

Ví dụ 5:Có tài liệu tiền lương của nhân viên trong tháng ở doanh nghiệp X như sau:

- Tổng quỹ tiền lương giờ: 60.000.000đ

- Tổng quỹ tiền lương ngày: 72.000.000đ

- Tổng quỹ tiền lương tháng: 93.000.000đ

- Tổng số giờ công làm việc thực tế: 6.000 giờ công.

- Tổng số ngày công làm việc thực tế: 800 ngày công.

- Tổng số công nhân viên bình quân trong danh sách tháng: 32 ngườị

Yêu cầu: Xác định tiền lương bình quân giờ, tiền lương bình quân ngày và tiền lương bình quân tháng của doanh nghiệp.

Giải :

Tiền lương bình quân giờ = 60.000.000 6.000 =10.000 đồng/ giờ

Tiền lương bình quân ngày = 72.000.000 800 =90.000 đồng/ngày

Tiền lương bình quân tháng = 93.000.000 32 = 2.906.250 đồng/tháng

- Trả lương theo thời gian có thưởng: Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng NSLĐ, tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giaọ

Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + các khoản tiền thưởng

Hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế, tuy nhiên nó vẫn còn hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng và kết quả lao động, vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất, kiểm tra chấp hành kỷ luật lao động nhằm tạo cho người lao động tự giác làm việc, làm việc có kỷ luật và năng suất caọ

b. Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng trong các xí nghiệp sản xuất kinh doanh, tiền lương theo sản phẩm là tiền lương mà công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá của sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất theo đúng chất lượng.

Công thức : L = Đ * Q

Trong đó : L : Tiền lương nhận được.

Đ : Đơn giá sản phẩm.

Q : Khối lượng sản phẩm.

Hình thức trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa :

- Hình thức này quán triệt nguyên tắc trả lương phân phối theo quy luật lao động , tiền lương người lao động nhân được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành từ đó kích thích mạnh mẽ người lao động tăng năng suất lao động.

- Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người laođộng ra sức học tập nâng cao trình độ tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng tăng khả năng sáng tạo làm việc và tăng năng suất lao động.

- Trả lương theo sản phẩm có nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tínhtự chủ, chủ động trong công việc của người lao động.

- Phải có hệ thống mức lao động được xây dựng có căn cứ khoa học ( mức được xây dựng thông qua các phương pháp khảo sát như bấm giờ, chụp ảnh các bước công việc để có được lượng thời gian hao phí chính xác của từng bước công việc ) đảm bảo tính trung bình tiên tiến của hệ thống mức lao động.

- Phải tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt, góp phần hạn chế tối đa lượng thời gian

làm hao phí không cần thiết, giúp người lao động có đủ điều kiện hoàn thành công việc được giaọ

- Phải có chế độ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được kịp thời bởi vì lương của công nhân phụ thuộc rất lớn vào số lượng sản phẩm xuất ra đúng quy cách chất lượng.Giáo dục tốt ý thức trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động tăng thu nhập, nhưng vừa phải đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng hiệu quả máy móc trang thiết bị

* Theo sản phẩm trực tiếp

Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm. Đây là hình thức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm.

Theo công thức : Đ = Lcv / Q hoặc Đ = L * T Và Lsp = Đ * Q

Trong đó :

Đ : là đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm . Lcv : Lương theo cấp bậc công việc.

Q : Mức sản lượng của công nhân trong kỳ.

T : Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm.

Lsp : Tiền lương công nhân được nhận trong kỳ.

Đối tượng áp dụng: Hình thức này được áp dụng trong điều kiện lao động mang tính độc lập tương đối, có định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật thực tế mà họ hoàn thành.

- Ưu điểm : Mối quan hệ giữa tiền lương của công nhân nhận được và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, kích thích công nhân nâng cao trình độ tay nghề.Chế độ tiền lương này dễ hiểu dễ tính toán.

- Nhược điểm : Người lao động chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Người lao động ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết nếu như không có qui định cụ thể.

Ví dụ 6:

Tính lương tháng cho anh Trần Văn A ở bộ phận sản xuất. Biết rằng: –Định mức lao động bình quân một ngày làm việc là; 25 sản phẩm/ngày –Đơn giá lương/sản phẩm theo định mức là 3000 VNĐ/sản phẩm

–Tháng này anh A làm ra 800 sản phẩm. Bài giải:

Lương tháng của anh Trần Văn A là : 3000 x 800 = 2.400.000 ( đồng)

* Theo sản phẩm gián tiếp

Đ = Lcv / M * Q

Trong đó :

Đ: Đơn giá tiền lương của công nhân phụ, phụ trợ… Lcv : Lương cấp bậc của công nhân phụ

M : Số máy móc mà công nhânđó phục vụ Q : Mức sản lương của công nhân chính

Đối tượng áp dụng : Hình thức trả lương này không áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất mà chỉ áp dụng cho công nhân phục vụ sản xuất. Công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt và vượt mức của công nhân chính thức hưởng lương theo sản phẩm. Nhiệm vụ và thành tích của họ gắn liền với nhiệm vụ và thành tích công nhân đứng máỵ Khi thực hiện chế độ tiền lương này xảy ra hai trường hợp và cách giải quyết như sau :

- Nếu bản thân công việc phục vụ có sai lầm làm cho công nhân chính sản xuất ra sản phẩm hỏng, hàng xấu thì công nhân phục vụ hưởng theo chế dộ trả lương khi làm ra hàng hỏng hàng xấu song vẫn đảm bảo ít nhất bằng mức lương cấp bậc của người đó.

- Nếu công nhân đứng máy không hoàn thành định mức sản lượng thì tiền lương của công nhân phục vụ sẽ không tính theo đơn giá sản phẩm gián tiếp mà theo lương cấp bậc của họ.

Ưu điểm : chế độ tiền lương theo sản phẩm gián tiếp khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho người công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động cho công nhân chính.

* Theo khối lượng công việc.

Thường áp dụng cho những công việc giao theo từng chi tiết, bộ phận thì sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong

khoảng thời gian nhất định.

Vậy đặc điểm về lương khoán là ngoài qui định về số lượng, chất lượng công việc mà còn có qui định về thời gian bắt đầu và kết thúc công việc đó.

Đối tượng của chế độ lương khoán có thể là cá nhân tập thể, có thể khoán theo từng công việc hoặc một số công việc có khối lượng lớn. Tiền lương sẽ được trả theo số lượng mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán.

Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng trong xây dựng cơ bản, nông nghiệp. Trong công nghiệpnó chỉ được áp dụng cho những công việc đột xuất như sửa chữa, tháo lắp nhanh một số thiết bị để đưa vào sản xuất.

Việc xác định đơn giá tùy theo từng đối tượng của lương khoán :

- Nếu đối tượng nhận khoán là cá nhân là xác định đơn giá như hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân, tiền lương được trả bằng đơn giá nhân với khối lượng công việc.

- Nếu đối tượng nhận khoán là tập thể thì việc xác định đơn giá như hình thức trả lương tập thể và sau đó sẽ phân phối cho từng người phụ thuộc vào số lượng, chất lượng lao động của họ.

- Chế độ lương khoán khuyến khích người công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 46 - 49)