Thá o lắp bơm nhớt

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 122)

- THANH TRUYỀN

3. Tháo lắp Kiểm tra sửa chữa các chi tiết hệ thống

3.2. Thá o lắp bơm nhớt

tt Các bước công việc

Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện

Yêu cầu kỹ thuật 1 Xả nhớt sau đó

tháo cạt te nhớt

Cần siết, tuýp Không làm rơi rớt cạt te

nhớt

2 Tháo lược thô Cần siết, tuýp Không làm

rơi rớt lược, hư răng

bulông

3 Tháo cơ cấu truyền

động cam Cle Cam sạch sẽ, không

dính dầu nhớt

4 Tháo bơm nhớt ra

khỏi động cơ Búa nhựa Gõ nhẹ, tránh làm bể mặt

lắp ghép bơm nhớt

5 Tháo van an toàn

Kìm Nhẹ nhàng

6 Tháo

bơm bánh răng Cle mất các cánh Không làm

bơm

3.2.2. Lắp: Thực hiện quy trình lắp nhưng cần chú ý: b. Thay mới phớt chận nhớt đầu trục bơm.

c. Thay mới joint làm kín và lắp ráp bơm trở lại. d. Thay joint làm kín và lắp bơm nhớt vào thân máy. 3.3. Kiểm tra bơm nhớt

3.3.1. Kiểm tra khe hở giữa bánh răng và vỏ bơm:

Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa bánh răng và vỏ bơm. Khe hở tối đa hông vượt quá 0,20mm.

Hình 6.3: Kiểm tra khe hở giửa bánh răng và vỏ bơm

3.3.2. Kiểm tra khe hở giữa hai bánh răng:

Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa hai răng của bơm nhớt. Khe hở này tối đa là 0,20mm. Nếu thấy cần thiết thay bơm mới.

Hình 6.4: Kiểm tra khe hở giữa hai răng của bơm

3.3.3. Kiểm tra khe hở giữa vỏ bơm và bề mặt các bánh răng.

Dùng căn lá, thước thảng đo khe hở giữa vỏ bơm và mặt đầu bánh răng. Khe hở này không được vượt quá 0,15mm.

Hình 6.5: Kiểm tra khe hở giữa vỏ bơm và bề mặt các bánh răng.

3.3.4. Kiểm tra độ kín hệ thống bôi trơn. Kiểm tra độ kín của các bộ phận sau:

 Joint làm kín các-te đậy nắp máy.  Kiểm tra độ kín của nắp đổ nhớt.  Phớt làm kín bộ chia điện.

 Phớt chận nhớt đầu trục cam.  Sự rò rỉ nhớt ở đầu trục khuỷu.  Sự rò rỉ nhớt ở đuôi trục khuỷu.

 Độ kín của joint các-te nhớt và đai ốc xả nhớt.

 Độ kín của cảm biến áp suất nhớt… - Kiểm tra áp suất nhớt  Tháo cảm biến áp suất nhớt.

Hình 6.6 : Kiểm tra áp suất nhớt bằng đồng hồ đo áp suất

 Khởi động động cơ và làm ấm, để đạt nhiệt độ bình thường.  Áp suất nhớt ở tốc độ cầm chừng phải lớn hơn 0,3Kg/cm2.

 Ở số vòng quay 3000 vòng phút, áp suất nhớt từ 2,5 đến 5,0 Kg/cm2.  Tháo đồng hồ đo. Làm sạch nhớt xung quanh lỗ cảm biến.

 Thoa một lớp keo làm kín vào phần ren cảm biến và lắp nó trở lại vị trí. Kiểm tra lại sự rò rỉ nhớt.

3.3.5. Kiểm tra tình trang áp suất nhớt qua đèn báo áp suất

Nếu đèn vẫn sáng khi động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng, chúng ta kiểm tra như sau:

 Tháo giắc nối đến contact áp suất nhớt và xoay contact máy On thì đèn phải tắt.

 Dùng dây điện nối giắc gim điện từ đèn báo ra mát thì đèn báo phải sáng.  Đo điện trở của contact áp suất nhớt khi động cơ dừng thì phải liên tục.  Kiểm tra sự không liên tục của cotact áp suất nhớt khi động cơ hoạt động ở

tốc độ cầm chừng.

 Khi áp suất nhớt trên 0,5Kg/cm2, contact áp suất nhớt phải không liên tục. Nếu không đúng theo yêu cầu thì thay mới contact áp suất nhớt.

Hình 6.7: Kiểm tra áp suất nhớt nhờ đén báo áp suất nhớt

3.4. Kiểm tra- thay thế lọc dầu3.4.1. Công dụng của bầu lọc 3.4.1. Công dụng của bầu lọc

Bầu lọc dầu trong hệ thống bôi trơn dùng để lọc sạch các tạp chất cơ học (mạt kim loại, muội than và đất cát…) lẫn trong dầu nhờn trước khi đưa vào bôI trơn các bề mặt làm việc có ma sát của chi tiết.

3.4.2. Các loại bầu lọc 3.4.2.1. Bầulọc thô

Bầu lọc thô có công dụng lọc sạch các tạp chất cơ học có kích thước lớn và lắng đọng keo bẩn lẫn trong dầu.

Bầu lọc thô đặt giữa bơm dầu và đường dầu chính

a. Bầu lọc thô kiểu thấm

 Cấu tạo

Bộ lọc hay lõi lọc của bầu lọc thô gồm: nhiều tấm kim loại mỏng có hình dáng, kích thước khác nhau, đó là phiến lọc có lỗ thủng, đặt xen kẽ các tấm cách hình sao, và được ép chặt với nhau bằng hai tấm đệm trên và dưới. Lõi lọc này được lắp trên trục và được cố định bằng đai ốc. Tấm đệm dưới kín, còn tấm đệm trên có lỗ dẫn dầu. Chiều dày của tấm lọc là 0,35 mm, còn chiều dày của tấm cách là 0,08 – 0,09 mm. Để lõi lọc có thể quay được cùng với trục, mặt tiếp xúc giữa tấm đệm trên với vỏ được gia công rất nhẵn. Trục bầu lọc tiếp xúc chặt với vỏ nhờ vòng đệm cao su và đai ốc.

Để làm sạch chất bẩn bám vào xung quanh lõi lọc, dùng tấm gạt lắp trrên thanh gạt cố định với vỏ. Các tấm gạt được đặt xen kẽ giữa các tấm lọc như tấm cách hình sao nhưng có chiều dày nhỏ hơn (0,06 – 0,07 mm) để không bị ép sát vào lõi lọc. Muốn làm sạch lõi lọc, tức là gạt các chất bẩn bám vào lõi lọc chỉ cần xoay lõi lọc hay trục bằng tay quay. Trong vỏ bầu lọc, xung quanh lõi lọc thường có ba thanh đỡ được lắp cố định với vỏ và có tác dụng giữ cho lõi lọc ở vị trí ổn định khi làm việc. Cốc lắng cặn được lắp cố định với vỏ bằng bu lông. Ở đáy cốc lắng cặn có lắp bu lông hoặc nút ren để xả chất bẩn và nước có lẫn trong dầu đã được lắng đọng trong quá trình làm việc của động cơ.

Hình 6.8. Bầu lọc thô kiểu thấm

 Nguyên lý làm việc

Khi động cơ làm việc, bơm dầu cung cấp dầu vào bầu lọc thô, dầu chứa đầy ở cốc lắng cặn, qua khe hở của lõi lọc, các chất bẩn có kích thước lớn hơn chiều dày của đĩa hình sao được giữ lại và dầu sạch sẽ theo lỗ định hình trong lõi lọc lên phía trên rồi vào rãnh dầu ở vỏ tới ống dẫn dầu chính của hệ thống bôi trơn.

Trong trường hợp bầu lọc thô bị tắc, van an toàn mở và dầu từ ống dẫn dầu vào qua van rồi đến ngay ống dẫn dầu ra không qua bầu lọc thô, đảm bảo cho động cơ luôn luôn có dầu bôi trơn trong quá trình làm việc.

b. Bầu lọc thô kiểu ly tâm  Cấu tạo

Bầu lọc thô kiểu ly tâm còn gọi là bầu lọc ly tâm toàn phân. Bầu lọc này được đặt nối tiếp trên đường dầu chính. Toàn bộ lượng dầu do bơm cung cấp đều đi qua bầu lọc. Một phần dầu khoảng 10 – 15% qua các lỗ phun ở rô to rồi chảy về các te. Phần còn lại theo đường dẫn dầu chính đi bôi trơn.

Cấu tạo của bầu lọc thô ly tâm toàn phấn gồm có: Vỏ bầu lọc, trên vỏ có lắp trục và cũng là đường dẫn dầu, thân hay vỏ của rô to lắp tự do hay lồng không trên trục. Rô to gồm có nắp và thân vặn chặt với nhau bằng ren. Rô to được lắp trên vòng bi đỡ, ở thân rô to có hai lỗ phun dầu hướng phun ngược chiều nhau. Vít điều chỉnh trên nắp bầu lọc có tác dụng hạn chế rô to dịch chuyển lên phía trên hay dọc trục.

Hình 6.9. Bầu lọc thô ly tâm toàn phần

 Nguyên lý hoạt động

Khi động cơ làm việc, bơm dầu cung cấp dầu vào bầu lọc qua lỗ hướng kính nạp đầy vào khoảng không gian trong rô to rồi phun ra khỏi lỗ phun với tốc độ rất lớn theo hướng ngược nhau, làm phát sinh phản lực, tạo thành ngẫu lực hay mô men làm cho rô to quay tròn với tốc độ lớn (5000 –7000 vg / ph). Những tạp chất cơ học có tỷ trọng lớn hơn dầu, do tác dụng của lực ly tâm sẽ bị văng ra ngoài bám vào vách rô to, rồi lắng đọng xuống dưới và được tháo rửa định kỳ. Dầu sạch theo đường ống dẫn trung tâm của bầu lọc và đến đường dầu chính đi bôi trơn cho các chi tiết. Dầu sau khi được phun qua các lỗ phun của rô to sẽ về các te. Van an toàn ở bầu lọc ly tâm cũng có tác dụng như ở bầu lọc thô kiểu thấm.

3.4.2.2. Bầulọc tinh

Bầu lọc tinh có công dụng lọc sạch các tạp chất cơ học nhỏ hơn 0,001 mm lẫn trong dầu bôi trơn.

Ở một số động cơ dùng bầu lọc hỗn hợp, nghĩ a là bầu lọc thô và bầu lọc tinh được đặt chung trong một vỏ.

Tuỳ theo phương pháp tách tạp chất hay chất bẩn ra khỏi dầu bôi trơn, bầu lọc tinh được chia làm hai loại : bầu lọc tinh có lõi (bầu lọc thấm) và bầu lọc tinh không có lõi (bầu lọc ly tâm).

Bầu lọc tinh có lõi lọc do sức cản lớn nên chỉ có 10 – 15% lượng dầu đi qua rồi trở về các te, nghĩa là trong trường hợp này, bình lọc tinh được đặt song song với đường dầu chính.

 Cấu tạo

Lõi lọc của bầu lọc tinh gồm có: Những tấm định hình bằng giấy bìa và bằng kim loại lắp xen kẽ với nhau nhờ nắp trên, nắp dưới và ba móc kéo. Trên nắp trên có cốc lọc trong có đặt vòng đệm. Tấm định hình bằng kim loại có 6 lỗ (không kể lỗ giữa) trên phần ngăn cách với các lỗ có các rãnh với chiều dài từ lỗ giữa đến gần vành ngoài.

Nguyên lý làm việc

Khi động cơ làm việc, dầu vào bầu lọc thấm qua những tấm bìa giấy và rãnh ở các tấm kim loại rồi chảy vào lỗ ở giữa theo ống dẫn dầu đi ra.

Hình 6.10. Bầu lọc thô ly tâm toàn phần

b. Bầu lọc tinh ly tâm

Bầu lọc tinh ly tâm còn gọi là bầu lọc ly tâm bán phần, có cấu tạo tương tự như bầu lọc thô ly tâm nhưng không có đường dầu đi bôi trơn và không có van an toàn. Dầu đi bôi trơn cho các chi tiết qua bầu lọc riêng.

Hiện nay bầu lọc ly tâm được dùng rộng rãi vì có ưu điểm sau đây:

- Do không có lõi lọc nên khi bảo dưỡng không phải thay các phần tử lọc.

- Khả năng lọc tốt hơn nhiều so với lọc thấm dùng lõi lọc.

Hình 6.11: Bầu lọc ly tâm toàn phần

3.4.3. Kiểm tra- thay thế lọc dầu

a. Hiệntượng hưhỏng

- Phao lọc dầu thường bịhư hỏng như lưới lọc bị tắc hoặc bầu phao bị thủng, hỏng các đầu nối bằng ren do va chạm và tháo lắp nhiều lần.

- Lõi lọc (bộ lọc) của loại bầu lọc thấm bị rách, mục nát, bẩn tắc.

- Van an toàn bị mòn hỏng, gãy lò xo do chịu áp lực lớn.

- Bầu lọc ly tâm mòn ổbi đỡ của rô to.

b. Phương pháp kiểm tra

- Quan sát đểxác định chỗ nứt vỡ, chờn hỏng ren, van an toàn và hư hỏng lõi lọc.

- Kiểm tra phao lọc dầu có bị nứt không, bằng cách dùng tay lắc, nghe bên trong

có dầu không.

c. Phương pháp sửachữa

- Vỏ và trục bầu lọc bị nứt vỡ có thể hàn đắp gia công nguội

- Các đầu nối bằng ren bị chờn, hàn đắp sau đó gia công lại ren

- Van an toàn, lò xo gãy: thay mới đúng chủng loại.

- Lõi lọc rách, bẩn: nếu lõi lọc bằng giấy, len, dạ cần phảI thay khi hư hỏng. Nếu lõi lọc bằng các tấm kim loại mỏng có thể súc rửa để sử dụng.

- Bầu lọc ly tâm bị mòn ổbi đỡ rô to phải thay mới.

- Các lỗ phun ở rô to bị tắc cần thông sạch bằng khí nén.

- Phớt chắn dầu bị hỏng phải thay mới.

- Nếu phao lọc dầu bị bẹp hoặc bị nứt cần tháo ra để hàn lại

Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày các bước tháo lắp bơm nhớt

2. Trình bày quy phương pháp kiểm tra các chi tiết hệ thống bôi trơn 3. Xác định các mạch dầu bôi trơn trên hệ thống

Bài 7: BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÀM MÁT Giới thiệu : Bài học cung cấp cho sinh viên các kiến thức lý thuyết về hệ thống bôi trơn, phương pháp tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hệ thống bôi trơn đúng yêu cầu kỹ thuật

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, hệ thống làm mát - Thực hiện được các kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống làm

mát

- Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị

Nội dung chính:

1. Kết cấu- hoạt động hệ thống làm mát 1.1. Kết cấu hệ thống làm mát 1.1. Kết cấu hệ thống làm mát

Hình 7.1: Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.

1. Thân máy. 2. Nắp máy. 3. Đường nước ra. 5. Van hằng nhiệt. 6. Nắp rót nước. 7. Két làm mát. 8. Quạt làm mát. 9. Puly. 10. Ống Dẫn nước tắt về bơm. 11. Đường nước vào. 12. Bơm nước. 13. Két làm mát dầu.

1.2. Hoạt động:

- Khi động cơ làm việc, nước làm mát trong két nước được bơm nước hút từ két nước đẩy vào các khoang chứa nước làm mát bên trong thân máy hấp thu nhiệt từ xylanh động cơ. Nước làm mát tiếp tục bị đẩy lên nắp máy để thu nhiệt từ nắp máy sau đó theo đường nước ra, qua van hằng nhiệt để ra két nước.

- Tại két làm mát, nước được chảy theo các ống nhỏ trong két và được quạt giải nhiệt làm mát. Sau khi được tản nhiệt nước làm mát lại tiếp tục đi vào thân máy nhờ bơm nước. Cứ như thế quá trình làm mát được thực hiện cưỡng bức theo một vòng tuần hoàn kín.

2. Quy trình tháo lắp hệ thống làm mát 2.1. Quy trình tháo

tt Các bước công việc

Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện

Yêu cầu kỹ thuật 1 Mở nắp két làm mát

nước Tay, giẻ lau Xoay 45 độ

2 Xả nước két nước Tay, khay đựng

nước Hết nước cũ

3 Tháo đường nước vào, ra

Kìm răng,

dẹp vít Không làm bể ống nước làm mát

4 Tháo quạt gió, két làm mát

Cle, cần siết,

tuýp Không làm hư

hỏng các lá tản nhiệt trên két

5 Tháo bơm nước ra khỏi động cơ

Cle, cần tuýp

siết, Không làm rơi bơm tránh hư

hỏng

6 Vệ sinh các chi tiết Nước sạch Sạch sẽ 2.2. Quy trình lắp

Thực hiện ngước lại quy trình tháo nhưng cần chú ý:

a. Thay mới phớt chận nhớt đầu trục bơm.

b. Thay mới joint làm kín và lắp ráp bơm trở lại. 3. Kiểm tra - sửa chữa hệ thống làm mát

3.1. Phương pháp thay nước và súc rửa hệ thống làm mát.

Không được mở nắp két nước khi nhiệt độ động cơ còn quá nóng. Tránh bỏng cho mình và cho người xung quanh.

- Mởnắp két nước.

- Tháo van xả ở ngăn phía dưới két nước và phải dùng khai chứa nước. - Tháo nút xả nước bố trí trên thân máy.

- Đưa vòi nước vào két nước và cho nước chảy cho đến khi nào nhận thấy nước chảy ra ở thân máy và đáy két nước trở nên sạch.

Hình 7.2: Súc hệ thống làm mát

- Xiết chặt van xả nước trên thân máy và ngăn dưới két nước. - Đổ nước ra khỏi thùng nước dự trữ và xúc rửa sạch sẽ. - Đổ nước vào thùng dự trữ đến mức FULL.

- Tháo đường nước vào bộ sưởi ấm để xả khí.

- Đổ nước vào két nước cho đến khi nước bắt đầu chảy ra khỏi đầu nối. - Lắp lại đường ống và đổ đầy nước vào két.

- Cho động cơ hoạt động ở tốc độ khoảng 1200 v/p và kiểm tra xem nước có hao hụt không. Lắp lại nắp két nước.

3.2. Kiểm tra độ mở của van hằng nhiệt

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)