- Thực hiện đúng quy trình quy phạm về chăm sóc bảo dưỡng máy móc, thiết bị thực hiện bảo dưỡng bảo dưỡng đúng quy trình, quy phạm.
5.1 THỜI GIAN LAO ĐỘNG
Mục tiêu
- Trình bày được đầy đủ các loại thời gian lao động, các biện pháp chống lãng phí thời gian lao động
Khái niệm thời gian lao động:
Là khoản thời gian do pháp luật quy định, trong đó người lao động phải có mặt tại địa điểm sản xuất, công tác và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy, điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng lao động.
Sử dụng hợp lý thời gian lao động và tiết kiệm sức lao động trong doanh nghiệp:
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động điều là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thực tế, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động bao gồm: sử dụng số lượng lao động, sử dụng thời gian lao động, sử dụng chất lượng lao động, sử dụng cường độ lao động.
+ Sử dụng số lượng lao động:
Đối với việc sử dụng lao động, chúng ta cần xem xét hai phạm trù: thừa tuyệt đối và thừa tương đối lao động trong doanh nghiệp.
- Thừa tuyệt đối: là số người đang thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp nhưng không bố trí được việc làm.
- Thừa tương đối: là những người lao động được cân đối trên dây chuyền sản xuất doanh nghiệp nhưng không đủ khối lượng công việc để làm cả ngày hoặc cả ca, ngừng việc do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu nguyên liệu, máy hỏng, không có nhiệm vụ,…
Để giải quyết tình trạnh dư thừa lao động, nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng các biện pháp chủ yếu có kết quả rõ rệt như sau:
Phân laọi lao động, trên cơ sở đó sắp xếp lại lực lượng lao động đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra ngoài dây chuyền sản xuất.
Mở rộng hoạt động dịch vụ sản xuất và đời sống để giải quyết việc làm cho người dôi ra.
Giải quyết cho nghỉ hưu, mất sức, cho nghỉ thôi việc được hưởng trợ cấp theo chế độ nhà nước quy định.
Cho đi đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn đối với những người có sức khỏe, còn ít tuổi và có triển vọng trong nghề nghiệp.
+ Sử dụng thời gian lao động
Nguyện vọng của những người lao động trong các doanh nghiệp là được làm việc, tận dụng hết thời gian làm việc và có thu nhập cao.
Chỉ tiêu đánh giá sử dụng thời gian lao động là:
Số ngày làm việc theo chế độ bình quân năm và số giờ làm việc theo chế độ bình quân một ngày (một ca)
Số ngày làm việc theo chế độ được xác định theo công thức sau : Ncđ = Nl– ( L+ T+ CN + F)
Trong đó :
Ncđ: số ngày làm việc theo chế độ năm
Nl: số ngày làm việc theolịch một năm ( 365 ngày) L: số ngày nghỉ lễ một năm
T: số ngày nghỉ tết nguyên đán
CN: số ngày nghỉ hàng tuần trong một năm F: số ngày nghỉ phép hàng năm
Số giờ làm việc theo chế độ: theo quy định chung hiện nay là 8 giớ Tận dụng thời gian và sử dụng hợp lý thời gian lao động là một bộ phận quan trọng trong quản lý lao động ở doanh nghiệp là kỷ luật và nghĩa vụ của mỗi người lao động
+ Sử dụng chất lượng lao động.
Sử dụng chất lượng lao động được hiểu là sử dụng đúng ngành, nghề, bậc thợ, chuyên môn, sở trường và kỹ năng kỹ xảo. Chất lượng lao động được thể hiện ở bằng cấp, trình độ bậc thợ.
Chất lượng lao động không chỉ biểu hiện ở trình độ hiểu biết mà điều quan trọng là khả năng thực hành kỹ năng, kỹxảo của người lao động
Để sử dụng tốt chất lượng lao động, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng đúng đắn các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp.
- Phân công theo tính chất phức tạp công việc - Phân công theo công việc chính và công việc phụ + Sử dụng cường độ lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương khi làm việc, là sự hao phí trí óc, sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian. Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá cường độ lao động là hoàn thành định mức kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, hiện thực hoặc hoàn thành nhiệm vụ được giao.