Phương pháp cân lửa

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 162)

- THANH TRUYỀN

3. Phương pháp cân lửa

Cân lửa là chúng ta đặt tia lửa điện cao áp vào các xy lanh của động cơ như thế nào để đảm bảo tia lửa phóng ra hai cực của bu gi phải mạnh, đúng kỳ và phải đúng thời điểm, nhằm đảm bảo được công suất và hiệu suất của động cơ.

- Trước khi thực hiện phải nắm vững cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa, nhằm bảo đảm công việc được chính xác, nhanh chóng và tránh hư hỏng các chi tiết.

- Phải biết sử dụng một số thiết bị cơ bản như đèn cân lửa, đồng hồ đo số vòng quay động cơ…

- Các bộ phận của hệ thống đánh lửa phải đảm bảo thật tốt trước khi thực hiện công việc cân lửa.

- Biết chiều quay và thứ tự công tác của động cơ. - Biết xác định dấu cân lửa trên pu li hoặc bánh đà. 3.1. Cân lửa theo dấu

- Tháo bu gi của xy lanh số 1.

- Gá đồng hồ đo áp suất nén vào xy lanh số 1.

- Quay trục khuỷu theo chiều quay cho đến khi thấy kim đồng hồ đo bắt đầu dao động. Tiếp tục quay sao cho dấu trên pu li trục khuỷu ngay với điểm đánh lửa sớm ở mặt trước của động cơ.

Lưu ý: Nếu dấu trên bánh đà, chúng ta cũng thực hiện tương tự.

Hình 9.2: Dấu trên pu li trục khuỷu ngay với điểm đánh lửa sớm ở mặt trước của động cơ

- Điều chỉnh góc ngậm điện: Tháo nắp delco, lấy rotor ra ngoài và xoay trục delco sao cho cam ngắt điện đội vít búa mở tối đa. Dùng căn lá điều chỉnh khe hở này trong khoảng 0,35 - 0,40mm bằng cách thay đổi vị trí của vít đe.

Hình 9.3: Điều chỉnh khe hở vít lửa

- Đặt delco vào động cơ và xoay vỏ delco theo cùng chiều quay của cam ngắt điện sao cho vít vừa ngậm lại.

- Xoay vỏ delco theo ngược chiều quay của cam ngắt điện sao cho vít vừa chớm mở.

- Xiết chặt vỏ delco.

Hình 9.4: Siết vỏ delco

- Lắp rotor vào trục delco.

- Lắp nắp delco cho đúng và chú ý vị trí đầu của rotor với cực bên của nắp delco. - Lắp dây cao áp từ cực trung tâm bô bin đến cực trung tâm nắp delco nếu bô bin

đặt ngoài.

- Lắp dây cao áp từ cực bên của nắp delco ngay với đầu rotor tới bu gi của xy lanh số 1.

- Căn cứ vào chiều quay của rotor và lắp các dây cao áp còn lại theo thứ tự công tác của động cơ.

Hình 9.5: lắp dây cao áp theo thứ tự nổ động cơ

3.2. Cân lửa không dấu

Đây là trường hợp dấu cân lửa trên pu li hoặc trên bánh đà đã mất dấu hoặc bị sai lệch. Chúng ta thực hiện như sau.

- Tìm điểm chết trên của xy lanh số 1 bằng que dò hoặc căn cứ vào sự trùng điệp của xú pap.

- Đánh một dấu trên pu li trục khuỷu trùng với một điểm cố định trên thân máy.

- Khi có điểm chết trên, xác định thời điểm đánh lửa sớm từ 5° đến 10° và bảo đảm xy lanh số 1ở cuối kỳ nén.

- Sau khi xác định thời điểm đánh lửa sớm, các bước còn lại thực hiện như trường hợp cân lửa có dấu.

- Khởi động động cơ và giữ bướm ga cho động cơ nổ khoảng 1000 v/p, điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa như sau:

+ Nới hơi lỏng vít giữ vỏ delco.

+ Xoay vỏ delco từ từ sao cho động cơ nổ êm (Nổ lớn nhất). + Xiết chặt vỏ delco.

+ Lên ga đột ngột và nghe động cơ hoạt động có êm không 4. Chấn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa

BƯỚC 1: Kiểm tra tia lửa điện cao áp.

- Đểđầu dây cao áp cách mát khoảng 13 mm.

- Kiểm tra tia lửa khi khởi động.

- Nếu không có hoặc quá yếu -> Bước 2.

Hình 9.6: Kiểm tra tia lửa điện cao áp

Hình 9.7: Các bước kiểm tra hệ thống đánh lửa

BƯỚC 2: Kiểm tra điện trở dây cao áp trung tâm.Không quá 25kΩ cho một sợi. BƯỚC 3: Kiểm tra điện nguồn cung cấp cho bô bin.

- Kiểm tra điện áp tại cực + bô bin: Khoảng 12 vôn.

- Nếu không có -> Kiểm tra cầu chì, đường dây và contact máy.

Hình 9.8: Kiểm tra điện nguồn cung cấp cho bô bin

BƯỚC 4: Kiểm tra bô bin

- Điện trở cuộn sơ: 1,2 –1,7Ω.

- Điện trở cuộn thứ: 10,7 –14,5KΩ

- Nếu điện trởkhông đúng thay mới bô bin.

Hình 9.9: Kiểm tra bô bin

BƯỚC 5: Kiểm tra vít lửa và tụ điện.

- Xoay contact máy off.

- Quay trục khuỷu cho cam ngắt điện đội vít búa mở ra.

- Đo điện trở giữa vít búa và mát: Điện trở vô cùng.

- Quay trục khuỷu cho vít búa ngậm: Điện trở vit búa với mát là 0 V.

5. Kiểm tra chi tiết

5.1. Kiểm tra dây cao áp.

Điện trở một dây cao áp không quá 25 KΩ 5.2. Kiểm tra tình trạng của bu gi.

- Nếu không bình thường -> Thay mới bu gi đúng loại.

- Kiểm tra điện trở của các bu gi trên động cơ: Lớn hơn 10MΩ. -Nếu điện trở bé hơn 10MΩ -> Làm sạch bu gi và kiểm tra lại.

Hình 9.10: Kiểm tra tình trạng của bu gi.

- Điều chỉnh khe hở bu gi: 0,8 mm.

- Xiết chặt bu gi với một mô men là 180 kg.cm

5.3. Kiểm tra bô bin.

- Kiểm tra điện trở của cuộn sơ cấp: 1,2 –1,7 Ω. - Kiểm tra điện trở cuộn thứ cấp:10,7 –14,5 KΩ.

Hình 9.12: Kiểm tra bô bin

- Kiểm tra điện trở phụ của bô bin: 1.3 – 1,5Ω

Hình 9.13: Kiểm tra điện trở phụ của bô bin

5.4. Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không.

- Tháo đường ống chân không cung cấp đến màng.

- Dùng bộ tạo chân không bằng tay. Cung cấp chân không đến màng và kiểm tra sự dịch chuyển -của mâm lửa.

Hình 9.14: Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không

5.5. Kiểm tra bộ đánh lửa sớm li tâm.

- Theo hình trên. Xoay rotor theo chiều ngược kim đồng hồ. - Buông tay, rotor phải trở lại vị trí ban đầu.

- Kiểm tra nếu sự chuyển động là không chính xác.

Câu hỏi ôn tập: Phân tích các hư hỏng thường gặp và biện pháp sửa chữa hệ thống nhiên liệu xăng dung chế hòa khí

Bài 10. VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ XĂNG

Giới thiệu: Bài học cung cấp cho sinh viên các kiến thức lý thuyết về vận hành động cơ xăng, phương pháp vận hành, theo dõi khi vận hành …

Mục tiêu:

-Trình bày được quy trình vận hành động cơ xăng và điều chỉnh không tải; -Phân tích được hiện tượng của động cơ khi vận hành;

-Điều chỉnh được động cơ xăng hoạt động ở chế độ không tải

-Rèn luyện được tính cẩn thận, an toàn cho người và thiết bị khi làm việc.

Nội dung chính:

1. Vận hành động cơ :

1.1. Chuẩn bị trước khi vận hành :

- Phải nắm rõ cấu tạo và nguyên lý khởi động động cơ củ.

- Kiểm tra lại hệ thống làm mát ( có bị rò rỉ không, đầy đủ nước không ). - Kiểm tra nhiên liệu.

- Kiểm tra hệ thống bôi trơn ( có đầy đủ nhớt không ). - Kiểm tra sự linh hoạt của bướm ga, bướm gió.

- Bình ắcquy phải đủ điện và xem lại các đường dây điện. 1.2. Khởi động động cơ :

- Mởkhóa điện sang nấc đánh lửa, nếu trời lạnh hoặc động cơ nguội thì đóng bướm gió.

- Bậc công tắc sang nấc khởi động, khi động cơ đã nổ, ta buôn công tắc và mở hoàn toàn bướm gió.

Chú ý :

- Nếu động cơ dừng hẳn lâu ngày thì trước khi khởi động. Phải bơm tay cho xăng đến bộ chế hoà khí.

- Khi khởi động nên gia tốc vài lần, rồi mở bướm ga ở vị trí mở nhỏ rồi mới khởi động.

- Mỗi lần khởi động không quá 15 giây, giữa 2 lần khởi động liên tiếp phải để cho máy khởi động nghỉ từ 3 đến 5 giây. Hoặc để máy khởi động dừng hẳn rồi mới khởi động tiếp.

- Nếu máy khởi động hư hoặc ắcquy yếu ta có thể kéo, đẩy xe hoặc quay tay nhưng khi quay phải dùng lực kéo từ dưới lên.

2. Theo dõi lúc vận hành :

- Trong suốt thời gian vận hành động cơ, ta phải thường xuyên theo dõi, nếu động cơ có tiếng kêu hoặc có tình huống bất thường xảy ra, ta phải bình tĩnh tắt máy để kiểm tra. - Theo dõi đồng hồ báo áp lực nhớt, đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát.

- Không để động cơ làm việc ở tốc độ cao khi không có tải.

- Khi thôi vận hành không được tắt máy bằng cách đóng bướm gió, mà phải ngắt điện ắcquy.

3. Điều chỉnh không tải :

a. Hiện tượng: động cơ chạy cầm chừng không em hoặc chết máy khi buông bàn đạp ga b. Nguyên nhân: Do hệ thông không tại không tốt.

c. Xử lý: Kiểm tra đường ống nạp, độ kênh bướm ga, chỉnh không tải lại d. Phương pháp điều chỉnh không tải

 Điều kiện khi chỉnh : - Áp suất nén phải tốt.

- Bộ chế hoà khí làm việc tốt, tất cả mặt lắp ghép phải kín. - Hệ thống đánh lửa phải tốt.

- Cho động cơ hoạt động đến nhiệt độ quy định từ 750C đến 850C .  Tiến hành :

- Vặn vít kênh ga vào cho động cơ làm việc ở tốc độ trung bình. - Động cơ đạt đến nhiệt độ từ 750C đến 850C.

- Nới vít kênh ga ra từ từ mỗi lần khoảng ¼ vòng, đến khi động cơ muốn tắt thì vặn trở vào cho động cơ làm việc ổn định.

- Vặn vít không tải vào từ từ cho đến khi động cơ muốn tắt ta nớivít trở ra khoảng ¼ đến ½ vòng để động cơ nổ ổn định.

- Sau đó tiếp tục nới vít kênh ga cho động cơ làm việc ở tốc độ thấp hơn và điều chỉnh vít không tải cho phù hợp ở lượng hổn hợp.

- Tiếp tục điều chỉnh cho đến khi nào động cơ làm việc ổn định ở số vòng quay thấp nhất. Thường công việc được tiến hành vài lần ta sẽ xác định được lượng hổn hợp giữa vít kênh ga và vít không tải.

- Sau khi điều chỉnh xong ta kiểm tra lại bằng cách khởi động động cơ dể nổ, rồi mở bướm ga đột ngột nếu động cơ không tắt là tốt, khói xả không màu, không mùi.

TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO

- Nguyễn Khắc Trai, 2008. Cấu tạo ô tô. Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật - Hoàng Đình Long, 2006. Kỹ thuật sửa chữa ô tô. Nhà xuất bản giáo dục

- Bùi Thị Thư- Dương Văn Cường, 2005. Cấu tạo và sửa chữa thông thường ô tô. Nhà xuất bản lao động –xã hội. Hà Nội

- Nguyễn Oanh, 2007. Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại. Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

- Cẩm nang sửa chữa Huyndai - Cẩm nang sửa chữa Honda - Cẩm nang sửa chữa Toyota. - Cẩm nang sửa chữa Kia

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)