V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
2. Đo góc, tốc độ sử dụng cảm biến quang, đĩa mã hóa gia tăng tuyến tính
Hình 4.6. Đĩa mã hóa và sơ đồ đo
Bước 1: Kết nối mạch đo
Hình 4.7. Sơ đồ kết nối cảm biếnquang đĩa mã hóa tăng tuyến tính
Bước 2: Thiết lập thông số thiết bị đo
Mở bộ phân tích lô-gíc và thiết lập các giá trị sau:
Cài đặt cho bộ phân tích lô-gíc
Tín hiệu hiển thị I0 (=Q1), I1 (=Q2), I2 (=Q4)
Time/div 1 ms
Đầu ra (Output) Clock signal
Số lượng (number) 10
Xung nhịp (Clock) 100
Hình 4.8. Thiết lập thông số máy phân tích lô gic
Bước 3: Mở thiết bị ảo Bộ mã hóa số (Digital Encoder )
Hình 4.9. Bộ mã hóa số
Bước 4: Điều chỉnh tốc độ và ghi nhận tín hiệu ra
- Đặt bộ phận tinh chỉnh tốc độ trên thẻ thí nghiệm "Phép đo góc và tốc độ" đến tốc độ lớn nhất (theo chiều nào cũng được), tiến hành phép đo và vẽ đường phân tích thu được vào phiếu luyện tập 4.1.
- Đặt bộ phận tinh chỉnh tốc độ ban đầu đến tốc độ nhỏ nhất có thể theo chiều kim đồng hồ và bắt đầu đo bằng cách nhấn nút 'REC' trên bộ mã hóa số. (Chú ý: Cũng có thể quay đĩa mã hóa cẩn thận bằng tay). Lặp lại thao tác trên với chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Quan sát dạng tín hiệu và trả lời câu hỏi:
“Cảm biến đếm theo chiều nào trong mỗi trường hợp? Độ phân giải của góc là bao nhiêu, có nghĩa là có thể phân biệt được bao nhiêu vị trí khác nhautrong một vòng quay?”
- Đặt bộ phận tinh chỉnh tốc độ tới một tốc độ thấp theo chiều kim đồng hồ. Trong khi đĩa vẫn quay ta ấn nút REC nhiều lần và quan sát dạng tín hiệu thu được.
Câu hỏi: Hiển thị bắt đầu ở vị trí nào trong mỗi trường hợp? Tại điểm nào sau khi bắt đầu đo lại thì kết quả hiển thị chỉmột giá trị tuyệt đối đúng?
-Ấn Stop REC, nhấn nút D2 và quan sát dạng tín hiệu.
Câu hỏi: Điều gì đã thay đổi ở tín hiệu
- Đổi đầu nối tín hiệu tại Q 1 và Q 2 (nhấn nút D2 một lần nữa) và kiểm tra đáp ứng của cảm biến với cả hai chiều quay.
Câu hỏi: Tác động của việc đổi đầu nối là gì