World Movement for Democracy, Defending Civil Society Report, tháng 6/ 2012, trang 15 – 20.

Một phần của tài liệu tu-do-hiep-hoi_final (Trang 35 - 38)

V. PHÁP LUẬT VỀ TỰ DO HIỆP HỘI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

26 World Movement for Democracy, Defending Civil Society Report, tháng 6/ 2012, trang 15 – 20.

các loại khác nhau. Luật về hội của Ba Lan phân chia thành các hội có tư cách pháp nhân và hội không có tư cách pháp nhân (hội đơn giản). Các loại hội này sẽ có thủ tục thành lập khác nhau và phạm vi quyền hạn cũng khác nhau.

2.2. Điều kiện lập hội, gia nhập hội

Điều kiện lập hội thường có các quy định liên quan đến: mục đích (phải hợp pháp), trụ sở và tài sản, điều lệ và thành viên. Nhìn chung, đa dạng nhất là các quy định liên quan đến điều kiện về thành viên, cụ thể như:

Thứ nhất, về quốc tịch, quyền lập hội đương nhiên thuộc về mọi công dân của quốc gia, trừ một số trường hợp luật định (chẳng hạn như công chức lực lượng vũ trang...). Đối với quyền lập hội của người nước ngoài, các quốc gia có những cách điều chỉnh khác nhau. Luật về hội của Ba Lan phân biệt người nước ngoài thành người cư trú (được tự do gia nhập hội) và người không cư trú (tùy trường hợp).

Thứ hai, về độ tuổi, thường thì phải đủ 18 tuổi mới có đầy đủ quyền thành lập và gia nhập hội. Luật về hội của Ba Lan cho phép người chưa thành niên từ 16 đến 18 tuổi trở thành thành viên của các hội, với điều kiện đa số thành viên hội đồng quản trị của hội phải là người đã thành niên, có đủ năng lực để thực hiện giao dịch hợp pháp. Trẻ em dưới 16 tuổi có thể trở thành thành viên của một hội nếu quy chế của hội này cho phép và có sự đồng ý của người

giám hộ hợp pháp, nhưng họ có thể không được bầu cử hoặc biểu quyết tại phiên họp của hội.

Thứ ba, về số lượng thành viên để thành lập một hội, có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Luật về hội của Ecuador chỉ yêu cầu có 5 người để lập một hội, trong khi luật của Ấn Độ quy định cần phải có 7 người, theo quy định trong luật của Ai Cập thì cần có 10 người, luật của Ba Lan cần có 15 người, luật của Rumani cần có 21 người để lập một hội.

2.3. Cơ quan, nội dung và thủ tục đăng ký thành lập

Việc lập hội dễ dàng hay khó khăn thể hiện rõ nét nhất trong các quy định về thủ tục thành lập. Tại một số quốc gia, thủ tục lập hội được thực thi rất dễ dàng, chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước (thậm chí chỉ cần qua Internet). Đa số quốc gia chỉ yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký tại một cơ quan nhất định (tòa án, cơ quan công chứng hoặc cơ quan chuyên trách). Tất cả các quốc gia ở Trung và Đông Âu đều yêu cầu các tổ chức phi lợi nhuận nộp hồ sơ đăng ký khi thành lập. Nhìn chung, hai loại cơ quan thường được các quốc gia trao quyền đăng ký lập hội là tòa án (theo luật về hội của Ba Lan, Hungary, Rumani) và cơ quan công chứng (Bôlivia, Braxin, Italia, Hà Lan...). Cũng có một số quốc gia có cơ quan chuyên trách việc đăng ký hội (ví dụ như Cơ quan đăng ký hội của Malaysia).

nộp cho cơ quan đăng ký (tòa án hoặc cơ quan công chứng) giấy đăng ký kèm theo các loại văn bản như: quy chế (điều lệ) hội, danh sách các thành viên sáng lập, địa chỉ văn phòng tạm thời của hội... Sau một thời hạn, cơ quan đăng ký sẽ có trả lời về việc đăng ký.

Tại Hoa Kỳ, việc đăng ký hội gồm hai bước: 1) Đăng ký ở cấp tiểu bang; 2) Xin miễn thuế ở cấp liên bang (phức tạp và phải cung cấp nhiều thông tin hơn).

Các quốc gia đều có những quy định bảo vệ quyền được đăng ký nhanh chóng và theo đúng luật định. Một số biện pháp bảo vệ gồm:

- Ấn định cụ thể thời hạn đăng ký;

- Nêu các tiêu chí có thể từ chối khách quan, quyền được giải thích bằng văn bản nếu bị từ chối;

- Giả định phê duyệt, nếu hết thời hạn đăng ký mà cơ quan công quyền không trả lời;

- Quyền kháng cáo các quyết định từ chối đăng ký...

2.4. Các quyền của hội

Là một chủ thể trong xã hội, hội cũng có những quyền để có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Trong số các quyền đó, dường như các quyền về tài chính, tài sản, về tổ chức, nhân sự là quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu tu-do-hiep-hoi_final (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)