Kết cấu hoạt động hệ thống làm mát

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 132)

- THANH TRUYỀN

1. Kết cấu hoạt động hệ thống làm mát

1.1. Kết cấu hệ thống làm mát

Hình 7.1: Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.

1. Thân máy. 2. Nắp máy. 3. Đường nước ra. 5. Van hằng nhiệt. 6. Nắp rót nước. 7. Két làm mát. 8. Quạt làm mát. 9. Puly. 10. Ống Dẫn nước tắt về bơm. 11. Đường nước vào. 12. Bơm nước. 13. Két làm mát dầu.

1.2. Hoạt động:

- Khi động cơ làm việc, nước làm mát trong két nước được bơm nước hút từ két nước đẩy vào các khoang chứa nước làm mát bên trong thân máy hấp thu nhiệt từ xylanh động cơ. Nước làm mát tiếp tục bị đẩy lên nắp máy để thu nhiệt từ nắp máy sau đó theo đường nước ra, qua van hằng nhiệt để ra két nước.

- Tại két làm mát, nước được chảy theo các ống nhỏ trong két và được quạt giải nhiệt làm mát. Sau khi được tản nhiệt nước làm mát lại tiếp tục đi vào thân máy nhờ bơm nước. Cứ như thế quá trình làm mát được thực hiện cưỡng bức theo một vòng tuần hoàn kín.

2. Quy trình tháo lắp hệ thống làm mát 2.1. Quy trình tháo

tt Các bước công việc

Hình ảnh minh họa Dụng cụ/phương tiện

Yêu cầu kỹ thuật 1 Mở nắp két làm mát

nước Tay, giẻ lau Xoay 45 độ

2 Xả nước két nước Tay, khay đựng

nước Hết nước cũ

3 Tháo đường nước vào, ra

Kìm răng,

dẹp vít Không làm bể ống nước làm mát

4 Tháo quạt gió, két làm mát

Cle, cần siết,

tuýp Không làm hư

hỏng các lá tản nhiệt trên két

5 Tháo bơm nước ra khỏi động cơ

Cle, cần tuýp

siết, Không làm rơi bơm tránh hư

hỏng

6 Vệ sinh các chi tiết Nước sạch Sạch sẽ 2.2. Quy trình lắp

Thực hiện ngước lại quy trình tháo nhưng cần chú ý:

a. Thay mới phớt chận nhớt đầu trục bơm.

b. Thay mới joint làm kín và lắp ráp bơm trở lại. 3. Kiểm tra - sửa chữa hệ thống làm mát

3.1. Phương pháp thay nước và súc rửa hệ thống làm mát.

Không được mở nắp két nước khi nhiệt độ động cơ còn quá nóng. Tránh bỏng cho mình và cho người xung quanh.

- Mởnắp két nước.

- Tháo van xả ở ngăn phía dưới két nước và phải dùng khai chứa nước. - Tháo nút xả nước bố trí trên thân máy.

- Đưa vòi nước vào két nước và cho nước chảy cho đến khi nào nhận thấy nước chảy ra ở thân máy và đáy két nước trở nên sạch.

Hình 7.2: Súc hệ thống làm mát

- Xiết chặt van xả nước trên thân máy và ngăn dưới két nước. - Đổ nước ra khỏi thùng nước dự trữ và xúc rửa sạch sẽ. - Đổ nước vào thùng dự trữ đến mức FULL.

- Tháo đường nước vào bộ sưởi ấm để xả khí.

- Đổ nước vào két nước cho đến khi nước bắt đầu chảy ra khỏi đầu nối. - Lắp lại đường ống và đổ đầy nước vào két.

- Cho động cơ hoạt động ở tốc độ khoảng 1200 v/p và kiểm tra xem nước có hao hụt không. Lắp lại nắp két nước.

3.2. Kiểm tra độ mở của van hằng nhiệt

- Đặt van hằng nhiệt vào nước nóng để kiểm tra độ mở của van hằng nhiệt theo nhiệt độ.

Hình 7.3: Kiểm tra độ mở của van hằng nhiệt

- Van hằng nhiệt bắt đầu mở ở nhiệt độ từ 80°C đến 84°C.

- Độ mở của van phải từ 8mm trở lên ở nhiệt độ 95°C. - Nếucác thông số trên không đạt, thay van mới.

3.3. Kiểm tra nắp két nước

- Dùng dụng cụ kiểm tra, cung cấp áp lực để kiểm tra nắp két nước như hình vẽ dưới đây.

Hình 7.4: Kiểm tra nắp két nước bằng áp lực

- Van giảm áp sẽ mở ở áp suất từ 0,75 đến 1,05kg/cm2.

- Áp suất mở không được thấp hơn 0,6 kg/cm2. Nếu áp suất mở bé hơn cho phép thì thay nắp két nước mới.

3.4. Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống làm mát

- Sử dụng nắp két nước chuyên dùng để kiểm tra và đậy kín két nước. - Cho động cơ hoạt động để làm ấm nước làm mát.

- Dùng bơm, cung cấp vào hệ thống làm mát một áp lực là 1,2kg/cm2. Kiểm tra sự giảm áp trong hệ thống.

- Nếu áp suất giảm, kiểm tra sự rò rỉ của các đường ống nước, két nước, bơm nước và các đường ống sưởi. Nếu các bộ phận trên đều kín, kiểm tra nắp máy và thân máy.

3.5. Kiểm tra độ căng của dây đai:

- Có thể dùng dụng cụ đo hoặc dùng tay ấn dây đai xuống 1 lực khoảng 3Kg, độ võng của dây đai từ10 –15mm là được.

- Nếu độ võng quá nhỏ là dây đai quá căng làm mau hỏng bạc đạn bơm nước và máy phát điện, tổn hao công suất của động cơ. Nếu độ võng quá lớn là

dây đai quá chùng làm dây đai bị trượt trong rãnh pu ly, hiệu quảlàm mát kém.

- Điều chỉnh lại độ căng dây đai

- Bằng cách điều chỉnh máy phát điện ra vào để đạt được độ căng thích hợp.

Hình 7.5: Điều chỉnh độ căng đai dẫn động bơm nước

3.6. Thay bơm nước

3.6.1. Cấu tạo bơm nước

Bơmnước ly tâm gồm có: Thân hay vỏ bơm thường được lắp ở phần đầu phía trên

thân máy. Trong thân bơm có lắp trục bơm.. Trục bơm tỳ và quay trong ba ổ bi. Một đầu trục được lắp đĩa có nhiều cánh bơm hình xoắn ốc, đầu kia của trục được bắt chặt một pyly (bánh đai) nhờ then và đai ốc, đầu bánh đai có dây đai truyền động.

Hình 7.7. Cấu tạo của bơm nước ly tâm

Trên bơm còn có các vòng bao kín ngăn rò nước. Vòng bao kín làm bằng gỗ phíp có graphít đặt vào rãnh trên đĩa bơm cùng quay với trục bơm để ngăn nước theo khe hở giữa trục và vỏ bơm. Vòng bao kín bằng cao su, lắp khít vào trục bơm ngăn không cho nước rò qua khe hở giữ trục và vòng bao kín bằng gỗ phíp.

Các ổ bi của trục được bôi trơn bằng mỡ. Mỡ được bơm vào không gian trong ổ bi qua vú mỡ, không khí trong không gian này được thoát ra ngoài qua một lỗ khoan trên thân bơm.

Trục của bơm đồng thời cũng là trục của quạt giócũng có khi làm riêng và được dẫn động từ trục khuỷu qua đai truyền hình thang hoặc bắnh răng.

Bơm ly tâm chế tạo như sau: thân làm bằng gang hoặc hợp kim nhẹ, trục bơm làm bằng thép, điã và cánh bơm làm bằng gang hoặc gỗ phíp hoặc nhựa.

3.6.2. Nguyên lý hoạtđộng

Khi động cơ làm việc, đĩa bơm quay, tạo ra độ chân không, nước qua ống được hút vào tâm của đĩa và do tác dụng lực ly tâm bị văng ra phía ngoài thành bơm theo hình xoắn ốc, rồi theo ống đặt tiếp tuyến với thân bơm vào làm mát động cơ.

Lưu lượng nước cần thiết để làm mát các bộ phận động cơ do bơm được bơm cung cấp phụ thuộc vào kích thước và cấu tạo cánh bơm, tốc độ bơm được truyền động. Lưu lương này thường trong khoảng.

Hình 7.8. Nguyên tắc hoạt động của bơm nước ly tâm

3.6.3. Kiểm tra bơm nước

a. Hiệntượng, nguyên nhân hưhỏngbơm nước

Bơm nước được coi là hư hỏng khi dung lượng nước không đảm bảo, khi có hiện tượng rò nước ra phía ngoài .

Sự tổn thất dung lượng của bơm có thể do hư hỏng ổ đỡ. Sự hư hỏng ổ đỡ sẽ làm tăng khe hở giữa cánh bơm và vỏ bơm do đó làm giảm lực ly tâm .

Sự hư hỏng ổ đỡ có thể do đệm không đảm bảo, nước làm mát lọt vào các ổ đỡ. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như dây đai truyền động căng quá mức, sự rung động của trục bơm, sự quá nhiệt của nước làm mát do tắtđộng cơ khi còn nóng. Đệm kín không đảm bảo làm kín, có thể do quá nhiệt, nước làm mát bị bẩn, rỉ rét, cặn nước tích tụ và mài mòn cao.

Vỏ bơm và cánh bơm bị nứt, vỡ do ổ đỡ bị lỏng trong vỏ bơm hoặc ở trục làm cho cánh bơm va đập vào vỏ bơm.

Ngoài ra còn có một số hiện tượng hư hỏng như : Dây đai bị mòn, đứt do điều chỉnh dây đai quá căng. Puly bị nứt,vỡ, mòn do chịu va đập, tháo lắp không đúng kỹ thuật... b. Phương pháp kiểm tra hưhỏngbơmnước

Ở trạng thái lắp chung không thể đánh giá chính xác lượng mòn của các chi tiết cánh bơm, thân bơm, vòng bi, các bộ phận bao kín. Vì vậy, chỉ có thể kiểm tra tình

trạng rò nước qua lỗ thăm ở thân lắp trục bơm và lắc ngang để kiểm tra mức độ rơ của trục bơm.

Muốn kiểm tra cụ thể hư hỏng của từng chi tiết thì phải tháo rời bơm nước và sử dụng các dụng đo chính xác như đồng hồ so hoặc thước cặp để xác định mức độ mòn bi, mòn cánh bơm và vỏ bơm và các hư hỏng khác.

Ngoài việc quan sát để phát hiện vết nứt bên ngoài, còn phải kiểm tra các vết rạn nứt rất nhỏ, bằng cách cho động cơ ở vào trạng thái nóng, rồi bôi một lớp bột trắng bên ngoài, sau 5- 10 phút quan sát để phát hiện vết nứt nếu có hiện tượng bột trắng bị thấm ướt.

c. Phương pháp sửachữa bơmnước

Thân bơm: Khi mặt bích thân bơm bị vỡ hay nứt thì có thể hàn rồigia công lại. Nếu chỗ lắp ổ bi và vòng đệm chắn dầu bị mòn hoặc bề mặt lắp ghép giữa cánh bơm và thân bơm bị mòn thì có thể doa lại rối ép vòng thép mới vào để hồi phục.

Cánh bơm: Khi cánh bơm bị nước làm xói mòn nhiều thì phải thay mới hoặc hàn đắp rồi gia công lại.

Trục bơm: Khi trục bơm bị mòn nhiều hoặc bị rạn nứt thì phải thay mới. Trường hợp trục bơm bị mòn ít thì có thể hàn đắp, mạ crôm …Sau đó gia công lại theo kích thước quy định.

Vòng đệm: Khi vòng đệm hay roăng bị mòn hoặc thủng thì phải thay mới và phải lắp thử, nếu không bằng phẳng thì phải rà lại bằng vải nhám. Trường hợp không có vòng đệm mới để thay, có thể lật ngược vòng đệm cũ để dùng tạm.

Nếu bạc đạn bơm nước, cánh bơm hoặc phốt làm kín nước trong bơm bị hỏng, phải thay mới bơm nước.

Câu hỏi ôn tập:

1. Trình bày quy trình tháo lắp hệ thống làm mát 2. Trình bày quy trình thay mới nước làm mát

3. Phân tích các hư hỏng thường gặp và biện pháp sửa chữa hệ thống làm mát

Bài 8: BẢO DƯỠNG- SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU XĂNG Giới thiệu: Bài học cung cấp cho sinh viên các kiến thức lý thuyết về hệ thống nhiên liệu xăng dùng chế hòa khí, phương pháp tháo lắp- kiểm tra- sửa chữa hệ thống nhiên liệu đúng yêu cầu kỹ thuật

Mục tiêu:

-Trình bày được cấu tạo- hoạt động của các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu xăng

-Trình bày được qui trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu xăng

-Thực hiện được các kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, sửa các chi tiết hệ thống nhiên liệu xăng

- Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị

Nội dung chính:

1. Kết cấu- hoạt động của hệ thống nhiên liệu xăng dung chế hòa khí 1.1. Kết cấu hệ thống nhiên liệu xăng dung chế hòa khí 1.1. Kết cấu hệ thống nhiên liệu xăng dung chế hòa khí

Bộ chế hoà khí là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống cung cấp nhiên liệu, nó làm nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp hỗn hợp cho động cơ làm việc.

Hình 8. 1: Sơ đồ chung của phương pháp sử dụng bộ chế hòa khí.

1 Bình xăng ; 2 Lọc xăng ; 3 Bơm xăng ; 4 Buồng phao ; 5 Gíclơ ; 6 Họng khuếch tán

7 Bướm ga.

1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống.

Khi động cơ làm việc, nhiên liệu từ bình chứa được bơm hút qua lọc để lọc sạch cặn bẩn, tạp chất sau đó đưa đến buồng phao 4. Trong buồng phao có cơ cấu van kim và phao xăng để giữ cho mức xăng trong buồng phao được ổn định. Trong quá trình

nạp, không khí được hút vào động cơ qua họng khuếch tán 6 có tiết diện co hẹp. Tại đây do tác dụng của độ chân không nên xăng được hút qua

Gíclơ 5, gíclơ có tác dụng đảm bảo lưu lượng xăng đi ra đúng như thiết kế. Tại họng khuếch tán nhiên liệu được không khí xé tơi đồng thời bay hơi và hoà trộn tạo thành hỗn hợp nạp vào động cơ. Lượng hỗn hợp vào động cơ được điều chỉnh nhờ bướm ga 7 để phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ.

1.3. Cấu tạo các chi tiết hệ thống 1.3.1. Bộ chế hòa khí

1.3.1.1. Hoạt động chung bộ chế hòa khí a. Kết cấu bộ chế hòa khí trên ô tô

Hình 8.2: Kết cấu bộ chế hòa khí trên ô tô

Bộ chế hòa khí có cấu tạo vô cùng phức tạp, gồm các bộ phận trên. Thường được chia làm 2 nửa. Trong thân bộ chế hòa khí là các đường dẫn xăng, các van & Glicơ,… b. Hoạt động

Hình 8.3: Sơ đồ nguyên lý bộ chế hòa khí

- Khi động cơ hoạt động, bướm ga & bướm gió đều mở  Không khí bị hút vào từ phía trên đi qua họng khuếch tán. Lúc này, nhiên liệu từ buồng xăng đi ra đường xăng chính & phun dưới dạng tia.

- Như vậy, xăng & không khí hòa trộn sau đó bay hơi tạo hỗn hợp khí cháy. Tuy nhiên, do thời gian hòa trộn tương đối ngắn nên sẽ có lượng xăng vẫn chưa kịp bay hơi  Người ta thiết kế 2 hoặc 3 họng khuếch tán.

- Lượng không khí qua bộ chế hòa khí phụ thuộc vào độ mở bướm ga. Vậy việc điều khiển tải động cơ được thực hiện qua bướm ga. Việc điều khiển bướm ga thông qua bàn đạp ga.

- Để bộ chế hòa khí làm việc ở mọi chế độ vận hành động cơ, người ta khống chế lượng xăng trong buồng phao nhờ 1 cơ cấu Phao + Kim van. Cơ cấu này được nối với bình xăng phao qua 1 khớp bản lề để lên xuống dễ dàng. Cơ cấu này luôn nổi trên bề mặt xăng. Khi xăng đầy, cơ cấu này bịt kín lỗ cấp xăng bằng van kim. Khi lượng xăng xuống van kim mở lỗ xăng cho xăng tiếp vào buồng phao.

1.3.1.2. Các chế độ hoạt động của bộ chế hòa khí: 1.3.1.2.1. Chế độ khởi động

Hình 8.4: Chế độ khởi động b. Hoạt động

- Khi ô tô khởi động nguội  Tạo hỗn hợp khí cháy khó hơn nhiều do tốc độ động cơ động cơ đang rất chậm nên độ chân không họng khuếch tán nhỏ, nhiệt độ thấp nên nhiên liệu bay hơi kém  Khi khởi động, nhiên liệu phải đậm đặc  Ta trang bị thêm một van hút ở phía trên bướm gió.

- Khi khởi động, các bướm ga & gió đều đóng  Độ chân không trong bộ chế hòa khí là rất lớn  Xăng được hút qua cả đường xăng chính & đường không tải & qua thêm 1 van nhỏ nằm trên bướm khí  Hỗn hợp cháy siêu đậm đặc. 1.3.1.2.2. Chế độ không tải

a. Kết cấu

Hình 8.5: Chế độ không tải

- Ở chế độ này, chỉ cần cấp một lượng xăng rất nhỏ đủ để duy trì cho động cơ hoạt động ổn định với số vòng quay thấp nhất. Bướm ga gần như đóng hoàn toàn nên độ chân không phía trên bướm ga hầu như không còn nữa do đó đường xăng chính không hoạt động. Tuy nhiên phía dưới bướm ga độ chân không lớn do sức hút từ động cơ. Tận dụng điểm này, người ta bố trí một đường xăng phụ đi vòng về phía dưới của bướm ga. Ta gọi đó là đường xăng không tải.

- Khi động cơ hoạt động, và bướm ga hoàn toàn đóng  Độ chân không phía

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)