Thu thập, xử lý thông tin và xin ý kiến

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức sản xuất (ngành quản trị mạng máy tính) (Trang 63 - 66)

- Quyết định về chi phí cho việc điều chỉnh lại bản thiết kế sản phẩm.

6.4 Thu thập, xử lý thông tin và xin ý kiến

Mục tiêu

- Trình bày được nội dung thu thập, xử lý thông tinvà xin ý kiến. Nội dung

Nội dung chủ yếu trong việc tổ chức hệ thống thông tin kinh tế là việc xác định nhu cầu thông tin, đối tượng nhận thông tin, tổ chức thu nhập thông tin và sử lý thông tin

- Việc thu nhận thông tin ban đầu

Bằng nhiều hình thức khác nhau như quay phim chụp ảnh, bấm giờ, kiểm kê,…Kết quả đó là cơ sở của toàn bộ thông tin kế toán.

- Gia công sử lý thông tin + Trước hết tổng hợp số liệu.

+ Tổ chức hệ thống sổ sách thống kê khoa học. + Cải tiến kỹ thuật tính toán.

Sau đó làm tốt việc sử lý thông tin, phân tích tình hình, nêu các mặt tốt sấu, những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả đạt được,…Nếu không phân tích thì các số liệu thu được không có ý nghĩa và căn cứ để ra quyết định đúng trong công tác quản lý.

- Nội dung chủ yếu thu thập các thông tin, xác định nhu cầu thông tin, đối tượng nhận thông tin,việc thu nhận thông tin ban đầu. Bằng nhiều hình thức khác nhau như: kiểm kê, thống kê, quay phim, chụp ảnh,…Một cách thường xuyên những hiện tượng kinh tế phát sinh trong thị trường và doanh nghiệp. .

- Gia công xử lý thông tin

+ Trước hết tổng hợp số liệu: kiểm kê, thống kê toàn bộ các số liệu trong doanh nghiệp.

+ Tổ chức hệ thống sổ sách thống kê khoa học. + Cải tiến kỹ thuật tính toán.

Sau đó làm tốt việc sử lý thông tin, phân tích tình hình, nêu các mặt tốt sấu, những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả đạt được, …Nếu không phân tích thì các số liệu thu được không có ý nghĩa và căn cứ để ra quyết định đúng trong công tác mở rộng phát triển doanh nghiệp.

Tổ chức tốt việc kiểm kê là biện pháp để giám sát tình hình sử dụng vật tư, ngăn ngừa tham ô lãng phí, đồng thời giúp phân xưởng và Doanh nghiệp nắm vững khả năng vật tư hiện có, căn cứ vào đó để tính toán nhu cầu vật tư cho kế họach tiếp theo.

Kiểm kê vật tư trong xưởng là phương thức kiểm tra trực tiếp để xác định khối lượng vật tư thực tế có tại nơi làm việc.

Tùy theo tính chất sử dụng và yêu cầu quản lý các loại vật tư mà việc kiểm kê vật tư tiến hành vào cuối thời

- Hạch toán kế toán : Là công việc nghi chép, tính toán bằng con số chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của tài sản, vốn,….

- Hạch toán thống kê: Đối tượng nghiên cứu rộng, nghiên cứu về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và các hiện tượng các quá trình kinh tế có liên quan đến kinh tế xã hội.

- Hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật: Là công việc nghi chép, tính toán số liệu đặc trưng của từng mặt hoạt động nghiệp vụ (quản lý nhân công, cán bộ, đo lường, diễn biến máy móc,…)

Công tác kế toán bao gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ gốc Giai đoạn 2: Phân loại, tập hợp và hệ thống hóa theo yêu cầu

Giai đoạn 3: Lập báo cao phân tích

Kết quả của toàn bộ thông tin để xin ý kiến cấp trên.

Khi mở rộng sản xuất thường mắc các "sai lầm" sau: - Bố trí nguồn vốn quá phân tán.

Bất cứ một người kinh doanh vốn nhỏ nào cũng đều eo hẹp nguồn vốn. Phát triển đa nguyên hoá tất sẽ dẫn đến lượng vốn bị phân tán vào nhiều lĩnh vực phát triển, khiến cho mỗi lĩnh vực phát triển đều khó có được vốn đầy đủ, thậm chí có khi không thể duy trì được yêu cầu giữ mức cạnh tranh thấp nhất và yêu cầu quy mô đầu tư thấp nhất trong một lĩnh vực. Kết quả là mất ưu thế cạnh tranh với đối thủ kinh doanh nhất nguyên hoá mặt hàng tương ứng. Nếu thế, chiến lượng đa nguyên hoá không những không thể tránh được rủi ro, "muốn mất cái nọ đã có cái kia” mà rất có thể dẫn đến “mất tất cả” tăng thêm rủi ro thất bại. Cho nên bố trí quá phân tán là điều mà người kinh doanh vốn nhỏ phải chú ý tránh.

- Chi phí điều hành quá lớn.

Người kinh doanh vốn nhỏ mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất, từ kinh doanh nhất nguyên chuyển sang kinh doanh đ nguyen, đụng đến nhiều lĩnh vực lạ lẫm, tất sẽ phải tăng chi phí điều hành kinh doanh đa nguyên hoá. Điều đó được biểu hiện ở mấy mặt sau:

Một là, “học phí” phát triển đa nguyên hoá tương đối cao. Người kinh doanh quy mô nhỏ, từ một lĩnh vực kinh doanh quen thuộc phát triển sang một lĩnh vực mới lạ, từ khi cá thể mới lập ra đến khi cá thể có được hiệu quả lợi ích phải có một quá trình học tập. Trong quá trình đó do không có một quá trình học tập. Trong quá trình đó không thông thạo nên hiệu suất thấp, sẽ làm cho người kinh doanh quy mô nhỏ không có lãi. Hai là, phát triển đa nguyên hóa sẽ phải bỏ vốn lớn để khách hàng nhận biết được lĩnh vực mới của người kinh doanh quy mô nhỏ có được sản phẩm, phải làm cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm đó. Tuy lúc nào có thể nhờ vào nhãn hiệu vốn có của lĩnh vực cũ, tiếp tục dùng cho lĩnh vực mới, nhưng phải làm thay đổi thái độ nhận biết cũ của người tiêu dùng trong lĩnh vực mới, như vậy là phải đầu tư vào đó, ngược lại sẽ làm nguồn vốn phân tán khó giải quyết.

Sử dụng chiến lược đa nguyên hóa, người kinh doanh quy mô nhỏ mở rộng quy mô, thường bị tỉ suất thu lợi đầu tư dự định của lĩnh vực này “hút mất”. Tỉ suất thu lợi đầu tư dự định là một yếu tố cần phải tính đến khi lựa chọn vào lĩnh vực mới, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Điều quan trọng là phải nhìn vào tương lai phát triển của doanh nghiệp, và lĩnh vực mới không gây ảnh hưởng xáu đến lĩnh vực cũ.

- Nhân tài khó duy trì được lĩnh vực mới.

Cạnh tranh của doanh nghiệp quy cho cùng là cạnh tranh nhân tài, doanh nghiệp thành công quy cho cùng phải dựa vào nhân tài ưu tú. Nhưng mỗi nhân tài đều chỉ có mặt chuyên môn của họ, có đúng chuyên ngành mới phát huy được hiệu quả. Cho nên khi doanh nghiệp mở rộng quy mô đa nguyên hóa phải có được sự giúp đỡcủa nhân tài trên mọi mặt quản lý kinh doanh và kỹ thuật tương ứng của lĩnh vực đa nguyên hóa, mới có thể thành công. Về mặt lý thuyết, xã hội có những nhân tài cần thiết cho đa nguyên hóa, vấn đề là những nhân tài này đang ở trong doanh nghiệp khác, cố nhiên có thể thu hút được họ, nhưng chi phí cũng không nhỏ.

- Lựa chọn thời cơ nắm không chắc.

Doanh nghiệp từ một lĩnh vực đơn nhất bước sang lĩnh vực đa nguyên phải nắm chắc thời cơ . Chỉ khi địa vị của lĩnh vực đơn nhất hết sức vững chắc, đã có đủ chuyên môn làm hạt nhân và có dư thừa tài nguyên, muốn thu lợi đầu tư lớn hơn nữa, hãy tính đến việc này. Nhưng trong hiệu thực, thường khi việc làm ăn cũ vẫn còn tiềm lực phát triển, thị trường cũng có thể mở rộng hơn nữa. Ngoài ra, lại bị thu hút bởi dự kiến thu lợi cao của lĩnh vực khác, cho nên bỏ vốn vào công việc làm ăn mới. Kết quả sẽ làm suy yếu thế phát triển lĩnh vực làm ăn cũ, mà công việc làm ăn cũ có thể lại đúng là lĩnh vực mà doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh nhất. Do đó, việc mở rộng quy mô sang lĩnh vực làm ăn mới lúc này có thể chưa phát triển tốt, lĩnh vực làm ăn cũ lại bị đối thủ cạnh tranh vượt lên trước, kết quả là sôi hỏng bỏng không. Trường hợp này cũng là điều khi mở rộng quy mô doanh nghiệp cần phải tránh.

Việc mở rộng quy mô doanh nghiệp cần phải chọn đúng thời cơ. Đối với những người kinh doanh quy mô nhỏ lại càng phải chú ý.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức sản xuất (ngành quản trị mạng máy tính) (Trang 63 - 66)