Tùy biến Theme

Một phần của tài liệu Giáo trình microsoft powerpoint 2010 (nghề công nghệ thông tin) (Trang 70)

Thêm Theme Colors:

Theme Colors bao gồm 3 nhóm màu: 4 màu cho văn bản và màu nền, 6 màu cho các đối tượng Shape, WordArt, Smart Art, Table, Chart, … trên slide và màu cho các siêu liên kết (hyperlink. Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Vào ngăn Design, tại nhóm Themes  chọn nút Theme Colors

- Bước 2 : Nhấp chuột vào Create New Theme Colors, hộp thoại Create New Theme Colors xuất hiện.

Hình 4.4: Tạo Theme Colors

-Bước 3: Tại vùng Theme colors, bạn hãy thiết lập màu cho 12 hộp màu thuộc 3 nhóm như đã trình bày ở trên. Nếu muốn trả về bộ màu mặc định của Theme Colors thì nhấn nút Reset.

-Bước 4: Tại hộp Name, bạn hãy đặt tên cho Theme Colors vừa tạo. -Bước 5: Nhấn nút Save hoàn tất.

Lưu ý: Muốn xóa Theme Colors vừa tạo thì vào ngăn Design, nhóm Themes, chọn Theme Colors. Dùng chuột nhấp phải lên tên Theme Colors cần xóa và và chọn Delete… Nhấn nút Yes để xác nhận lệnh xóa trong hộp thoại thông báo.

Hình 4.5: Xóa Theme Font

Thêm Theme Fonts: Theme Fonts bao gồm font cho tựa đề (heading font) và font cho nội dung của slide.

Các bước thực hiện như sau:

-Bước 1: Vào ngăn Design, nhóm Themes --> chọn nút Theme Fonts

-Bước 2: Click chuột chọn Create New Theme Fonts, hộp thoại Create New Theme Fonts xuất hiện (xem hình 4.6)

Hình 4.6: Tạo Theme Fonts

- Bước 3: Lựa chọn các font chữ tại hộp Heading font và Body font - Bước 4: Tại hộp Name, bạn hãy đặt tên cho Theme Fonts

- Bước 5: Nhấn nút Save hoàn tất.

Lưu ý: Muốn xóa Theme Fonts vừa tạo thì vào Design, nhóm Themes, chọn Theme Fonts. Dùng chuột nhấp phải lên tên Theme Fonts cần xóa và và chọn Delete… Nhấn nút Yes để xác nhận lệnh xóa trong hộp thoại thông báo.

Hình 4.7: Xóa Theme Fonts

Lưu Theme hiện hành: Bạn có thể lưu các thay đổi về bộ màu, bộ font hay các hiệu ứng thành một Theme mới để có thể áp dụng cho các bài thuyết trình khác. Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Vào ngăn Design, nhóm Themes  Chọn nút More

- Bước 2: Click chọn Save Current Theme, hộp thoại Save Current Theme xuất hiện.

Hình 4.8: Chọn lệnh lưu theme

-Bước 3: Tại hộp File name, bạn đặt tên theme và chọn phần mở rộng là .thmx. -Bước 4: Nhấn nút Save để lưu theme.

Hình 4.9: Lưu theme 4.2. SỬ DỤNG HÌNH VÀ MÀU NỀN CHO SLIDE

Sử dụng màu nền hoặc các hình ảnh làm nền cho các slide trong bài thuyết trình được sử dụng rất phổ biến. Với các màu, hiệu ứng tô nền và các hình ảnh được chọn lựa kỹ sẽ mang đến một phong cách độc đáo và sáng tạo cho bài thuyết trình. Chúng ta sẽ lần lượt tham khảo qua hai cách này.

4.2.1. Dùng hình làm nền cho slide

-Bước 1: Chọn một hoặc nhiều slide muốn chèn hình nền. Ví dụ, bạn chọn slide thứ 2 và thứ 3

-Bước 2: Vào ngăn Design, nhóm Background, chọn Background Styles và chọn tiếp Format Background. Hộp thoại Format Background xuất hiện.

Hình 4.10: Chọn slide cần thêm hình nền

- Bước 3: Chọn Fill từ danh sách bên trái hộp thoại và chọn tiếp Picture or texture fill

Hình 4.11: Hộp thoại Format Background và thư viện Clip Art - Bước 4:Thực hiện một trong các cách sau:

+ Cách 1: Nhấp nút File để chèn hình từ tập tin hình. Bạn tìm đến thư mục chứa hình rồi nhấp chuột hai lần vào hình muốn chèn vào.

+ Cách 2: Nhấp nút Clipboard để dán hình đang chứa trong bộ nhớ vào làm hình nền cho slide.

từ khóa tìm hình tại hộp Search text. Chọn hình và nhấn nút OK để chèn vào slide. Nếu chọn thêm Include content from Office.com thì kết quả tìm kiếm hình sẽ bao gồm luôn các hình tìm thấy trên trang Office.com.

Ví dụ, bạn chọn cách 1, và chọn hình nền Background07.jpg

Hình 4.12: Chọn hình nền

-Bước 5: Nhấn nút Close để tiến hành áp dụng hình nền cho các slide đang chọn. Nếu bạn muốn áp dụng hình nền cho tất cả các slide thì nhấn nút Apply to All.

Hình 4.13: Hai slide đã được áp dụng hình nền

4.2.2. Dùng màu làm nền cho slide

-Bước 1: Chọn một hoặc nhiều slide muốn tô màu nền. Ví dụ, bạn chọn slide 4 và 5.

-Bước 2: Vào ngăn Design, nhóm Background, chọn Background Styles và chọn tiếp Format Background. Hộp thoại Format Background xuất hiện.

- Bước 3: Chọn Fill từ danh sách bên trái hộp thoại và chọn tiếp SolidFill

Hình 4.14: Chọn màu và chỉnh độ trong suốt

- Bước 4: Bạn chọn màu cần tô nền tại nút Color, nhấn nút More Colors nếu muốn chọn màu khác từbảng màu cơ bản. Bạn có thể tùy chỉnh độ trong suốt của màu tại thanh trượt Transparency hoặc nhập trực tiếp vào hộp kế bên thanh trượt (xem hình 4.14)

- Bước 5: Nhấn nút Close để tiến hành áp dụng màu nền cho các slide đang chọn. Nếu bạn muốn áp dụng màu nền cho tất cả các slide thì nhấn nút Apply to All.

Hình 4.15: Hai slide đã được áp dụng màu nền

4.2.3. Tô nền slide kiểu Gradient

Ngoài kiểu tô nền một màu, PowerPoint còn cho phép tô nền với nhiều màu phối hợp với nhau tạo nên các hiệu ứng màu đẹp mắt.

9.

-Bước 2: Vào ngăn Design, nhóm Background, chọn Background Styles và chọn tiếp Format Background. Hộp thoại Format Background xuất hiện.

-Bước 3: Chọn Fill từ danh sách bên trái hộp thoại và chọn tiếp Gradient Fill

Hình 4.16: Tùy chọn nền

-Bước 4: Tại hộp Preset colors, bạn chọn một kiểu màu nào đó. Ví dụ như bạn chọn kiểu Daybreak, chọn Type là Linear, chọn Direction là Top Left to Bottom Right và chọn góc nghiên 450tại hộp Angle.

-Bước 5: Tại phần Gradient stops, bạn chọn màu để phối với bộ màu đã chọn ở bước trên và thiết lập thêm các thông số tại Positon, Brightness và Transparency bằng cách vừa điều chỉnh vừa quan sát các slide đang chọn.

- Bước 6: Nhấn nút Close để áp dụng hiệu ứng Gradient cho các slide đang chọn hoặc nhấn nút Apply to All để áp dụng hiệu ứng này cho toàn bài thuyết trình.

Hình 4.18: Hai slide áp dụng hiệu ứng màu nền Gradient

4.2.4. Xóa hình nền và màu nền đã áp dụng cho slide

Để xoá bỏ các màu nền, hiệu ứng màu nền Gradient, hình nền cho các slide. Bạn làm theo các bước sau:

- Bước 1: Chọn các slide muốn xóa màu nền, hình nền, hiệu ứng màu nền Gradient - Bước 2: Vào ngăn Design, nhóm Background, chọn Background Styles và chọn tiếp Reset Slide Background

Hình 4.19: Trả nền slide về kiểu mặc định 4.3. LÀM VIỆC VỚI SLIDE MASTER

theme và layout của một bài thuyết trình bao gồm nền slide, màu sắc, các hiệu ứng, kích thước và vị trí của các placeholder trên slide.

Mỗi bài thuyết trình có ít nhất một slide master. Điểm hữu ích chính khi sử dụng slide master là chúng ta có thể thay đổi toàn bộ kiểu dáng và thiết kế của bài thuyết trình rất nhanh chóng. Khi muốn một hình ảnh hay thông tin nào đó xuất hiện trên tất cả các slide thì nên thêm chúng trong slide master để tránh phải nhập các thông tin trùng lặp ở các slide.

Do các hiệu chỉnh và thay đổi trong slide master ảnh hưởng đến toàn bộ bài thuyết trình nên chúng ta chỉ thực hiện các hiệu chỉnh và thay đổi trong chế độ màn hình Slide Master.

4.3.2. Thực hiện chèn Slide master

-Bước 1: Chọn tab View  chọn Slide master tại ngăn Master Views (xem hình 4.20)

Hình 4.20: Chọn Slide master từ Ribbon Màn hình xuất hiện như hình 4.21

Slide

Slide

Chọn Slide master

Hình 4.21: Màn hình Powepoint sau khi chọn Slide master

4.3.3. Thực hiện làm tiêu đề cho slide master

Để thực hiện tiếp tục công việc của slide master, bạn sẽ thực hiện làm tiêu đề cho slide master như sau:

- Bước 1: Chọn Slide master

- Bước 2: Di chuyển Footer và ngày tháng năm trên cùng của slide xuống dưới cùng của slide (xem hình 4.22)

Hình 4.22: Màn hình Slide sau khi di chuyển Footer và ngày tháng năm - Bước 3: Chọn khung “CLICK TO ADD TITLE” và nhấn phím Delete để xóa - Bước 4: Chọn tab Insert --> Shapes --> Chọn Textbox

- Bước 5: Nhấn giữ chuột trái và vẽ Textbox lên phía trên cùng của slide - Bước 6: Nhập nội dung tiêu đề của Slide master

- Bước 7: Chọn và chỉnh Font, size, màu cho nội dung chữ vừa nhập

Lưu ý: Khi bạn xây dựng bài thuyết trình, bạn muốn chèn một biểu tượng hay một logo của công ty chẳng hạn... vào slide và biểu tượng, logo đó luôn có mặt ở các slide với một vị trí nhất định. Như vậy bạn phải thực hiện chèn nó vào ngay trong khi thực hiện chèn slide master vào trong bài thuyết trình. Các bước thực hiện như bạn chèn hình ảnh

Xóa khung CLICK TO

4.3.4. Chèn ngày tháng vào slide

Trên các slide của bài thuyết trình, nếu bạn để ngày tháng năm thì sẽ thu hút được người xem hơn bởi nó có tính tin học hóa ở trong đó. Các bước thực hiện như sau:

-Bước 1: Đặt con trỏ tại ô ngày tháng năm

-Bước 2: Chọn tab Insert --> Date and Time, màn hình xuất hiện như hình 4.23 -Bước 4: Chọn kiểu ngày tháng bạn muốn chèn vào từ danh sách Available formats -Bước 5: Chọn ngôn ngữ từ Language

-Bước 6: Nhấp chọn ô check để tự động cập nhật ngày tháng

năm

-Bước 7: Chọn OK để hòa tất

+ Chọn Default để mặc định các lựa chọn trong hộp thoại + Chọn Cancel để hủy các công việc đang làm trong hộp thoại

Hình 4.23: Hộp thoại Date and Time

4.3.5. Chèn slide Number vào slide

Slide Number trong các slide cũng như số trang ở MS.Word hoặc MS.Excel.... Khi bạn thực hiện chèn slide number vào trong slide thì slide number có mặt trên tất cả các slide (có thứ tự) và cũng để cho người trình diễn hay người xem biết mình đang biểu diễn hay đang xem ở slide thứ mấy. Để thực hiện chèn slide number vào slide master, bạn thực hiện theo các bước như sau:

-Bước 1: Đặt con trỏ vào ô ở cuối slide và xóa kí tự “#” đi Chọn kiểu ngày tháng năm Lựa chọn ngôn ngữ Cập nhật ngày tháng tự động

- Bước2: Chọn tab Insert --> Slide Number

Lưu ý: Bạn có thể thực hiện chèn ngày tháng và slide number cùng một lần và nhanh chóng hơn, các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Nhấp chuột ra ngoài vùng trống trên slide

- Bước 2: Chọn tab Insert --> Slide Number, xuất hiện hộp thoại như hình.24 - Bước 3: Thiết lập các tùy chọn. Ý nghĩa của các tùy chọn như sau:

+ Date and time: Hiển thị ngày tháng năm

+ Update automatically: Cập nhật ngày tháng năm tự động + Fixed: Cố định ngày tháng năm thực hiện

+ Slide number: Hiển thịslide Number (có thứ tự như số trang trên bản)

+ Footer: Hiển thị nội dung tiêu đề cuối slide (bạn phải nhập nội dung tiêu đề) + Preview: Xem hiển thị trước khi áp dụng

+ Apply: Áp dụng tùy chọn cho slide đang thực thi

+ Apply to All: Áp dụng tùy chọn cho tất cả các slide trên 1 tập tin đang mở Nếu bạn muốn hủy bỏ việc thiết lập các tùy chọn thì nhấn chuột vào cancel

Hình 4.24: Hộp thoại Header and Footer

Nhập nội dung tiêu đề cuối slide Hiển thị ngày tháng năm Cập nhật ngày tháng năm tự động Hiển thị slide Number Cố định ngày tháng năm thực hiện Xem hiển thị trước Áp dụng tùy chọn cho slide đang thực thi Áp dụng tùy chọn cho tất cả các slide trên 1 tập tin đang mở Nhập nội dung tiêu đề cuối Slide

4.4. TỔ CHỨC CÁC SLIDE TRONG BÀI THUYẾT TRÌNH

Bạn có thể sắp xếp lại thứ tự của các slide trong bài thuyết trình bất kỳ khi nào bạn muốn. PowerPoint thiết kế chế độ Slide Sorter để thực hiện công việc tổ chức và sắp xếp các slide rất thuận tiện. Các bước thực hiện như sau:

-Bước 1: Mở bài thuyết trình cần tổ chức lại.

-Bước 2: Vào ngăn View chọn Slide Sorter. Màn hình PowerPoint chuyển sang chế độ hiển thị Slide Sorter.

-Bước 3: Dùng chuột chọn một hoặc nhiều slide cần thay đổi vị trí. Muốn chọn nhiều slide cùng lúc thì giữ phím Alt (chọn các slide liền nhau) hoặc Ctrl (chọn các slide nằm cách xa nhau) trong khi nhấp chọn các slide.

Hình 4.25: Slide Sorter

-Bước 4: Giữ trái chuột và kéo các slide đến vị trí mới. Khi xuất hiện đường kẽ đứng tại vị trí mới thì thả trái chuột và các slide được chọn sẽ được di chuyển đến vị trí mới này.

Hình 4.25: Sắp xếp trình tự các slide

NHỮNG SAI HỎNG THƯỜNG GẶP

TT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1 Nền của Slide màu sắc, hình ảnh pha trộn không đúng mục đích. - Trên cùng Slide vừa có hình nền vừa có màu nền. - Chưa có kỹ năng xử lý. - Gỡ bỏ màu nền hoặc hình nền. - Rèn luyện thật nhiều để tạo thành kỹ năng.

2 Tiêu đề Slide

Master hiển thị không đúng vị trí.

- Vị trí đánh máy tiêu đề cho Slide Master không đúng.

- Mở Slide Master  gỡ bỏ đoạn nội dung đánh máy tựa đề của Slide Master không đúng và thực hiện lại đúng theo quy trình theo hình 4.21 và hình 4.22

D. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MÔ ĐUN.

TT Nội dung Điểm chuẩn Điểm đánh

giá

I Điểm thao tác 40

1 Chọn đúng Theme cho bài thuyết trình. 05

2 Chọn màu nền cho Slide đúng yêu cầu. 05

3 Dùng hình đưa vào làm nền cho Slide. 05

5 Tổ chức thành công các Slide trong bài thuyết trình.

10 6 Chèn được ngày tháng vào Slide đúng vị trí yêu

cầu.

05 7 Chèn được Slide Number vào Slide đúng vị trí

yêu cầu.

05

II Điểm kỹ thuật 60

1 Phối màu nền đẹp, hợp lý (hoặc đúng yêu cầu). 20

2 Tạo và hiệu chỉnh Slide Master đúng vị trí, đúng yêu cầu.

20

3 Định dạng font, Size cho ngày tháng trên Slide. 05

4 Định dạng font, Size cho Slide Number trên Slide.

05

5 Định dạng font, Size cho tiêu đề Slide Master. 10

III. Điểm thời gian 10

1 Đúng thời gian 0

2 Xong trước thời gian định mức cứ 1 phút thì được cộng thêm:

02

Điểm cộng tối đa là 10 điểm

Bài 5.

TẠO HIỆU ỨNG CHO BÀI THUYẾT TRÌNH

A. MỤC TIÊU.

- Trình bày được cách tạo hiệu ứng;

- Thực hiện được các hiệu ứng cho từng đối tượng;

- Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo.

B. DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - VẬT LIỆU. C. NỘI DUNG.

Các hiệu ứng và hoạt cảnh cho các đối tượng trên slide là cách tốt nhất giúp bạn nhấn mạnh vào các thông tin cung cấp trên slide, điều khiển dòng thông tin trong bài thuyết trình và giúp người xem cảm thấy thích thú hơn đối với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể áp dụng hiệu ứng vào các đối tượng trên từng slide riêng lẻ hoặc thực hiện công việc này trong slide master và các slide layout nhằm tiết kiệm thời gian.

PowerPoint cung cấp rất nhiều hiệu ứng và được chia làm 4 nhóm:

- Hiệu ứng Entrance. Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ xuất hiện trên slide hoặc có xu hướng di chuyển từ bên ngoài slide vào trong slide.

- Hiệu ứng Exit: Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ biến mất khỏi slide hoặc có xu hướng di chuyển từ trong slide ra khỏi slide.

- Hiệu ứng Emphasis: Nhấn mạnh nội dung áp dụng hiệu ứng

- Hiệu ứng di chuyển: Hiệu ứng làm các đối tượng di chuyển theo một đường đi qui

Một phần của tài liệu Giáo trình microsoft powerpoint 2010 (nghề công nghệ thông tin) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)