Kinh tế Việt Nam bước vào năm 2020 với không nhiều áp lực do đã hầu như hoàn thành kế hoạch tăng trưởng 5 năm 2016 - 2020, chỉ cần GDP năm 2020 tăng 5,4% thì đã có thể đạt tăng trưởng trung bình ở mức cận dưới của kế hoạch 6,5 - 7%.
Tuy nhiên, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) trong quý 1 đã khiến triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên u ám, với nhiều nền kinh tế lớn có thể rơi vào suy thoái. Điểm đặc biệt là đại dịch không những ảnh hưởng về phía cung (với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu) mà còn phía cầu (khi các lệnh hạn chế đi lại và tập trung đông người được áp đặt) tạo ra áp lực không nhỏ đối với Việt Nam khi vẫn phụ thuộc vào bên ngoài về cả thị trường đầu vào và đầu ra.
Trước mắt, mặc dù Chính phủ chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 2020, nhưng các ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gần đây cũng cho thấy khả năng tăng trưởng có thể giảm khoảng 0,8% so với mục tiêu ban đầu (xuống mức 5,96 - 6,25%). Tuy nhiên với những biến động tiêu cực trong kinh tế, thương mại, tiêu dùng, và rủi ro suy thoái trên thế giới, SSI cho rằng ngay cả tăng trưởng GDP chỉ ở mức 5 - 6% cũng là tích cực đối với Việt Nam.
Đối với năm 2020, khi một số động lực chính của tăng trưởng gặp khó khăn (như Ngành Chế biến Chế tạo, Xuất khẩu, Dịch vụ - đặc biệt là Dịch vụ Du lịch, Tiêu dùng v.v…) thì Chính phủ Việt Nam có thể phải đẩy mạnh đầu tư công cho các dự án cơ sở hạ tầng (ví dụ thông qua việc chuyển các dự án đối tác công tư – PPP – sang hình thức đầu tư công) để hỗ trợ tăng trưởng. Các chính sách hỗ trợ tăng trưởng (cả về tiền tệ và tài khóa) cũng sẽ được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 được khống chế. Cụ thể, về chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ tiếp tục được cắt giảm đi kèm với các gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ nền kinh tế ngay cả khi lạm phát vẫn duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm (tuy nhiên áp lực lạm phát sẽ giảm dần khi giá thịt lợn được kiềm chế, giá cả hàng hóa cơ bản ở xu hướng giảm…). Tỷ giá có thể có nhiều biến động hơn do đồng USD tăng giá trong thời gian vừa qua, nhưng sức ép lên đồng VNĐ sẽ ở mức hạn chế do dự trữ ngoại hối ở mức cao, thặng dư thương mại được duy trì và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định.
Về chính sách tài khóa, đầu tư công được kỳ vọng là một trong những động lực chính của tăng trưởng, đặc biệt trong năm cuối của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Trong khi đó việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước có lẽ chưa có nhiều triển biến mạnh mẽ trong năm, với không nhiều các đợt cổ phần hóa/thoái vốn.
Về rủi ro, bên cạnh tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 có thể kéo dài, bất ổn của thị trường bất động sản có thể là nhân tố ảnh hưởng tới nền kinh tế. Các rào cản phát triển thị trường bất động sản được hy vọng sẽ được giải quyết một phần đáng kể trong năm 2020, để thu hút được nguồn lực đầu tư phát triển từ khu vực kinh tế tư nhân.
Trong các yếu tố có khả năng thúc đẩy thị trường, năm 2020 sẽ tiếp tục có các quỹ ETF mới gia nhập thị trường, trong đó nổi bật có Quỹ SSIAM VNFIN LEAD ETF của Công ty Quản lý Quỹ SSI được niêm yết ngày 18/03/2020 và Quỹ VFMVN DIAMOND ETF đã được UBCKNN phê duyệt. Nhiều quỹ ETF khác đang trong quá trình chuẩn bị ra mắt sớm và có thể là động lực tiềm năng cho dòng tiền đầu tư trong năm nay.
Năm 2020, một số luật và quy định mới quan trọng về TTCK sẽ được phê duyệt. Trong đó, SSI kì vọng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sẽ có các hướng dẫn mới về tỷ lệ sở hữu nước ngoài (có thể chấp thuận cho việc áp dụng Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết - NVDR). Một nội dung quan trọng khác là Nghị định 32 về thoái vốn Doanh nghiệp Nhà nước, giúp thúc đẩy hoạt động thoái vốn, ít nhất đối với Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ.
Về nguồn cung mới cho thị trường vào năm 2020, việc thoái vốn của Doanh nghiệp Nhà nước có thể sẽ có tiến triển. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động IPO trên thực tế có thể sẽ vẫn trầm lắng trong năm 2020, vì cần có thời gian để các Doanh nghiệp Nhà nước lớn hoàn tất quá trình định giá. Với những thông tin kể trên, khả năng cao thị trường Việt Nam sẽ chưa thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi cho đến năm 2022.
Đại dịch COVID-19 kéo dài trong quý 1 sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như tăng trưởng vĩ mô của cả năm. Tuy còn quá sớm để đánh giá mức độ giảm tăng trưởng của doanh nghiệp, nhưng có thể thấy rõ các ngành như Vận tải, Dầu khí, Du lịch, và Tiêu dùng bên ngoài (out-of-home) sẽ bị ảnh hưởng ngay, trong khi một số ngành sẽ bị ảnh hưởng chậm hơn do tác động dây chuyền từ sản xuất đến thu nhập và tiêu dùng kéo dài chậm hơn. Mặc dù khó khăn hơn, nhưng các chính sách kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác cũng được kỳ vọng sẽ theo sát và hỗ trợ tăng trưởng. Các chính sách tài khóa và tiền tệ đã được áp dụng và sẽ được cân nhắc bao gồm giảm lãi suất, gia hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và đẩy mạnh hoạt động đầu tư công vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Trong ngắn hạn, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Các doanh nghiệp thuộc phạm
vi nghiên cứu của Trung tâm Phân tích & Tư vấn Đầu tư SSI ước tính sẽ ko có tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2020 - một mức giảm lớn so với mức tăng trưởng 18,6% đạt được trong năm 2019. Nếu không bao gồm nhóm Ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận ước tính là -9,4%, với mức giảm mạnh nhất ở các ngành: Hàng không, Dầu khí, Công nghiệp vv… Ngược lại với tình hình cùng kỳ các năm trước, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tục trong tháng 2 và tháng 3 năm 2020, với tổng lượng bán ròng lên đến 350 triệu USD vào cuối tháng 3 do tâm lý lo ngại trên toàn cầu. Tính từ đầu năm đến 23/03/2020, VN-Index đã giảm 31% xuống 666,6 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2016.
Trong dài hạn, các quy định mới liên quan tới TTCK kỳ vọng sẽ đều chính thức được áp dụng vào nửa cuối năm 2021 theo đó sẽ tác
động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư trong nước và thúc đẩy tâm lý thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Đối với một số vấn đề trong các lĩnh vực quan trọng như đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa hay cơ cấu TTCK, Việt Nam cần giải quyết cấp bách những nút thắt một cách nhanh chóng nhằm tối đa hóa đà tăng trưởng và tối ưu hóa giai đoạn dân số vàng, xác định và xây dựng tầm nhìn cho nền kinh tế trước khi dân số Việt Nam bắt đầu già đi nhanh chóng trong 7 - 10 năm tới.
8,00% 7,00% 6,00% 5,00% 4,00% Q1 Q2 Q3 Q4
Tăng trưởng GDP theo quý năm 2019 Kế hoạch tăng trưởng GDP 2020, kịch bản thấp Kế hoạch tăng trưởng GDP 2020 theo quý, kịch bản thấp Kế hoạch tăng trưởng GDP 2020 theo quý, kịch bản cao Kế hoạch tăng trưởng GDP 2020, kịch bản cao
Kế hoạch tăng trưởng GDP 2020, kịch bản cao, sửa đổi Kế hoạch tăng trưởng GDP 2020, kịch bản thấp, sửa đổi Kế hoạch tăng trưởng GDP 2020 theo quý kịch bản thấp, sửa đổi Kế hoạch tăng trưởng GDP 2020, kịch bản thấp, sửa đổi
Nguồn: Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
64 65
Ngay từ những ngày đầu thành lập, SSI đã luôn đặt ra và giữ vững mục tiêu là định chế tài chính hàng đầu tại thị trường Việt Nam
và dần vươn ra thị trường quốc tế, thực hiện sứ mệnh “Kết nối vốn và cơ hội đầu tư”, trong đó Khách hàng là trọng tâm trong