Card đo vị trí, dịch chuyển sử dụng cảm biến điện cảm SO4203-5U

Một phần của tài liệu Bài giảng thực hành đo lường cảm biến (Trang 78 - 80)

V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Card đo vị trí, dịch chuyển sử dụng cảm biến điện cảm SO4203-5U

(Inductive displacement sensor)

* Những thành phần chính trên Card thực hành: (1)- Cảm biến điện cảm vi sai

(2)- Mạch cầu đo xoay chiều (3)- Mạch khuếch đại

(4)- Thang điều chỉnh vị trí cảm biến (5)- Bộ điều chỉnh pha của máy phát xung (6)- Biến trở chỉnh không cho mạch cầu đo (7)- Bộ lấy mẫu và giữ.

Hình 3.1. Card đo dịch chuyển sử dụng cảm biến điện cảm

* Sơ đồ mạch của một cảm biến điện cảm đo độ dịch chuyển.

Hình 3.2. Sơ đồ khốicảm biến điện cảm đo dịch chuyển

Cảm biến chứa một phần cảm điện vi phân với một lõi sắt có thể di chuyển được. Cầu đo (1), được cung cấp bởi một điện áp AC với tần số khá cao, sẽ tạo ra điện áp uD. Biên độ và pha của điện áp (hoặc là 0 hoặc là 180o) phụ thuộc vào vị trí của lõi sắt. Điểm 0 của cầu có thể được xác định nhờ biến trở R2.

Điện áp của cầu được chuyển thành điện áp tham chiếu đất bởi một bộ khuếch đại vi phân (2). Ngõ ra của bộ khuếch đại vi phân được nối với một lỗ cắm 2 mm.

Điện áp AC đo được được chuyển thành điện áp DC nhờ một mạch lấy mẫu và giữ (Sample and Hold) (4). Máy tạo xung (3), máy có khả năng tạo xung vuông ngắn từ điện áp cung cấp, sẽ cấp xung cho mạch lấy mẫu. Pha φ của xung có thể được điều chỉnh trong khoảng 0 đến 90o so với điện áp ngõ vào bởi một biến trở. Để có kết quả tốt nhất, nên đặt pha khoảng 90o. Ngõ ra của mạch “lấy mẫu và giữ” sẽ là một điện áp DC uout tỉ lệ với chuyển động của lõi sắt.

Một phần của tài liệu Bài giảng thực hành đo lường cảm biến (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)