- THANH TRUYỀN
4. Điều chỉnh bộ chế hòa khí
4.1. Kiểm tra điều chỉnh bướm ga sơ cấp.
Góc mở là 90° từ phương nằm ngang.
Hình 8.16: Kiểm tra và điều chỉnh bướm ga sơ cấp
4.2. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bướm ga thứ cấp. Mở bướm ga sơ cấp tối đa. Mở bướm ga sơ cấp tối đa.
Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa bướm ga thứ cấp và thân bộ CHK. Khe hở từ 0,35 - 0,55 mm.
Điều chỉnh bằng cách uốn cần đẩy lên của bướm ga thứ cấp.
Hình 8.17: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bướm ga thứ cấp.
4.3. Điều chỉnh bướm gió tự động.
Xoay dấu trên vỏ bộ lò xo lưỡng kim trùng với dấu của nó.
Bướm gió sẽ đóng hoàn toàn khi nhiệt độ môi trường là 20°C hoặc 25°C.
Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của xe, xoay vỏ lò xo lưỡng kim để điều chỉnh hỗn hợp khi khởi động động cơ.
Xoay theo chiều kim đồng hồ thì hỗn hợp giàu. Xoay ngược chiều kim đồng hồ thì hỗn hợp nghèo. 4.4. Kiểm tra và điều chỉnh bơm tăng tốc.
Xoay trục bướm ga sơ cấp và kiểm tra sự hoạt động bình thường của màng bơm tăng tốc.
Xoay trục bướm ga và kiểm tra hành trình của trục bơm tăng tốc. Khoảng 3,5 mm hoặc 2,67mm.
Hình 8.19: Kiểm tra và điều chỉnh bơm tăng tốc
4.5. Kiểm tra điều chỉnh tốc độ cầm chừng
Nối một đồng hồ đo tốc độ vào động cơ.
Khởi động động cơ và cho động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng. Điều chỉnh đúng tốc độ cầm chừng theo đúng thông số của nhà chế tạo Phương pháp thự hiện :
Vặn vít chạy cầm chừng vào tối đa, sau đó vặn vít ra khoảng một vòng .
Khởi động động cơ, dùng tay giữ cánh bướm ga sao cho động cơ nổ hơi lớn (khoảng 1000 v/p).
Vặn vít chổi bướm ga đi ra từ từ, lúc này tốc độ động cơ giảm, nhưng chú ý không để tắt máy.
Nới vít cầm chừng và bghe tiếng máy. Dừng lại khi nghe tiếng nổ động cơ là lớn nhất.
Nới vít chổi bướm ga cho đến khinào tốc độ động cơ đạt yêu cầu. *Chú ý :
- Để công việc được chính xác, nên dùng đồng hồ tốc độ khi điều chỉnh .
- Khi điều chỉnh xong chúng ta lên ga nhẹ ( khoảng ¼ độ mở của cánh bướm ga), nếu động cơ bị sượng ( không êm ) chúng ta điều chỉnh lại vít Ralen ti cho đúng.
Hình 8.20 : Kiểm tra điều chỉnh tốc độ cầm chừng