Vốn đầu tư: Xác định vốn đến thời điểm chuẩn bị mở rộng và phát triển doanh nghiệp Xác định rõ tổng số vốn cần đầu tư để mở rộng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức sản xuất (ngành quản trị mạng máy tính) (Trang 61 - 62)

doanh nghiệp. Xác định rõ tổng số vốn cần đầu tư để mở rộng doanh nghiệp. Xác định trong doanh nghiệp đã có bao nhiêu vốn cố định, vốn lưu động. - Vốn lưu động phát sinh trong quá trình kinh doanh và vốn cần huy động thêm (huy động từ nguồn nào). Vay ngân hàng, tín dụng, liên kết mở rộng doanh nghiệp,…

- Doanh thu: đánh giá hiện tại và doanh thu của doanh nghiệp sau khi mở rộng sản xuất, sosánh doanh thu khi chưa mở rộng sản xuất.

- Giá trị các sản phẩm còn tồn kho: đánh giá giá trị toàn bộ các sản phẩm còn tồn kho.

- Giá trị các hợp đồng còn tồn tại: tổng hợp giá trị của các hợp đồng còn tồn tại, phương pháp thực hiện hợp đồng còn tồn tại.

- Thuế và các khoảnphải nộp ngân sách

Khi có sự thay đổi về mức độ và loại thuế, giá thành sản xuất hay giá thành sản phẩm nhập về sẽ thay đổi, khi đó nếu giá thị trường không đổi đồng thời thì sẽ gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp.

- Chí phí nguồn năng lượng: dự tính chi phí tổng nguồn năng lượng khi mở rộng sản xuất, đưa vào kế hoạch chi phí năng lượng hàng năm.

- Thu nhập bình quân tháng của người lao động: dự tính thu nhập bình quân của người lao động khi mở rộng sản xuất.

- Nguồn nhân lực laođộng.

+ Tổng số lao động tuyển mới: dự tính tổng số lao động tuyển mới, bậc thợ, tay nghề phù hợp việc làm, số lao động tuyển mới cần đào tạo lại, đào tạo bổ sung tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật,…

+ Tổng số lao động lớn tuổi: thống kê những lao động đã lớn tuổi chuẩn bị đào tạo, tuyển dụng lao động thay thế.

+ Tổng số lao động phải đào tạo lại: dự tính tổng số lao động phải đào tạo lại, chi phí đào tạo lại,…

+ Tổng số lao động có đền cuối kỳ: thống kê cuối kỳ còn bao nhiêu lao động, xem xét thừa thiếu để cókế hoạch bổ xung.

- Các bộ phận sản xuất:

+ Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Một cơ cấu sản xuất được coi là hợp lý khi nó thể hiện đầy đủ, đúng đắn mối liên hệ nội tại của quá trình sản xuất. Tính chất hợp lý còn thể hiện ở các bộ phận được bố trí hợp lý về không gian, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về chuyên môn hoá, mở rộng sản xuất, đảm bảo sản xuất diễn ra bình thường.

+ Bộ phận sản xuất bổ trợ: Làm nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ phận chính, nếu mở rộng sản xuất kinh doanh thì bộ phân này cũng phải mở rộng, tăng cường thêm lao động sản xuất bổ trợ.

+ Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận tận dụng nguyên vật liệu bỏ ra của sản xuất chính để tổ chức sản xuất ra một sản phẩm khác. Khi mở rộng sản xuất

thì bộ phận này cũng phải dự tính mở rộng.

+ Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận chuẩn bị mọi mặt cho sản xuất chính, cũng như các bộ phận khác khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất thì bộ phận phục vụ cũng cần phát triển theo.

Một phần của tài liệu Giáo trình tổ chức sản xuất (ngành quản trị mạng máy tính) (Trang 61 - 62)