Đồng hồ tích hợp

Một phần của tài liệu Bài giảng thực hành điện thân xe (Trang 86 - 92)

3. Câu hỏi tự học

2.5. Đồng hồ tích hợp

2.5.1. Sơ đồ mạch điện

Đồng hồ hiển thị thông thƣờng lấy thông tin trực tiếp từ các cảm biến (tín hiệu điện áp). Ngày nay đối với các xe có sử dụng đƣờng truyền thông tin CAN, các cảm biến sẽ gửi tín hiệu lên ECU và ECU sẽ giao tiếp với đồng hồ tích hợp để hiển thị thông tin cần thiết. Đối với loại đồng hồ này phải sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra tình trạng kỹ thuật của hệ thống thông tin.

Các tín hiệu đƣợc mạng CAN sử dụng là :

TACH của tốc độ động cơ, THWO của cảm biến nhiệt độ nƣớc, SPD của cảm biến tốc độ xe…..

Hình 4.6 Sơ đồ mạch điện bên trong của đồng hồ tích hợp không có mạng CAN

2.5.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ

Triệu chứng Khu vực nghi ngờ

- Các bóng đèn báo không sáng khi bật khóa điện

- Nguồn điện - Bóng đèn - Dây dẫn - Bóng đèn soi sáng đồng hồ không sáng - Bóng đèn

- Vị trí tiếp xúc của các giắc cắm - Các tín hiệu thông tin bị mất - Cảm biến

- Dây dẫn

- Chi tiết hiển thị

Bảng trên chỉ nêu ra một số trƣờng hợp điển hình về triệu chứng của đồng hồ hiển thị thông tin của ô tô. Nếu một trong các thông tin trên bảng đồng hồ không hiển thị thì thông thƣờng có 2 nguyên nhân chính là mạch nguồn và mạch cảm biến. Trình tự làm nhƣ sau :

- Đọc bản vẽ xác định xem có mạch nào sử dụng chung nguồn với mạch đang bị hƣ hỏng. Nếu mạch đó còn hoạt động có thể suy ra bóng đèn của mạch đang kiểm tra bị hƣ hỏng, còn các mạch chung nguồn không hoạt động thì nguyên nhân nhiều khả năng là mất nguồn âm hoặc dƣơng cho các mạch dùng chung đó. Nếu mạch nguồn là tốt thì hƣ hỏng

trong mạch sẽ là mạch tín hiệu.

2.5.3. Trình tự tháo lắp, kiểm tra và thay thế 1. Trình tự tháo

- Tháo cáp âm ắc quy

- Tháo tấm ốptrang trí bảng táp lô phía dƣới Nhả vấu và kẹp, sau đó tháo tấm ốp phía dƣới ở giữa bảng táp lô.

- Tháo tấm ốp ngoài bảng táp lô đầu bên trái Nhả khớp 6 vấu và 3 kẹp, và sau đó tháo tấm ốp bảng táp lô đầu bên trái.

- Tháo tấm ốp ngoài bảng táp lô đầu bên phải Nhả khớp 6 vấu và 3 kẹp, và sau đó tháo tấm ốp bảng táp lô đầu bên phải

- Tháo tấm ốp trang trí bảng táp lô

Nhả khớp 7 vấu và 5 kẹp rồi sau đó tháo tấm ốp bảng táp lô.

- Tháo cụm đồng hồ táp lô + Ngắt 2 giắc nối.

+ Tháo 2 vít và kép đồng hồ táp lô ra phía sau để tháo nó.

2. Thay bóng đèn hoặc kính

Nhả khớp 9 vấu và tháo kính đồnghồ táp lô

3. Trình tự lắp

- Lắp cụm đồng hồ táp lô bằng 2 vít.

Chú ý:

Lắp đồng hồ táp lô sao cho vấu rìa của đồng hồ táp lô được giữ ở giữa bảng táp lô và tấm ốp trang trí đồng hồ táp lô.

Lắp 2 giắc nối.

- Lắp tấm ốp trang trí bảng táp lô

Lắp 2 vấu của tấm ốp trang trí bảng táp lô lên tấm ốp bảng táp lô phía trên ở giữa.

- Cài khớp 5 vấu và 5 kẹp để lắp tấm ốp phía dƣới bảng táp lô

- Lắp tấm ốp ngoài bảng táp lô đầu bên trái

- Lắp tấm ốp trang trí bảng táp lô phía dƣới Cài khớp 2 vấu và 2 kẹp để lắp tấm ốp phía dƣới ở giữa bảng táplô.

- Nối cáp âm ắc quy Mô men: 5.4 N.m

3. Câu hỏi tự học.

1. Trình bày phƣơng pháp tìm cực dƣơng và cực âm của đồng hồ tích hợp khi không có bản vẽ

2. Vẽ sơ đồ mạch nốimạch điệncủa đồng hồ tích hợp trên xe Toyota Corrola 1992 3. Vẽ hình và trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện hiển thị tốc độ động cơ trên xe Mercedez MB1400

4. Vẽ sơ đồ đấu nối mạch điện của đồng hồ tích hợp trên xe Toyota Camry 2005 có trang bị hộp số tự động

5. Vẽ sơ đồ mạch điện và trình bày nguyên lý làm việc của mạch hiển thị nhiệt độ nƣớc thông qua mạng CAN

BÀI 5: BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG GẠT NƢỚC VÀ RỬA KÍNH

I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN

- Trình bày đƣợc các triệu chứng thƣờng gặp và khu vực nghi ngờgây ra hƣ hỏng - Nhận dạng đƣợc các bộ phận trong hệ thống

- Đấu nối đƣợc mạch điện hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Tháo, lắp, kiểm tra và bảo dƣỡng hệ thống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Đảm bảo an toàn trong lao động và vệ sinh công nghiệp

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Mô tả chung

Trong quá trình sử dụng xe, tầm quan sát của ngƣời lái xe sẽ bị ảnh hƣởng nếu kính chắn gió bị bụi bẩn hoặc đọng nƣớc. Hệ thống gạt nƣớc và rửa kính có nhiệm vụlàm sạch kính chắngió để tăng khả năng quan sát của ngƣời lái xe để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Hệ thống bao gồm :

- Phần cơ khí

+ Cơ cấu dẫn động : tạo ra chuyển động lắc tuần hoàn của cần gạt mƣa trên kính chắn gió tử mô men quay của mô tơ gạt mƣa

+ Cần gạt mƣa và lƣỡi gạt: Lƣỡi gạt mƣa đƣợc lắp trên cần gạt mƣa và có thể thay thế một cách dễ dàng.

- Phần điện :

+ Mô tơ gạt mƣa: chuyển hóa điện năng của ắc quy tạo ra mô men quay để dẫn động cần gạt mƣa

+ Mô tơ bơm nƣớc rửa kính, ống dẫn nƣớc và vòi phun nƣớc

+ Nguồn điện, cầu chì, công tắc gạt mƣa và rơ le định thời gian gạt mƣa.

Hình 5.1 Vị trí các bộ phận của hệ thống gạt nƣớc và rủa kính

1.Cụm bình bơm nƣớc rửa kính; 2. Vòi phun nƣớc; 3. Mô tơ gạt nƣớc phía trƣớc; 4. Mô tơ bơm nƣớc; 5. Cụm công tắc điều khiển; 6. Hộp cầu chì

Các cần gạt mƣa có thể thay đổi đƣợc tốc độ tùy vào tình trạng thời tiết. Có kiểu xe đƣợc trang bị ba ba chế độ hoặc 5 chế độ. Các chế độ hoạt động của cần gạt mƣa bao gồm :

nay, thời gian nghỉ giữa hai lần gạt nƣớc có thể điều chỉnh đƣợc

- Chế độ LOW/MIST (tốc độ thấp) dùng khi có sƣơng đọng trên kính hoặc mƣa nhỏ để gạt sƣơng đọng trên kính chắn gió

- Chế độHIGH (tốc độ cao) dùng khi trời mƣa to

- Chế độ AUTO (tự động) thì tốc độ gạt sẽ đƣợc điều khiển tự động nhờ sự nhận biết của cảm biến lƣợng nƣớc mƣa

Nếu bộ phận điều khiển gạt nƣớc phát hiện có sự cố trong bộ phận cảm nhận nƣớc mƣa nó sẽ điều khiển gạt nƣớc hoạt động mộtcách gián đoạn phù hợp với tốc độ xe. Đây chính là chức năng an toàn khi có sự cố trong hệ thống cảm biến nƣớc mƣa.

- Chế độ phun nƣớc rửa kính, ở chế độ độ này ngoài nƣớc rửa kính đƣợc phun vào kính chắn gió, cần gạt mƣa cũng sẽ tự động quay một vòng để gạt nƣớc mƣa

- Chế độ OFF (tắt). Khi tắt công tắc gạt mƣa vào bất kỳ thời điểm nào, cần gạt mƣa sẽ tiếp tục gạt và dừng lại ở vị trí thấp nhất trên kính chắn gió, ở những xe có trang bị gạt nƣớc cho kính sau, thì công tắc gạt nƣớc sau cũng nằm ở công tắcgạt nƣớc và đƣợc bật về giữa các vị trí ON và OFF. Một số xe có vị trí INT cho gạt nƣớc kính sau. ở những kiểu xe gần đây, ECU đƣợc đặt trong công tắc tổ hợp cho MPX (hệ thống thông tin đa chiều).

Hình 5.2 Các vịtrí điều khiển công tắc gạt nƣớc trƣớc và sau

1. Vịtrí thay đổi tốc độ gạt mƣa; 2. Vịtrí thay đổi thời gian nghỉ của chếđộ INT; 3. Vị trí bơm nƣớc; 4. Vị trí thay đổi tốc độ gạt mƣa sau.

2. Sơ đồ mạch điện

Một phần của tài liệu Bài giảng thực hành điện thân xe (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)