Các loại mã phát hiện sai

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển từ xa 2 (Trang 61 - 62)

Đây là loại mã phát hiện được có sai trong từ mã nhận được, nhưng không thể phát hiện sai nằm ở vị trí nào, và không có khả năng sửa sai. Thuật toán phát hiện sai của các loại mã này đơn giản nên thiết bị dịch và mã hóa không phức tạp. Cùng với các biện pháp chống nhiễu khác, mã phát hiện sai thỏa mãn yêu cầu truyền tin thông thường. Khi nào cần độ chính xác cao mới dùng đến mã sửa sai. Các loại mã thường dùng là: a) Mã kiểm tra chẵn (lẻ): Được cấu tạo bằng cách thêm vào m phần tử mang tin 1 phần tử dư K=1 (0 hay 1) sao cho số phần tử 1 trong từ mã nhận được luôn là chẵn (lẻ). Ví dụ: m 11011 10101 00010 K 0 1 1 n=m+K 110110 101011 000101

Vậy độ dài của từ mã nhận được là: n=m+1. Tổng số các từ mã có thể nhận được là N= 2n . Trong đó chỉ có một nửa N1 = 2n−1 là từ mã dùng, còn nửa còn lại N2 = 2n−1 là từ mã cấm. Nếu gọi hệ số độ dư là tỷ số giữa độ dài của từ mã n và số phần tử mang tin m, thì đối với mã kiểm tra chẵn ta có:

Như vậy nếu số phần tử mang tin m của mã kiểm tra chẵn càng lớn thì độ dư abc càng bé và mã càng có tính hiệu quả cao. Thuật toán phát hiện sai của mã kiểm tra chẵn (lẻ) như sau: ở phía thu có một khâu kiểm tra số phần tử 1 trong từ mã nhận được. Nếu số phần tử 1 là chẵn (trong phép kiểm tra chẵn) thì từ mã nhận được là đúng, không sai. Nếu số phần tử 1 là lẻ thì trong mã có sai. Ma trận thử của loại mã này được viết:

Phép kiểm tra: R = F.H T = 0 F: từ mã nhận được phía thu HT: ma trận chuyển vị của [H] R: ma trận kết quả.

Ví dụ: phía thu nhận được từ mã F=11011 Ta thực hiện phép kiểm tra R:

Kết quả kiểm tra bằng 0. Chứng tỏ rằng trong từ mã không có sai (không có sai bậc lẻ)…Nếu kết quả ≠ 0 → trong từ mã có sai. Tương tự có thể xây dựng mã kiểm tra lẻ, mã này cấu tạo đơn giản, dùng ở nơi nhiễu ít. b) Mã có trọng lượng không đổi: Là mã có độ dài các từ mã như nhau và số phần tử 1 trong các từ mã không đổi. Mã này có thể phát hiện tất cả các sai trừ trường hợp sai đổi lẫn: có nghĩa là có bao nhiêu phần tử 1 biến thành 0 thì cũng có bấy nhiêu phần tử 0 biến thành 1. Số từ mã dùng được tính như sau:

n: chiều dài từ mã nhận được.

l: số phần tử 1 có trong từ mã.

Thường hay dùng mã 5 trọng lượng 2: Nl = C52 =10 Thường hay dùng mã 7 trọng lượng 3: Nl = C73 = 35 Ví dụ cho hai loại mã trên như sau:

Mã C52 Mã C73 00011 00101 01010 1010100 0101010 1110000

Chú ý: mã có nghĩa là độ dài mã. Trọng lượng: có nghĩa là số phần tử 1 có trong mã. Ở phía thu có bộ phận tính số phần tử 1 trong từ mã. Nếu số phần tử 1 không bằng trọng lượng của mã thì từ mã đó sai. Mã này có tính chống nhiễu cao do phát hiện được nhiều dạng sai. Nhược điểm: thiết bị mã hóa và dịch mã phức tạp.

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển từ xa 2 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)