Khái quát về vật tư kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 52)

4.1.1. Khái quát

a. Khái niệm vật tư kỹ thuật

Vật tư là bộ phận cơ bản trong toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội, bao gồm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và thiết bị máy móc.

Vật tư kỹ thuật là sản phẩm của lao động được dùng để sản xuất: nguyên liệu, vật liệu… thiết bị, máy móc, bán thành phẩm. Có thể một sản phẩm của Doanh nghiệp này lại là loại nguyên liệu của Doanh nghiệp khác. Vì mỗi vật có những thuộc tính khác nhau và chính như thế nó sẵn sàng có thể dùng cho nhiều việc, cho nên cùng một sản phẩm có thể dùng làm sản phẩm tiêu dùng hay dùng làm vật tư kỹ thuật. Bởi vậy, trong mọi trường hợp cần phải căn cứ vào công dụng cuối cùng của sản phẩm để xem xét nó là vật tư kỹ thuật hay là sản phẩm tiêu dùng đích thực.

b. Phân loại vật tư - kỹ thuật

* Theo công dụng

Là vật tư được phân loại theo công dụng và tính chất của nó trong quy trình sử dụng.

- Nhóm 1 gồm: nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm. - Nhóm 2 gồm: thiết bị máy móc công cụ , dụng cụ… * Theo sự di chuyển giá trị vào thành phẩm.

- Nhóm 1: nhóm vật tư chuyển một lần vào giá trị sản phẩm. - Nhóm 2: nhóm vật tư chuyển từng phần vào sản phẩm. * Phân theo tầm quan trọng của vật tư.

Được xác định theo giá trị của vật tư và cơ cấu cấu thành sản phẩm của nó - Vật tư quan trọng (các loại vật tư có độ khan hiếm cao, hoặc ít có trên thị trường).

- Vật tư cần thiết (nhóm vật tư ít quan trọng hơn nhưng không thể thiếu).

- Vật tư ít quan trọng hơn (vật tư sẵn có trên thị trường, không cần phải dự trữ nhiều).

* Phân loại theo A-B-C

A = Loại vật tư chủ yếu tiêu dùng hàng ngày ở công ty chiếm khoảng 60 -70% giá trị và kế hoạch khối lượng, nhưng chỉ chiếm 10 -15% danh mục mặt hàng.

B = Loại vật tư chiếm 20% giá trị và số lượng cũng như danh mục mặt hàng. Nhóm này ít quan trọng hơn, được liệt kê vào nhóm quản lý của DN nhưng không chặt chẽ như loại Ạ

C = Nhóm vật tư còn lại: nhóm này không quan trọng nhưng để đảm bảo tính đồng bộ và kịp thời thì loại này cũng phải quản lý.

* Phân theo lượng và giá trị

- Nhóm 1: chiếm 20% mặt hàng và 80% giá trị

- Nhóm 2: Chiếm80% mặt hàng nhưng chỉ chiếm 20% giá trị * Phân theo mức độ khan hiếm (cần cấp) của vật tư

trường)

- Loại 2: Nhóm vật tư khan hiếm

- Loại 3: Nhóm vật tư không khan hiếm (có sẵn trên thị trường)

Doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến loại vật tư có độ khan hiếm cao, với mức dự trữ cao hơn bình thựờng để đảm bảo độ an toàn ở Doanh nghiệp, tránh rủi rọ

* Theo tính chất sử dụng

- Nhóm vật tư thông dụng: Nhóm vật tư này được sử dụng nhiều ở các Doanh nghiệp mang tính phổ biến

- Nhóm vật tư chuyên dùng: là vật tư dùng cho một số ít các ngành không phổ biến trong nền kinh tế. Loại này, Doanh nghiệp phải xác định nguồn hàng ổn định và có mức dự trữ thoả đáng ổn định hoạt động kinh doanh của mình.

c. Sự cần thiết phải tổ chức bộ máy quản trị vật tư ở doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy quản trị vật tư ở doanh nghiệp được hình thành một cách khách quan dựa trên chức năng quản trị của tổ chức về vật tư. nó quyết định một phần hiệu quả của công tác quản trị. Nếu như bộ máy quản trị vật tư được hình thành một cách hợp lý sẽ có tác dụng to lớn đến hiệu quả công tác quản trị vật tư ở doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, tổ chức bộ máy quản trị vật tư nhằm đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Doanh nghiệp

Xác định được hiệu quả hoạt động của tổ chức là một việc làm cần thiết, thường xuyên của quá trình tổ chức bộ máỵ Vì qua việc nghiên cứu này đểđánh gía được tính hiệu quả và hợp lý của bộ máy qua từng thời kỳ. Từ đó có những kiến nghị kiện toàn bộ máy tổ chức.

Ngoài ra phải không ngừng tinh giản bộ máy quản lý nâng cao sức mạnh của tổ chức, nghiên cứu, xây dựng những mô hình tiên tiến về tổ chức bộ máy quản trị ở Doanh nghiệp.

4.1.2. Vai trò của vật tư trong quá trình sản xuất

Quá trính sản xuất là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước tính chất lý hoá của đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng caọ Hoạt động này khi mua các yếu tố đầu vào, không trực tiếp với bán ra nên đòi hỏi phải có một kế hoạch vật tư ổn định. Có thể một sản phẩm của Doanh nghiệp này lại là loại nguyên liệu của Doanh nghiệp khác, với ý nghĩa đó, vai trò của vật tư kỹ thuật trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp có tác dụng đảm bảo sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cho nên các doanh nghiệp phải chủ động nó. Căn cứ vào nhu cầu kế hoạch, có thể ra quyết định mua sắm vật tư như thế nào, tức là cung ứng theo nhu cầu tạo thành mối quan hệ gắn chặt với nhaụ

- Ở doanh nghiệp sản xuất, thì khối lượng sản xuất và cơ cấu sản phẩm quyết định khối lượng chủng loại vật tư, nó cũng quyết định thời gian, địa điểm cung ứng vật tư.

- Ở doanh nghiệp thương mại, cung theo cầu, theo đơn hàng và theo mục tiêu kế hoạch của từng thời kỳ.

Quản lý vật tư kỹ thụât, giúp cho việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của sản xuất, hạn chế thừa thiếu gây ứ đọng vật tư kỹ thuật. Từ việc xác định được kế hoạch định kỳ, nó là đòn bẩy để tiết kiệm và tăng năng xuất lao động, góp phần cải thiện việc sử dụng máy móc thiết bị kỹ thuật. Vì thế, công tác quản lý vật tư là công tác then chốt khởi sự cho mọi sự thành công hay thất bại của Doanh nghiệp, do đó bất cứ Doanh nghiệp nào cũng phải quản lý sát sao chúng.

Đảm bảo vật tư kỹ thuật tốt là điều kiện nâng cao chất lượng kinh doanh, chất lượng sản phẩm, tạo uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của Doanh nghiệp trong công

tác tiên thụ sản phẩm của mình trên thị trường.

Do đó quản trị vật tư - và đảm bảo sản xuất có một ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Đảm bảo vật tư kỹ thuật đầy đủ, kịp thời, chính xác nó là điều kiện có tính chất tiền đề tạo sự liên tục của qúa trình sản xuất kinh doanh và tạo mối quan hệ khăng khít với khách hàng.

4.2. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu 4.2.1. Khái niệm 4.2.1. Khái niệm

ạ Định mức: Là những giải pháp về kinh tế kỹ thuật của nhà quản trị nhằm tính toán xác định một mức tiêu dùng hợp lí trong điều kiện lao động bình thường, năng suất lao động bình thường. Như vậy, nói đến công tác định mức là những hoạt động của các nhà quản trị dựa trên cơ sở khoa học, những thí nghiệm, những giải pháp tối ưu về sản xuất... Nhằm xác định một lượng vật tư tối ưu cho sản xuất.

b. Định mức tiêu dùng vật tư:Là lượng vật tư hao phí lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm theo quy cách, kết cấu, chất lượng, quy trình công nghệ nhất định, trong những điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định.

Việc xây dựng định mức tiêu dùng vật tư tiên tiến và đưa định mức đó vào áp dụng trong sản xuất là biện pháp quan trọng nhất để thực hành tiết kiệm vật tư có cơ sở chặt chẽ việc sử dụng vật tư. Định mức tiêu dùng vật tư còn là căn cứ để tiến hành kế hoạch hoá cung ứng và sử dụng vật tư, tạo tiền đề cho việc hạch toán kinh tế và thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm trong sản xuất của doanh nghiệp.

4.2.2. Phương pháp xác định mức tiêu dùng nguyên vật liệuạ Phương pháp xác định chi phí định mức ạ Phương pháp xác định chi phí định mức

- Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp

- Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lạị

- Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất.

b. Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Về mặt lượng nguyên vật liệu: Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:

+ Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm + Hao hụt cho phép

+ Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng

- Về mặt giá nguyên vật liệu: Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:

+ Giá mua (trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán) + Chi phí thu mua nguyên vật liệu

Như vậy ta có:

c. Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp

- Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:

+ Mức lương căn bản một giờ

+ Các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lao động trực tiếp - Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách:

+ Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc

+ Phương pháp bấm giờ

- Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau: + Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

+ Thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy + Thời gian tính cho sản phẩm hỏng Như vậy ta có:

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng * Định mức giá

- Định mức chi phí sản xuất chung

+Định mức biến phí sản xuất chung: Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm

Ví dụ:Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 1200đ và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp (định mức về lượng thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm) là 3.5 giờ/sp thì định mức phần biến phí sản xuất chung của sản phẩm là: 1.200đ/giờ * 3.5giờ/s.p = 4.200đ/s.p

+ Định mức định phí sản xuất chung: Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau nàỵ

Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3.200đ/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp với 3.5 giờ/s.p, thì phần định phí sản xuất chung của 1 sản phẩm là: 3 200đ/giờ x 3.5 giờ/sp = 11.200 đ/sp.

Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung: 1.200đ/sp + 3 200 đ/giờ = 4 400đ Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm là: 4.400 đ/giờ * 3.5 giờ/sp = 15.400 đ/sp ……

4.3. Nhu cầu vật tư trong doanh nghiệp * Khái niệm nhu cầu vật tư * Khái niệm nhu cầu vật tư

Nhu cầu vật tư là những nhu cầu cần thiết về nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị máy móc để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh nhất định mà doanh nghiệp có khả năng thanh toán.

Trước hết nếu như nhu cầu vật tư liên hệ trực tiếp được đến sản xuất thì cầu vật tư lại liên hệ đến sản xuất thông qua nhu cầu vật tư, qua khả năng thanh toán, qua giá cả, cung hàng hoá và khả năng tín dụng.

Thứ hai, cầu vật tư được xác định bởi nhu cầu vật tư có khả năng thanh toán cho nên nhu cầu vật tư rộng lớn hơn cầu vật tư, không có nhu cầuvật tư thì không có cầu vật tư, và cầu vật tư không phải là toàn bộ nhu cầụ

Cũng như quá trình đảm bảo vật tư cho sản xuất, nhu cầu vật tư kỹ thuật mang tính khách quan phản ánh yêu cầu của sản xuất về một loại vật tư nào đó. Vì vậy, nhu cầu vật tư có những đặc trưng sau đây:

- Nhu cầu vật tư liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

- Nhu cầu vật tư được hình thành trong quá trình sản xuất vật chất hoặc nhu cầu kinh doanh.

- Nhu cầu vật tư mang tính xã hội bởi vì nguyên vật liệu của Doanh nghiệp này lại là kết quả sản xuất của doanh nghiệp khác, chỉ khi nó được tiêu dùng cuối cùng

+ Tính thay thế lẫn nhau của nhu cầu vật tư + Tính bổ sung cho nhau của nhu cầu vật tư

+ Tính khách quan của nhu cầu vật tư - là sự cần thiết tất yếu cho nhu cầu sản xuất. Muốn sản xuất phải có vật tư, đó là nhu cầu cụ thể được vật hoá bằng sức lao động của con người

+Tính đa dạng nhiều vẻ của vật tư: khi nhu cầu sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển thì chủng loại vật tư hàng hoá cũng ngày càng đa dạng

* Kết cấu nhu cầu

Đối với các doanh nghiệp, nhu cầu vật tư được biểu hiện toàn bộ trong kỳ kế hoạch, theo từng tháng, quý, kể cả dự trữ. Kết cấu nhu cầu vật tư được thể hiện bằng mối quan hệ giữa mỗi loại nhu cầu đối với toàn bộ loại nhu cầu vật tư ở doanh nghiệp. Nhu cầu vật tư ở doanh nghiệp được phản ánh ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1:Kết cấu nhu cầu vật tư doanh nghiệp

Dựa vào kết cấu nhu cầu vật tư,doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch tổng nhu cầu vật liệu có thể lập theo dạng bằng dưới đây

Nguồn dữ liệu Các báo cáo đầu ra

Sơ đồ 4.2: Hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu

Sơ đồ hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu sản xuất thể hiện mỗi một kế hoạch ở cấp thấp hơn cần bảo đảm tính khả thị Nếu điều này không thực hiện được phải có dòng thông tin phản hồi thực hiện để kế hoạch ở cấp cao hơn tiến hành những hoạt động điều chỉnh cần thiết. Do đó chúng ta có thể khẳng định rằng muốn hoạch định

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)