Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 55 - 59)

- Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:

+ Mức lương căn bản một giờ

+ Các khoản phụ cấp lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của lao động trực tiếp - Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách:

+ Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc

+ Phương pháp bấm giờ

- Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau: + Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm

+ Thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy + Thời gian tính cho sản phẩm hỏng Như vậy ta có:

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng * Định mức giá

- Định mức chi phí sản xuất chung

+Định mức biến phí sản xuất chung: Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm

Ví dụ:Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 1200đ và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp (định mức về lượng thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm) là 3.5 giờ/sp thì định mức phần biến phí sản xuất chung của sản phẩm là: 1.200đ/giờ * 3.5giờ/s.p = 4.200đ/s.p

+ Định mức định phí sản xuất chung: Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau nàỵ

Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3.200đ/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp với 3.5 giờ/s.p, thì phần định phí sản xuất chung của 1 sản phẩm là: 3 200đ/giờ x 3.5 giờ/sp = 11.200 đ/sp.

Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung: 1.200đ/sp + 3 200 đ/giờ = 4 400đ Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm là: 4.400 đ/giờ * 3.5 giờ/sp = 15.400 đ/sp ……

4.3. Nhu cầu vật tư trong doanh nghiệp * Khái niệm nhu cầu vật tư * Khái niệm nhu cầu vật tư

Nhu cầu vật tư là những nhu cầu cần thiết về nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị máy móc để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh nhất định mà doanh nghiệp có khả năng thanh toán.

Trước hết nếu như nhu cầu vật tư liên hệ trực tiếp được đến sản xuất thì cầu vật tư lại liên hệ đến sản xuất thông qua nhu cầu vật tư, qua khả năng thanh toán, qua giá cả, cung hàng hoá và khả năng tín dụng.

Thứ hai, cầu vật tư được xác định bởi nhu cầu vật tư có khả năng thanh toán cho nên nhu cầu vật tư rộng lớn hơn cầu vật tư, không có nhu cầuvật tư thì không có cầu vật tư, và cầu vật tư không phải là toàn bộ nhu cầụ

Cũng như quá trình đảm bảo vật tư cho sản xuất, nhu cầu vật tư kỹ thuật mang tính khách quan phản ánh yêu cầu của sản xuất về một loại vật tư nào đó. Vì vậy, nhu cầu vật tư có những đặc trưng sau đây:

- Nhu cầu vật tư liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

- Nhu cầu vật tư được hình thành trong quá trình sản xuất vật chất hoặc nhu cầu kinh doanh.

- Nhu cầu vật tư mang tính xã hội bởi vì nguyên vật liệu của Doanh nghiệp này lại là kết quả sản xuất của doanh nghiệp khác, chỉ khi nó được tiêu dùng cuối cùng

+ Tính thay thế lẫn nhau của nhu cầu vật tư + Tính bổ sung cho nhau của nhu cầu vật tư

+ Tính khách quan của nhu cầu vật tư - là sự cần thiết tất yếu cho nhu cầu sản xuất. Muốn sản xuất phải có vật tư, đó là nhu cầu cụ thể được vật hoá bằng sức lao động của con người

+Tính đa dạng nhiều vẻ của vật tư: khi nhu cầu sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển thì chủng loại vật tư hàng hoá cũng ngày càng đa dạng

* Kết cấu nhu cầu

Đối với các doanh nghiệp, nhu cầu vật tư được biểu hiện toàn bộ trong kỳ kế hoạch, theo từng tháng, quý, kể cả dự trữ. Kết cấu nhu cầu vật tư được thể hiện bằng mối quan hệ giữa mỗi loại nhu cầu đối với toàn bộ loại nhu cầu vật tư ở doanh nghiệp. Nhu cầu vật tư ở doanh nghiệp được phản ánh ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1:Kết cấu nhu cầu vật tư doanh nghiệp

Dựa vào kết cấu nhu cầu vật tư,doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch tổng nhu cầu vật liệu có thể lập theo dạng bằng dưới đây

Nguồn dữ liệu Các báo cáo đầu ra

Sơ đồ 4.2: Hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu

Sơ đồ hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu sản xuất thể hiện mỗi một kế hoạch ở cấp thấp hơn cần bảo đảm tính khả thị Nếu điều này không thực hiện được phải có dòng thông tin phản hồi thực hiện để kế hoạch ở cấp cao hơn tiến hành những hoạt động điều chỉnh cần thiết. Do đó chúng ta có thể khẳng định rằng muốn hoạch định nhu cầu vật tư chính xác phải xác định chính xác tính chất khả thi của lịch tiến độ trong mối quan hệ với công suất máy móc thiết bị.

Do vậy hoạt động điều khiển lịch tiến độ sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt, nó có tác động đến công tác hoạchđịnh nhu cầu vật tư và kế hoạch sản xuất.

Lịch tiến độ sản xuất là bộ phận chủ yếu của chu kỳ sản xuất. Thông thường các xí nghiệp lập tiến độ sản xuất chung cho một thời kỳ sản xuất nhất định và sau đó qui định những thời kỳ ngắn hơn để thực hiện kế hoạch đó. Mỗi sự vi phạm kế hoạch tiến độ sản xuất đều không được chấp nhận trong quản trị sản xuất.

Ví dụ 7: Kế hoạch sản xuất hai loại sản phẩm A được cố định trong từng phần,

nó chỉ rõ số lượng từng loại sản phẩm hay công việc được thực hiện trong mỗi thời kỳ quy định. Lịch tiến độ của sản phẩm A được thể hiện như sau:

Yêu cầu sản lượng sản phẩm A

Tuần lễ 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 … Khối lượng 50 100 47 60 110 75

Giả sử nhu cầu loại sản phẩm A: 50 đơn vị, mỗi đơn vị sản phẩm A phải có 2 đơn vị hàng B và 3 đơn vị hàng C. Mỗi đơn vị hàng B lại có 2 đơn vị D và 3 đơn vị E, mỗi đơn vị C lại cần có 1 đơn vị E và 2 đơn vị F. Mỗi đơn vị F phải có một đơn vị G và 2 đơn vị D. Do đó nhu cầu B, C, D, E, F, G phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của sản phẩm Ạ

Hóa đơn vật liệu Thời gian thực hiện Số liệu hàng tồn kho Số liệu về mua hàng

Lịch tiến độ sản xuất

Báo cáo nhu cầu vật liệu định kỳ Báo cáo nhu cầu vật

liệu hàng ngày

Báo cáo về đơn hàng thực hiện Khuyến cáo mua hàng

Khuyến cáo đặc biệt (1) Đơn hàng sớm, trễ hoặc không cần thiết (2) Số lượng quá nhỏ, hoặc quá lớn. Chương trình hoạch định NHU CẦU VẬT LIỆU (Máy tính phần mềm)

Giả định thời gian phân phối (thời gian sử dụng) để sản xuất các loại hàng để hoàn thành các loại hàng như sau:

Bộ phận A B C D E F G

Thời gian (Tuần) 1 2 1 1 2 3 2

Như vậy ta thấy nếu muốn có 50 sản phẩm A ở tuần lễ thứ 8, thì phải lắp ráp sản phẩm A vào tuần thứ 7. Muốn lắp ráp sản phẩm A vào tuần thứ 7 thì ở tuần thứ 7 chúng ta cần có 100 đơn vị hàng B và 150 đơn vị hàng C. Để có hàng B ở tuần thứ 7, và do sản phẩm B phải làm sản phẩm B phải làm trong 2 tuần nên bắt đầu từ tuần thứ 6 vì thời gian sản xuất đơn hàng C chỉ 1 tuần…

* Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vật tư kỹ thuật ở Doanh nghiệp

Nhu cầu vật tư nhu cầu được hình thành dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhaụ Những nhân tố này có thể phân theo các nhóm sau:

Một là tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nhân tố tổng hợp này phản ánh tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất và vật tư như chế tạo những máy móc thiết bị có tính kỹ thuật cao, sử dụng những vật liệu mới và sử dụng có hiệu quả nguồn vật tư .

Hai là quy mô sản xuất ở các ngành, các Doanh nghiệp. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng vật tư tiêu dùng và do đó ảnh hưởng tới khối lượng nhu cầu vật tư. Quy mô sản xuất càng lớn thì khối lượng tiêu dùng vật tư ngày càng nhiều và do đó nhu cầu vật tư ngày càng tăng. Theo đà phát triển kinh tế, quy mô sản xuất ngày càng gia tăng và điều đó đòi hỏi nhu cầu vật tư ngày càng lớn trong nền kinh tế.

Ba là cơ cấu khối lượng sản phẩm sản xuất. Cơ cấu khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi theo nhu cầu thị trường và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt thay đổi theo trình độ sử dụng vật tư tiêu dùng và cải tiến chất lượng sản phẩm từ vật tư tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng tới cơ cấu của vật tư tiêu dùng và do đó tác động tới cơ cấu của nhu cầu vật tư.

Bốn là quy mô thị trường vật tư. Quy mô thị trường biểu hiện số lượng Doanh nghiệp tiêu dùng vật tư và quy cách chủng loại vật tư mà các doanh nghiệp có nhu cầu tiêu dùng trên thị trường: quy mô của thị trường càng lớn thì nhu cầu vật tư càng nhiềụ

Năm là nguồn cung vật tư - hàng hoá trên thị trường. Cung vật tư thể hịên khả năng vật tư có trên thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu vật tư của các đơn vị tiêu dùng. Cung vật tư có tác động đến cầu vật tư thông qua giá cả và do đó đến toàn bộ nhu cầụ

Ngoài những nhân tố trên còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu vật tư như:

Các nhân tố xã hội phản ánh mục tiêu cải thiện điều kiện lao động trong các ngành sản xuất, ảnh hưởng của những nhân tố này được xác định bằng những chỉ tiêu như trình độ cơ giới hoá, tự động hoá sản xuất và cải thiện điều kiện lao động. Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp tiêu dùng vật tư. Giá cả vật tư hàng hoá và chi phí sản xuất kinh doanh.

Nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến nhu cầu vật tư được thực hiện theo từng nhóm và cho từng loại vật tư, cũng như cho từng loại nhu cầu có tính đến các giai đoạn khác nhau của công tác kế hoạch hoá. Qúa trình này có ý nghĩa quan trọng cho công tác lập kế hoạch dự báo nhu cầu thị trường .

4.3.1. Nhu cầu vật tư cần dùng

Cấp phát vật tư cho các phân xưởng là công việc rất quan trọng của phòng quản trị vật tư ở doanh nghiệp. Nó giúp cho việc sử dụng vật tư có hiệu quả thể hiện ở một só ý nghĩa sau: Công tác nhu cầu vật tư vai trò chức năng đảm bảo vật tư, không tính đến các yếu tố thương mại, kinh tế mà hiệu quả của của nó còn gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh

ạ Nhiệm vụ của cấp phát vật tư

Đảm bảo cấp phát đồng bộ đúng về mặt hàng, số lượng, quy cách phẩm chất. Đây là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong công tác quản trị vật tư

Để thực hiện đươc nhiệm vụ này, bộ phận quản trị vật tư phải tiến hành tạo nguồn, bố trí cấp phát trên cơ sở yêu cầu của các phân xưởng.

Chuẩn bị vật tư trước khi đưa vào sản xuất đảm bảo giao vật tư dưới dạng thuận lợi nhất cho sản xuất

Giải phóng cho các đơn vị tới mức tối đa các công việc liên quan đến hậu cần vật tư. Mục tiêu giảm chi phí cho công việc chuẩn bị, thực hiện chuyên môn hoá cho công việc chuẩn bị. Kiểm tra việc giao vật tư và tình hình sử dụng vật tư ở các đơn vị, qua đó rút ra kinh nghiệm quản lý cấp phát tốt hơn .

Để thực hiện việc cấp phát vật tư được tốt, phòng vật tư phải làm các công việc sau: - Lập hạn mức cấp phát vật tư trong nội bộ doanh nghiệp theo tháng, quý. Dựa trên cơ sở khối lượng công việc phải hoàn thành và định mức sử dụng vật tư. Người ta xác định lượng vật tư cần thiết tối thiểu được cung cấp trong kỳ kế hoạch.

- Lập chứng từ cấp phát vật tư là chứng từ liên quan đến việc xuất kho (phiếu lĩnh vật tư, lệnh xuất kho ... )

- Công việc quan trọng là: chuẩn bị vật tư để cấp phát, đúng đầy đủ về chủng loại chất lượng, số lượng.

- Tổ chức giao vật tư cho các đơn vị tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sử dụng vật tư.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 55 - 59)