Quan điểm kinh tế của độ tin cậy

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển từ xa 2 (Trang 163 - 165)

Nâng cao độ tin cậy của sản phẩm cần được giải quyết trước hết theo quan điểm kinh tế, tức là cần coi tính kinh tế là tiêu chuẩn chủ yếu để giải quyết các bài toán thực tiến về độ tin cậy.

Mặc dù kỹ thuật hiện đại cho phép đạt được độ tin cậy và các chỉ tiêu chất lượng khác theo ý muốn. Nhưng vấn đề là chi phí để đạt được các mục đích đặt ra. Chi phí ấy có thể cao tới mức, hiệu quả của công việc nâng cao độ tin cậy không đủ bù đắp lại và kết quả là giải pháp được tiến hành sẽ gây thua lỗ. Tất nhiên điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của giải pháp được áp dụng. Các biện pháp nâng cao độ tin cậy có thể không đòi hỏi chi phí lớn, khi khoa học và thực tiễn chỉ ra lời giải tối ưu.

Khi so sánh các phương án khác nhau để đạt được độ tin cậy cần thiết phải xuất phát từ điều kiện hiệu quả kinh tế tổng cộng đem lại là lớn nhất, có thể kể tới chi phí trong giai đoạn chế tạo và giai đoạn khai thác sản phẩm.

1.Các khái niệm cơ bản

Những khái niệm cơ bản đươc chia thành 4 nhóm sau:

a) Các khái niệm về đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng có phục hồi:là đối tượng mà khả năng làm việc của nó có thể thiết lập lại trong trường hợp xẩy ra hư hỏng.

- Hệ thống: là đối tượng bao gồm một tập hợp các phần tử. Các phần tử này được liên kết chức năng và tương hỗ nhau trong khi thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ

-Phần tử là đối tượng có độ tin cậy độc lập, một đơn vị không thể chia nhỏ trong hệ thống

b. Các khái niệm về trạng thái của đối tượng:

- Khả năng làm việc: là tínhchất của đối tượng có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao và duy trì các thông số chủ yếu trong một giới hạn

- Hỏng: là sự tổn thất toàn bộ hoặc một phần những tính chất của sản phẩm làm mất hoặc giảm thực chất khả năng làm việc của nó.

- Trạng thái giới hạn: là trạng thái của đối tượng trong đó do những đòi hỏi về an toàn hoặc giảm hiệu quả làm việc tới mức không thể khắc phục được, sự làm việc tiếp tục là không thể hoặc không có lợi về mặt kỹ thuật.

- Hỏng dần dần: là hỏng xuất hiện cùng với sự biến đổi chậm các thông số đầu ra xác định chất lượng làm cho các thống số này vượt ra ngoài mức giới hạn cho phép hỏng dần dần, thường do lão hoá, mài mòn hoặc ăn mòn.

- Hỏng đột ngột: là hỏng xuất hiện cùng với sự biến đổi lớn trong khoảng thời gian ngắn các thông số đâu ra nói trên.

- Hỏng hoàn toàn: là hỏng sau khi xẩy ra cho tới khi nó được phục hồi vẫn không thể đưa nó vào sử dụng với mục đích đã xác định trước đó.

- Hỏng một phần: là hỏng sau khi xẩy ra sau khi đem phục hồi còn sử dụng vào mục đích đã xác định của nó, tuy nhiên trong đó giá trị một vài thông số đầu ra cơ bản đã vượt ra ngoài giới hạn cho phép.

- Nhiễu – hỏng: làm mất khả năng làm việc của đối tượng trong một thời gian ngắn, nhưng tự khặc phục được.

c. Các khái niệm về tính chất của đối tượng:

-Độ tin cậy: là tính chất đối tượng, ở một thời điểm nhất định, dưới những điều kiện làm việc nhất định, hoàn thành nhiệm vụ chức năng cho trước, duy trì được giá trị các thông số làm việc đã được thiết lập trong giới hạn đã cho. Độ tin cậy là tính chất phức hợp, nó bao gồm các tính chất chủ yếu của đối tượng: tính không hỏng, tính sửa chữa, tính bảo quản và tính lâu bền.

+Tính không hỏng: là tính chất của đối tượng giữ được khả năng làm việc của mình. Đặc trưng định lượng cho tính không hỏng là các đại lượng xác suất làm việc không hỏng, thời gian làm việc trung bình giữa các lần hỏng, cường độ hỏng.

+Tính sửa chữa: là tính chất của đối tượng thích ứng với việc tiến hành bảo dưỡng sửa chữa nó.

+Tính bảo quản: là tính chất của đối tượng duy trì được các thông số đầu ra xác định chất lượng của mình trong giới hạn đã cho khi nằm trong kho hoặc khi vận chuyển.

+Tính lâu bền: là tính chất của đối tượng duy trì đươc khả năng làm việc của mình cho tới trạng thái giới hạn, trong đó kể cả những gián đoạn cần thiết cho việc bảo dưỡng sửa chữa. Đặc trưng cho tính lâu bền là các đại lượng: tuổi thọ trung bình,trung bình thời gian làm việc, tuổi thọ gamma phần trăm, thời gian làm việc gamma phần trăm, trung bình thời gian làm việc giữa các lần sửa chữa, trung bình thời gian làm việc cho tới khi thanh lý.

d. Các đặc trưng của độ tin cậy:

- Lượng công việc: là số đo nào đó của nhiệm vụ mà đối tượng thực hiện như sản lượng, quãng đường đi, số chu trình tải trọng và đặc biệt thường dùng là khoảng thời gian làm việc.

- Thời gian phục hồi hay tuổi thọ: là khoảng thời gian làm việc tính theo lịch của đối tượng, từ khi bắt đầu bước vào hoạt động cho tới khi đạt trạng thái giới hạn. Đặc trưng này thường dùng cho đối tượng chịu tác động thưòng xuyên của tải trọng và môi trường mà nguyên nhân của nó là làm mất khả năng làm việc của đối tượng thường là ăn mòn, thiệt độ...

- Thời gian làm việc đến khi hỏng ( tuổi thọ hữu ích ): là tổng thời gian thực hiện nhiệm vụ của đối tượng, từ khi bước vào hoạt động tới khi đạt trạng thái giới hạn.

- Thời gian phục hồi cho phép hay tuổi thọ danh định: là thời gian làm việc đến trạng thái giới hạn được quy định cho trước.

Một phần của tài liệu Bài giảng điều khiển từ xa 2 (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)