Tăng năng suất lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 42 - 43)

a. Khái niệm

Là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa sao cho lượng lao động ít nhất mà lại sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Điều đó có nghĩa là trong cùng một thời gian làm ra được nhiều sản phẩm hơn, hay làm ra một sản phẩm với hao phí lao động

ít hơn do đó giá trị hàng hóa giảm đị

Nói chung sức lao động càng lớn thì thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ ngắn hơn và khối lượng lao động kết tinh trong vật phẩm đó càng nhỏ thì giá trị của vật phẩm sẽ càng ít. Theo C.Mác: giá trị hàng hòa được quy định bởi tổng thời gian lao động, lao động quá khứ và lao động sống, đã nhập vào hàng hóa đó.

- Lao động sống: là sự hoạt động trực tiếp của sức lao động, sự tiêu hao thể lực và trí lực có mục đích của con người nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ có ích trong quá trình lao động. Kết quả hoạt động của lao động sống được phân thành: lao động cần thiết tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân người lao động và lao động thặng dư tạo ra của cải tăng thêm. Lao động sống là nguồn duy nhất tạo ra giá trị mới (gồm sức lao động và giá trị thặng dư) và cũng nhờ nó mà giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn và chuyển hóa thành hàng hóạ

- Lao động quá khứ: là lao động kết tinh trong sản phẩm, trong tư liệu sản xuất, hay vật phẩm tiêu dùng. Khi quá trình lao động được tiến hành nhất thiết phải dùng tư liệu sản xuất tức là phải có sử dụng thời gian của lao động quá khứ. Trong sản xuất hàng hóa, lao động kết tinh trong tư liệu sản xuất được chuyển hóa thánh sản phẩm mới, còn lao động quá khứ kết tinh trong đối tượng lao động được chuyển hóa toàn bộ, lao động quá khứ kết tinh trong tư liệu lao động thì được chuyển hóa theo mức độ hao mòn của tư liệu lao động.

Do đó năng suất lao động tăng lên biểu hiệu ở chỗ phần lao động sống thì giảm còn lao động quá khứ tăng lên. Lao động sống giảm đi nhiều hơn là lao động quá khứ tăng lên.

b. Phân biệt khái niêm năng suất lao động và cường độ lao động

Năng suất lao động và cường độ có mối quan hệ với nhau đều là yếu tố tăng sản phẩm xã hộị Cường độ lao động là mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời gian, mức hao phí về năng lượng bắp thịt, thần kinh của con người càng nhiều thì cường độ lao động càng lớn. C.Mác gọi cường độ lao động là khối lượng lao động bị ép vào một đơn vị thời gian.

Tăng cường độ lao động có nghĩa là tăng thêm chi phí lao động trong một đơn vị thời gian, nâng cao mức độ khẩn trương của lao động làm cho của cải vật chất sản xuất ra 1 đơn vị thời gian tăng thêm nhưng không làm thay đổi giá trị của 1 đơn vị sản phẩm vì chi phí lao động cũng tăng lên tương ứng.

* Điểm khác giữa Năng suất lao động và Cường độ lao động

- Tăng năng suất lao động sẽ dẫn tới giảm giá trị của 1đơn vị hàng hóa còn tăng cường độ lao động không làm thay đổi giá trị của một đơn vị hàng hóạ

- Tăng năng suất lao động là sự thay đổi về cách thức lao động, làm giảm nhẹ lao động, còn tăng cường độ lao động chỉ đơn thuần là tăng lượng lao động chi phí.

- Tăng năng suất lao động không làm suy kiệt sức lao động còn tăng cường độ lao động quá mức(vượt quá cường độ lao động trung bình của xã hội) sẽ dẫn tới suy kiệt sức lao động và bệnh nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 42 - 43)