3 .4 ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ QUẢNLÝ KẾ HOẠCH Mã số của chương 4: MH 20
Mục tiêu
- Phân tích được ý nghĩa của kế hoạch sản xuất, các dạng kế hoạch sản xuất, công tác quản lý doanh nghiệp
- Hoạch định kế hoạch mang tính chiến lược, tính khả thi, tính kinh tế - Tuân thủ đúng quy định, quy phạm trong công tác lập kế hoạch sản xuất.
Nội dung chính:
4.1 Ý NGHĨA CỦA KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm kế hoạch và ý nghĩa của kế hoạch. Kế hoạch sản xuất là gì?
Kế hoạch sản xuất là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu cuối cùng đề ra.
Ý nghĩa của kế hoạch sản xuất:
- Lựa chọn phương án sản phẩm, mặt hàng sản xuất.
- Hoàn thiện cơ cấu sản xuất cho phù hợp với phương án sản phẩm đã chọn. - Tổ chức lao động có khoa học.
-Tổ chức cung ứng vật tư, sơ chế vật tư và đưa đến nơi sản xuất. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức mối quan hệ và kinh tế giữa các bộ phận.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường về chủng loại, kiểu dáng, chất lượng , giá cả, khả năng cung ứng vật tư. Căn cứ vào khả năng của doangh nghiệp (về lao động, công nghệ, máy móc, thiết bị,…) Để lựa chọn phương án sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên cơ sở phương án đã lựa chọn để tiến hành tổ chức bộ máy sản xuất, hình thành kế hoạc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Lập kế hoạch sản xuất là việc xác định: - Sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào? - Sử dụng những nguồn lực gì?
- Chi phí sản xuất bao nhiêu?
- Đảm bảo tính cân đối của sản xuất.
Tính cân đối là mối quan hệ số lượng cần thiết, khách quan giữa chi phí lao động và chi phí vật tư cần thiết cho mỗi công việc như: Cân đối về hao phí thời gian, số lượng lao động, trình độ tay nghề…
- Bảo đảm sản xuất nhịp nhàng.
trong khỏang thời gian như cũ ở mỗi nơi làm việc. Nếu phá vỡ sự nhịp nhàng sẽ làm gián đoạn sản xuất và có thể làm rối loạn quá trình công nghệ dẫn đến ngừng máy, thời gian chờ đợi tăng, làm giảm hiệu quả sản xuất.
Sự nhịp nhàng chịu tác động của nhiều yếu tố như: Chuẩn bị sản xuất, kế hoạch hoá sản xuất, kế hoạch bảo dưỡng máy, cung ứng vật tư…
- Đảm bảo tính liên tục.
Quá trình sản xuất được coi là liên tục khi công việc sau được thực hiện ngay sau khi công việc trước kết thúc, không có gián đoạn về thời gian. Nếu không có tính liên tục, công việc bị chờ đợi rất có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.