- THANH TRUYỀN
4. Tháo lắp kiểm tra sửa chữa trục khuỷu
4.3. Tháo lắp trục khuỷu động cơ
4.3.1. Quy trình tháo trục khuỷu
I Quy trình tháo
tt Các bước công việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện
Yêu cầu kỹ thuật
1 Quan sát dấu lắp ghép trên các nắp ổ đỡ Mắt Đúng dấu 2 Tháo các nắp cổ trục chính và sắp theo thứ tự Cần tuýp siết, Đúng thứ tự 3 Lấy trục khuỷu ra khỏi thân máy
Tay Không làm trầy xước cổ trục, cổ biên 4 Vệ sinh trục khuỷu và sắp xếp các nắp ổ đỡ đúng thứ tự Dầu rửa máy, chổi cước Sạch sẽ 4.3.2. Quy trình lắp:
Thực hiện ngược quy trình tháo nhưng cần chú ý:
a. Không lắp lộn các nắp ổ đỡ
Hình 4.26: Thứ tự siết bu lông
4.3.3. Kiểm tra trục khuỷu Kiểm tra độ cong
+ Làm sạch trục khuỷu.
+ Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V.
+ Dùng so kế để kiểm tra độ đảo của trục khuỷu. Độ đảo trục khuỷu không vượt quá 0,06mm.
+ Nếu vượt quá trị số cho phép, thay mới trục khuỷu.
Hình 4.27: Kiểm tra độ cong trục khuỷu
Kiểm tra đường kính cổ trục chính và chốt khuỷu
+ Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của cổ trục chính và chốt khuỷu.
+ Nếu đường kính không đúng tiêu chuẩn, kiểm tra khe hở dầu trục khuỷu.
+ Kiểm tra độ côn và ô van trục khuỷu như hình vẽ. + Độcôn và ô van không được vượt quá 0,02mm.
Hình 4.28: Đo đường kính cổ trục
Kiểm tra khe hở dầu
+ Làm sạch các cổ trục chính, ổ trục và các bạc lót. + Kiểm tra tình trạng của các bạc lót và các cổ trục.
+ Nếu bề mặt các bạc lót hư hỏng thì thay các bạc lót mới. + Nếu các cổ trục bị hỏng nặng, cần thiết, thay mới trục khuỷu. + Lắp các bạc lót vào đúng vị trí của nó không được lẫn lộn. + Đặt trục khuỷu vào thân máy và tiến hành kiểm tra khe hở dầu. + Đặt vào mỗi cổ trục chính một cọng nhựa (plastigage)như hình
vẽ.
Hình 4.29: Kiểm tra khe hở dầu bằng cọng nhựa
+ Lắp các nắp cổ trục chính vào đúng vị trí và siết đều từ trong ra ngoài đúng trị số mô men siết.
+ Tháo các nắp cổ trục chính.
+ Dùng bao cọng nhựa, đo khe hở dầu từng cổ trục chính một. Khe hở dầu tối đa không vượt quá 0,08mm.
+ Nếu khe hởvượt quá cho phép, thay mới bạc lót và mài các cổ trục chính đểđạt được trị số khe hở tiêu chuẩn.
Kiểm tra khe hở dọc trục
+ Dùng so kế kiểm tra khe hở dọc của trục khuỷu. Khe hở dọc tối đa không được quá 0,30mm.
+ Nếu khe hởvượt quá qui định, thay mới các miếng chận dọc.
Hình 4.30: Kiểm tra khe hở dọc trục bằng đồng hồ so
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày quy trình tháo lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 2. Trình bày các bước kiểm tra cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền
Bài 5: BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Giới thiệu : Bài học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phân phối khí trên động cơ ô tô.
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo- hoạt động của các chi tiết trong hệ thống phân phối khí
- Trình bày được qui trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí
- Thực hiện được các kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí
- Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị
Nội dung chính: