Quyền tự do triển khai các hình thức hoạt động

Một phần của tài liệu tu-do-hiep-hoi_final (Trang 39 - 42)

V. PHÁP LUẬT VỀ TỰ DO HIỆP HỘI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

c. Quyền tự do triển khai các hình thức hoạt động

Các hội có quyền tự do triển khai các hình thức hoạt động để thực thi nhiệm vụ của mình. Nhìn chung việc triển khai hoạt động liên quan trực tiếp đến khuôn khổ pháp lý thực thi các quyền tự do khác, đặc biệt là tự do ngôn luận (khi muốn truyền thông, xuất bản, vận động...),

tự do hội họp (khi muốn tổ chức tuần hành, hội thảo, tập huấn), tự do đi lại (khi muốn tiếp cận địa bàn, đối tượng dễ bị tổn thương...)...

Ngoài ra, một số quyền và khía cạnh hoạt động khác của hội được pháp luật các quốc gia đề cập như: Mức độ quyền riêng tư của hội (hội có phải thông báo công khai toàn bộ danh tính các hội viên không)? Khi nào một cá nhân thành viên có thể phải chịu trách nhiệm (bị xử phạt) về hành động của tổ chức? Hoặc khi nào một tổ chức phải chịu trách nhiệm về hành động, lời nói của cá nhân thành viên? Khi nào hội bị buộc phải nhận một cá nhân làm thành viên? Khi nào hội buộc phải sát nhập với một hội khác?

2.5. Cơ quan giám sát, xử lý vi phạm

Như đã đề cập, để bảo đảm trật tự, các quốc gia, bên cạnh việc thiết kế khuôn khổ pháp lý riêng cho các hội, cũng cần có cơ quan, thủ tục giám sát việc thực thi quyền tự do hiệp hội. Thẩm quyền giám sát thường được trao cho văn phòng công tố (Hungary), bộ tư pháp hoặc một cơ quan khác. Để xử lý các vi phạm của hội, các quốc gia có các hình thức chế tài như phạt tiền, giải tán hội. Cạnh đó, các cơ chế giải quyết khiếu nại đối với các vi phạm đối với quyền lập hội, quyền hội họp cũng được xác định rõ ràng.

2.6. Chấm dứt hoạt động của hội

hoạt động hoặc bị cơ quan nhà nước (tòa án) chấm dứt hoạt động. Việc chấm dứt hoạt động của hội thường bao gồm các thủ tục: xử lý, thanh lý tài sản và các nghĩa vụ khác, tuyên bố giải thể. Việc xử lý tài sản của hội được chia thành hai phương thức đối với hai nhóm tài sản. Thứ nhất, các tài sản có được từ nguồn tài trợ của các tổ chức (trong nước, nước ngoài) hoặc của nhà nước, sau khi thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ của tổ chức số còn lại do cơ quan có thẩm quyền (thường là tòa án) quyết định. Thứ hai, đối với các tài sản tự có của hội, sau khi thanh toán hết các nghĩa vụ, số còn lại do hội quyết định theo điều lệ hoặc theo thỏa thuận của các thành viên.

Tuyên bố giải thể được thực hiện sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản, thanh lý tài sản và các nghĩa vụ khác của hội. Thời điểm tuyên bố giải thể hội là lúc chấm dứt hoàn toàn các hoạt động cũng như tư cách pháp lý của hội trên thực tế.

Một phần của tài liệu tu-do-hiep-hoi_final (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)