Lập kế hoạch tham quan khảo sát thị trường

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức sản xuất (ngành quản trị mạng máy tính) (Trang 39 - 42)

3 .4 ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

3.8.2 Lập kế hoạch tham quan khảo sát thị trường

+ Xác định các vấn đề cần thiết có được sau đợt tham quan khảo sát thị trường:

- Các kiến thức về quản lý doanh nghiệp - Các mô hình thành công

- Các mẫu mã, sản phẩm hàng hóa đang thu hút thị hiếu của khách hàng. Nhu cầu về các loại hàng hóa, sản phẩm của các thị trường.

- Các dây chuyền công nghệ để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.

- Tìm kiếm đối tác.

+ Xác định các thị trường cần thâm nhập - Thị trường trong nước

- Thị trường ngoài nước

Lưu ý: khi lên danh sách các doanh nghiệp, thị trường cần tham quan khảo sát, cần xem xét yếu tố phù hợp về mức độ kinh doanh, sản phẩm,…

+ Lập danh sách những người tham gia tham quan khảo sát thị trường Từ việc xác định các vấn đề cần thiết có được sau đợt tham quan, khảo sát thị trường, những người tham gia tham quan khảo sát thị trường phải giữ các vị trí phù hợp với các vấn đề đã xácđịnh.

+ Phương pháp Marketing khảo sát thị trường:

Là phương pháp được sử dụng trong kinh doanh như một công cụ tổ chức, quảnlý. Marketting thường có nhiệm vụ chủ yếu sau:

Nghiên cứu các cơ sở của cầu (Số lượng thị trường cần, hình thức, kiểu cách, chất lượng, qui cách) làm cơ sở cho việc xác định sản phẩm. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Nghiên cứu các khía cạnh cung của sản phẩm (Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng) làm cơ là một hệ thống các giải pháp từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của thị trường, xác định phương án sản phẩm (số lượng sản xuất, cách thức sản xuất, xác định giá cả,…), xúc tiến việc bán hàng (quảng cáo, chào hàng, tổ chức phân phối,…)

Khâu đầu tiên và quan trọng nhất là nghiên cứu thị trường

Công tác nghiên cứu thị trsở cho việc xác định số lượng sản phẩm, thời gian tung sản phẩm ra thị trường để chiếm ưu thế.

Nghiên cứu điều kiện, cách thức chào hàng và tiêu thụ sản phẩm (hình thức và mức độ quảng cáo, phương thức thanh toán, phương thức tiêu thụ)

Xác định giá cả.

Giá là một bộ phận quan trọng hình thành lên thị trường, khi nghiên cứu thị trường đối với một sản phẩm thì phải xem xét trong mối quan hệ với một mức giá nào đó. Việc định giá sản phẩm liên quan rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Nếu định giá cao, người tiêu dùng khó chấp nhận, nếu định giá thấp sẽ thiệt thòi cho doanh nghiệp. Do vậy khi định giá cần dựa vào quan điểm sau:

Quan điểm vì lợi ích doanh nghiệp: Giá được tính trên cơ sở giá thành cộng với một khoản lợi nhuận nào đó.

Quan điểm hướng ra thị trường: Nhằm mục đích khai thác tối đa thị trường, nếu là sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể đặt giá ban đầu cao và giảm dần để

tăng tiêu thụ, nhưng cũng có thể đặt giá thấp ngay từ đầu để chiếm lĩnh thị trường.

Giá cả luôn biến động theo qui luật cung – cầu, vì vậy, việc xác định giá và phương án sản phẩm phù hợp là điều rất khó nhưng vô cùng quan trọng. Trên thực tế, cả hai quan điểm trên cũng chỉ đưa ra phương châm chung, việc lựa chọn giữa hai quan điểm đó còn do yếu tố giá thành sản phẩm chi phối. Giá thành sản phẩm gồm:

- Chi phí sản xuất (vật tư, điện, lương, khấu hao cơ bản,…) - Chi phí lưu thông (vận chuyển, thuê kho bãi,…)

- Chi phí dịch vụ hỗ trợ bán hàng (quảng cáo, triển lãm, khuyến mãi,…)

+ Kết thúc đợt tham quan, khảo sát thị trường cần tổ chức họp, thảo luận, đánh giákết quả của đợt. Qua đó, tính toán đến các phương án áp dụng, tính khả thi và hiệu quả áp dụng các vấn đề thu thập được qua đợt tham quan khảo sát thị trường vào doanh nghiệp.

Câu hỏi ôn tập chương 3

1. Nêu những khái niệm cơbản về thị trường?

2. Phân tích quy luật cung cầu hàng hoá trên thị trường? thế nào là tỷ giá hối đoái? tỷ giá hối đoái ảnh hưởng gì đến sản xuất của doanh nghiệp? cho ví dụ minh hoạ?

3. Nêu những nội dung điều tra thị trường hàng hoá và thị trường lao động? 4. Quảng cáo là gì? nêu các phương pháp quảng cáo?

Chương 4:

LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH Mã số của chương 4: MH 20 - 04

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức sản xuất (ngành quản trị mạng máy tính) (Trang 39 - 42)