Phân loại mã

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển từ xa 2 (Trang 50 - 52)

a) Mã thường: là mã không có khả năng chống nhiễu. Là mã mà giữa các từ mã chỉ khác nhau một ký hiệu: d=1.

Vì thế chỉ cần nhiễu làm méo một ký hiệu thì làm cho từ mã này trở thành từ mã khác.

Mã thường sử dụng tất cả các từ mã có trong bộ mã đầy N b) Mã chống nhiễu: còn gọi là mã hiệu chỉnh.

Gồm hai loại:

-Mã phát hiện sai: là loại mã có thể phát hiện có sai trong từ mã nhận được, nhưng không xác định được tín hiệu nào trong từ mã bị nhiễu làm sai.

- Mã phát hiện và sửa sai: là mã phát hiện có sai trong từ mã, xác định được tín hiệu nào bị nhiễu làm sai. Nguyên tắc xây dựng mã chống nhiễu là: từ trong bộ mã đầy N d , ta chọn 1 số từ mã có tính chất nhất định để dùng. Số từ mã đó gọi là số từ mã được dùng. Những từ mã còn lại gọi là từ mã cấm.

Những từ mã được dùng lập thành bộ mã với NV (NV<N d ).

Các mã chống nhiễu đều là mã có bộ mã vơi. Cơ chế chống nhiễu của mã: nếu nhiễu làm sai các tín hiệu thì từ mã dùng trở thành một trong những từ mã cấm. Do biết trước mã nào cấm nên sẽ phát hiện được từ mã đã bị sai. Phương pháp xây dựng mã chống nhiễu:

Hình 2.1: Cơ chế chống nhiễu của mã

Nếu số từ mã dùng càng ít, số từ mã cấm càng nhiều→ thì bộ mã càng vơi→khả năng chống nhiễu càng cao: vì các từ mã dùng càng cách xa nhau nên khả năng nhiễu gây ra sai để từ mã dùng này trở thành từ mã dùng khác là rất nhỏ.

c) Cách sửa sai của mã chống nhiễu: Trong tập các từ mã (bộ mã Nd) ta chọn các tập con không giao nhau có chứa các từ mã được dùng. Nếu nhiễu làm từ mã được dùng biến thành từ mã cấm, nhưng vẫn nằm trong tập con thì từ mã sai đó được sữa thành từ mã dùng của tập con ấy (từ A→ a).

Nếu nhiễu làm từ mã dùng biến thành từ mã dùng khác hay từ mã cấm thuộc tập con khác (A→B) thì sai không phát hiện đựợc, lúc nàytin thu được bị sai.

Hình 2.2: Quá trình sửa sai của mã chống nhiễu

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển từ xa 2 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)