Tháo lắp kiểm tra sửa chữa bạc xéc măng

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 72)

- THANH TRUYỀN

3. Tháo lắp kiểm tra sửa chữa bạc xéc măng

3.1. Công dụng bạc xéc măng

- Bao kín buồng đốt đểđảm bảo áp suất hoạt động cần thiết cho động cơ. - Ngăn dầu bôi trơn sục lên buồng đốt.

- Phân bố lớp dầu bôi trơn trên bề mặt xylanh. 3.2. Cấu tạo xéc măng

3.2.1. Segment khí

Có kết cấu đơn giản là một vòng hở miệng. Đặc trưng trong kết cấu bạc segment khí là tiết điện segment và miệng cắt segment.

Hình 4.17: Kết cấu segment khí

 Tiết diện segment. - Tiết diện chữ nhật:

+ Kết cấu đơn giản, dể chế tạo.

+ Có áp suất riêng không lớn nên khảnăng làm kín không cao và thời gian chạy rà khít với xylanh dài.

- Loại có mặt côn:

+ Góc vát mặt côn = 150 300.

+ Có áp suất tiếp xúc lớn và rà khít nhanh chóng với xylanh. - Chế tạo phức tạp và phải lắp đúng chiều.

- Tiện vát tiết diện segment

+ Có 2 dạng: Tiện vát ngoài và tiện vát trong tiết diện segment.

+ Khi lắp vào rảnh piston, segment bịnghiêng đi một góc nhất định khi động cơ làm việc nên có tác dụng tương tựnhư loại có mặt côn. + Cần chú ý chiều lắp: vát mặt ngoài lắp theo chiều hướng xuống, vát

mặt trong lắp theo chiều hướng lên. - Loại hình thang vát

+ Tác dụng tương tựnhư loại có mặt côn.

+ Tiết điện segment loại này tránh được hiện tượng bó kẹt segment trong rảnh piston nhờ tác dụng giũ muội than khi segment co giản.

 Miệng cắt segment

+ Miệng cắt thẳng: dể chế tạo nhưng khã năng làm kín không cao. + Miệng cắt nghiêng: Khắc phục được phần nào hiện tượng lọt khí. + Miệng cắt bậc: bao kín tốt nhưng khó chế tạo

Hình 4.18: Miệng cắt và tiết diện segment

a). Miệng cắt thẳng d) Tiết diện chữ nhật b)Miệng cắt nghiêng e) Tiết diện mặt côn c)Miệng cắt bậc g) Tiết diện hình thang vát

3.2.2. Segment dầu

Nếu chỉ có segment khí thì sẽ xảy ra hiện tượng bơm dầu lên buồng đốt qua khe hở làm việc của segment trong rảnh piston khi piston đổi chiều chuyển động. Hiện tượng này làm tiêu hao dầu bôi trơn và đóng muội than trong buồng đốt, do đó cần bố trí segment dầu để ngăn dầu bôi trơn đồng thời gạt và phân bố lớp dầu bôi trơn trên bề mặt xylanh.

a. Loại segment liền khối

Trên segment bố trí rảnh thoát dầu và các lổ khoan xung quanh segment. Dầu sẽ được gạt bởi 2 cạnh trên và dưới của segment theo các lổ khoan trên

segment vào rảnh segment dầu trên piston. Tại đây dầu được chảy vào phía trong piston qua các lổ khoan trên rảnh piston và trở về cacte động cơ.

Hình 4.19: Segment dầu liền khối

b. Loại segment tổ hợp:

Gồm 3 chi tiết riêng rẽ với 2 vòng thép mỏng đặt phía trên và dưới, ở giữa là một lò xo hình sóng. Segment loại này có kết cấu phức tạp nhưng tác dụng gạt dầu về cac te và phân bố lớp dầu bôi trơn trên bề mặt xylanh đạt hiệu quả cao.

Hình 4.20 : Segment dầu tổ hợp

3.3. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa bạc xéc măng3.3.1. Quy trình tháo bạc xéc măng 3.3.1. Quy trình tháo bạc xéc măng

tt Các bước công việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện Yêu cầu kỹ thuật 1 Kẹp thanh truyền-

piston lên e tô

Eto ụ mềm Siết vừa lực không làm hư hỏng thanh truyền

2 Tháo xéc măng, tháo các xéc măng làm kín. Kềm tháo

xéc măng Không gẫy măng làm xéc 3 Tháo xéc măng dầu Tay Không gẫy măng làm xéc 3 Tháo chốt piston Vít dẹp Không làm trầy xước chốt piston 5 Vệ sinh các rãnh bạc xéc măng Dụng cụ vẽ sinh, dầu rửa Sạch sẽ

6 Sắp xếp các chi

tiết theo thứ tự Khay đựng Đúng thứ tự

3.2.2. Quy trình lắp

Thực hiện ngược lại quy trình lắp, cần chú ý khí lắp

- Không bẻ ngang bạc xéc măng vì như vậy sẽ làm gẫy bạc

- Vệ sinh sạch sẽ rãnh bạc khi lắp bạc tránh bị bó kẹt khi động cơ hoạt động - Khi lắp bạc vào động cơ cần phải bôi trơn bạc xéc măng và lòng xy lanh 3.3.3. Kiểm tra bạc xéc măng

Thông số kiểm tra xéc măng bao gồm: Khe hở chiều cao và khe hở miệng xéc măng.

 Kiểm tra khe hở chiều cao

+ Đưa xéc măng vào đúng rãnh của nó.

+ Dùng căn lá để kiểm tra khe hở chiều cao của xéc măng. Khe hở chiều cao nằm trong khoảng 0, 030 đến 0,070mm. Nếu rãnh piston bị mòn, thay piston.

Hình 4.21: Kiểm tra khe hở chiều cao bạc xéc măng

 Kiểm tra khe hở miệng xéc măng

+ Đưa xéc măng vào đúng vị trí xy lanh của nó.

+ Dùng đầu piston đẩy xéc măng vào đúng vị trí kiểm tra. Dùng căn lá để kiểm tra khe hở miệng của xéc măng. Khe hở miệng tối đa của xéc măng làm kín là 1,20mm. Khe hở miệng tối đa của xéc măng

dầu là 1,15mm. Hoặc có thể tính khe hở miệng xéc măng theo công thức

Xéc măng khí thứ 1: 0,005 x D Xécmăng khí thứ 2 : 0,004 x D Xécmăng dầu : 0,003 x D

Trong đó : D là đường kính của xy lanh .

Hình 4.22: Kiểm tra khe hở miệng bạc xéc măng

Nếu khe hở quá lớn phải thay thế bạc xéc măng mới 4. Tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa trục khuỷu

4.1. Công dụng của trục khuỷu

- Nhận lực tác dụng từ piston và thanh truyền để tạo moment quay truyền công suất động cơ ra ngoài.

- Nhận lực quán tính từ bánh đà truyền lại cho piston thực hiện các quá trình hút, nén và xả khí cháy.

4.2. Cấu tạo trục khuỷu

Cấu tạo cơ bản của trục khuỷu động cơ sẽ phụ thuộc các yếu tố sau: - Số xylanh và cách bố trí xylanh.

-Thứ tự làm việc của động cơ. -Phương pháp chế tạo trục khuỷu.

Về kết cấu tổng thể, trụckhuỷu động cơ có các dạng sau:

Hình 4.23: Cấu tạo trục khuỷu

4.2.1.Đầu trục khuỷu

- Bố trí rảnh then để lắp các puli dẫn động quạt gió, bơm nước... và bộ truyền bánh răng để dẫn động trục cam phân phối khí, bơm cao áp hoặc các cơ cấu khác.

- Trên một số động cơ, đầu trục khuỷu còn được bố trí cơ cấu khởi động bằng tay quay hoặc giật dây.

4.2.2. Cổ trục

- Cổ trục khuỷu được gia công và xử lý bề mặt đạt độ cứng và độ bóng cao. Hầu hết trục khuỷu động cơ cókích thước cổ trục bằng nhau. Số cổ trục bố trí trên trục khuỷu tùy thuộc số xylanh động cơ và kích thước trục khuỷu. Số cổ trục khuỷu thường bố trí theo 2 dạng:

+ Trục khuỷu đủ cổ trục: Gọi sốxylanh động cơ là Z và sốổđỡ là i. Ta có:

Nếu i = Z + 1 thì gọi là trục khuỷu đủ cổ trục. Loại này ở giữa hai xy lanh liên tiếp nhau đều được bố trí một ổ đỡ và 2 ổ đỡ ở đầu và đuôi trục khuỷu. Kết cấu này làm cho trục khuỷu có độ bền cao do phân bố quá trình chịu lực hợp lý và kích thước trục khuỷu nhỏ gọn. Tuy nhiên quá trình chế tạo, gia công phức tạp cả trục khuỷu lẩn ổ đỡ trên thân máy.

+ Trục khuỷu thiếu cổ trục:

Nếu i < Z + 1 thì gọi là trục khuỷu thiếu cổ trục. Loại này chỉ gặp trên một số động cơ xăng có xylanh bố trí thẳng hàng và thông thường số ổ đở i = Z/2 + 1. Cổ trục dạng này có ưu điểm là đơn giản, dể chế tạo. Tuy nhiên khả năng chịu lực không cao và có kích thước lớn.

Hình 4.24: Kết cấu cổ trục

4.2.3. Cổ biên (chốt khuỷu)

- Các cổ biên cũng được gia công và xử lý bề mặt để đạt độ cứng và độ bóng cao. Các cổ biên cũng đều có kích thước bằng nhau và số lượng cổ biên có thể bằng hoặc 1/2 số xylanh động cơ.

- Để trục khuỷu có độ cứng vững cao, trục khuỷu thường được thiết kế có độtrùng điệp giữa cổ trục và cổ biên.

- Bôi trơn bề mặt cổ trục và cổ biên: bên trong cổ trục và cổ biên thường được làm rổng nhằm giảm trọng lượng để giảm lực quán tính quay đồng thời chứa dầu bôi trơn. Dầu bôi trơn từđường dầu chính trong thân máy đến các cổ trục để bôi trơn bạc lót và cổ trục sau đó theo lổ khoan từcổ trục đến cổ biên để bôi trơn cổ biên và bạc lót.

4.2.4. Má khuỷu

Là chi tiết kết nối giữa cổ trục và cổ biên. Má khuỷu có thể có nhiều hình dạng khác nhau phụ thuộc kết cấu và sự tính toán độ bền trục khuỷu. Má khuỷu thường có các dạng sau:

- Má khuỷu tròn. - Má khuỷu chữ nhật. - Má khuỷu dạng ovan.

Thông thường má khuỷu dạng ovan được sử dụng nhiều. Nếu độ trùng điệp càng lớn thìđộ bền má khuỷu càng cao, do đó khi tính toán kích thước má khuỷu sẽ phụ thuộc vào độ trùng điệp này.

Hình 4.25: Các loại má khuỷu

4.2.5. Đối trọng

Là các khối lượng gắn trên trục khuỷu nhằm tạo ra một lực quán tính ly tâm với mục đích:

- Cân bằng với lực quán tính ly tâm Pk của cổ biên và đầu to thanh truyền.

- Cân bằng một phần lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston - thanh truyền khi hoạt động.

Do đó đối trọng được lắp ngược hướng với cổ biên. Đối trọng có thể được gia công liền với trục khuỷu hoặc chế tạo rời sau đó ghép vào trục khuỷu bằng bulon. Ngoài ra đối trọng còn là nơi tăng giảm khối lượng khi cân bằng động trục khuỷu.

4.2.6. Đuôi trục khuỷu

Phần ngoài cùng của đuôi trục có kết cấu mặt bích để lắp bánh đà. Sát với mặt bích là nơi bố trí một phốt chắn dầu, tiếp theo là một đoạn ren hồi dầu có chiều xoắn ngược với chiều quay trục khuỷu hoặc một đĩa chắn dầu rồi đến cổ trục cuối cùng nằm trên ổ đở bố trí trên thân máy.

4.3. Tháo lắp trục khuỷu động cơ 4.3.1. Quy trình tháo trục khuỷu 4.3.1. Quy trình tháo trục khuỷu

I Quy trình tháo

tt Các bước công việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện

Yêu cầu kỹ thuật

1 Quan sát dấu lắp ghép trên các nắp ổ đỡ Mắt Đúng dấu 2 Tháo các nắp cổ trục chính và sắp theo thứ tự Cần tuýp siết, Đúng thứ tự 3 Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy

Tay Không làm trầy xước cổ trục, cổ biên 4 Vệ sinh trục khuỷu và sắp xếp các nắp ổ đỡ đúng thứ tự Dầu rửa máy, chổi cước Sạch sẽ 4.3.2. Quy trình lắp:

Thực hiện ngược quy trình tháo nhưng cần chú ý:

a. Không lắp lộn các nắp ổ đỡ

Hình 4.26: Thứ tự siết bu lông

4.3.3. Kiểm tra trục khuỷu  Kiểm tra độ cong

+ Làm sạch trục khuỷu.

+ Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V.

+ Dùng so kế để kiểm tra độ đảo của trục khuỷu. Độ đảo trục khuỷu không vượt quá 0,06mm.

+ Nếu vượt quá trị số cho phép, thay mới trục khuỷu.

Hình 4.27: Kiểm tra độ cong trục khuỷu

 Kiểm tra đường kính cổ trục chính và chốt khuỷu

+ Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của cổ trục chính và chốt khuỷu.

+ Nếu đường kính không đúng tiêu chuẩn, kiểm tra khe hở dầu trục khuỷu.

+ Kiểm tra độ côn và ô van trục khuỷu như hình vẽ. + Độcôn và ô van không được vượt quá 0,02mm.

Hình 4.28: Đo đường kính cổ trục

 Kiểm tra khe hở dầu

+ Làm sạch các cổ trục chính, ổ trục và các bạc lót. + Kiểm tra tình trạng của các bạc lót và các cổ trục.

+ Nếu bề mặt các bạc lót hư hỏng thì thay các bạc lót mới. + Nếu các cổ trục bị hỏng nặng, cần thiết, thay mới trục khuỷu. + Lắp các bạc lót vào đúng vị trí của nó không được lẫn lộn. + Đặt trục khuỷu vào thân máy và tiến hành kiểm tra khe hở dầu. + Đặt vào mỗi cổ trục chính một cọng nhựa (plastigage)như hình

vẽ.

Hình 4.29: Kiểm tra khe hở dầu bằng cọng nhựa

+ Lắp các nắp cổ trục chính vào đúng vị trí và siết đều từ trong ra ngoài đúng trị số mô men siết.

+ Tháo các nắp cổ trục chính.

+ Dùng bao cọng nhựa, đo khe hở dầu từng cổ trục chính một. Khe hở dầu tối đa không vượt quá 0,08mm.

+ Nếu khe hởvượt quá cho phép, thay mới bạc lót và mài các cổ trục chính đểđạt được trị số khe hở tiêu chuẩn.

 Kiểm tra khe hở dọc trục

+ Dùng so kế kiểm tra khe hở dọc của trục khuỷu. Khe hở dọc tối đa không được quá 0,30mm.

+ Nếu khe hởvượt quá qui định, thay mới các miếng chận dọc.

Hình 4.30: Kiểm tra khe hở dọc trục bằng đồng hồ so

Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày quy trình tháo lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 2. Trình bày các bước kiểm tra cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền

Bài 5: BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Giới thiệu : Bài học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phân phối khí trên động cơ ô tô.

Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo- hoạt động của các chi tiết trong hệ thống phân phối khí

- Trình bày được qui trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí

- Thực hiện được các kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí

- Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị

Nội dung chính:

1. Cấu tạo- hoạt động cơ cấu phân phối khí xú páp treo 1.1. Cấu tạo 1.1. Cấu tạo

Hình 5.1: cấu tạo cơ cấu phân phối khí kiểu xú páp treo

Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt trong thân máy gồm có các chi tiết sau:

-Trục cam, con đội, đũa đẩy, trục cò mổ, gối đỡ trục cò mổ, cò mổ, xupáp, lò xo xupáp, đế lò xo, móng hãm, ống dẫn hướng xupáp, bệ đỡ xupáp, vít điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp, phớt…

-Đối với cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt trên nắp máy có cấu tạo cũng tương tự như cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt trong thân máy nhưng chỉ khác là không có đũa đẩy.

1.2. Nguyên lý hoạt động

Khi động cơ làm việc, trục khuỷu dẫn động trục cam quay, khi vấu cam tácđộng vào con đội làm con đội, đũa đẩy đi lên tác động vào cò mổ làm cò mổ quay đẩy xupáp đi xuống (mở xupáp) thực hiệnquá trình nạp hoặc thải khí. Lúc này lò xo xupáp bị nén lại.Khi cam tiếp tục quay qua vị trí tác động thì lò xo xupáp làm cho xupáp đóng kín vào bệ đỡ, cò mổ, đũa đẩy, con đội trở về vị trí ban đầu, xupáp đóng.

1.3. Cấu tạo các chi tiết hệ thống phân phối khí

2. Tháo lắp cơ cấu phân phối khí

2.1. Quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí kiểu xú páp treo

I Quy trình tháo

tt Các bước công việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện

Yêu cầu kỹ thuật

1 Quay máy 1 cuối nén đầu nổ, kiểm tra dấu trên bánh răng cam và dấu puly với nắp che xích (

hoặc đai cam)

Cần siết lực,đầu tuýp Đúng dấu của nhà chế tạo

2 Tháo puly đầu trục khuỷu

Cảo chuyên dụng, clê

Không làm hư răng đầu trục khuỷu

3 Tháo nắp che xích cam Clê Không làm hư răng các bulông 4 Nới lỏng bộ căng xích (đai cam) Clê Vừa lỏng 5 Tháo bộ xích và xích cam ra ngoài Cảo chuyên dụng, clê, mỏ lết Không làm hư xích cam 6 Tháo trục dàn cò mổ Clê Đúng thứ tự

7 Tháo trục cam khỏi nắp máy

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)