C. Những thực hành tốt về quyền tự do hiệp hộ
5. Quyền tham gia vào đời sống công
73. Điều 71 Hiến chương LHQ quy định rằng “Hội đồng Kinh tế và Xã hội có thể sắp xếp phù hợp để tham vấn với các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến những vấn đề trong phạm vi công việc của hội đồng” Bình luận chung số 25 (1996) về quyền tham gia vào đời sống công, quyền bầu cử và quyền tiếp cận công bằng với các dịch vụ công cũng quy định rằng “quyền tự do hiệp hội, bao gồm
quyền thành lập và gia nhập các tổ chức và hội có liên quan đến chính trị và đời sống công, là một phần quan trọng gắn liền với các quyền được điều 25 bảo vệ” (đoạn 26). Ở Lithuania, điều 4 của Luật về Quy trình dự thảo Luật quy định rằng tất cả mọi người theo luật và theo tự nhiên đều phải có quyền đưa ra các đề xuất soạn mọt luật. Cả các cá nhân tham gia vào hội và bản thân hội đều được bảo vệ bởi luật nhân quyền quốc tế và phải có thể tham gia vào quá trình ra quyết định của nhà nước. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các hiệp hội và công đoàn vì quyền thương lượng tập thể là một quyền cơ bản được bảo vệ trong Công ước ILO số 98 (1949) về Quyền Tổ chức và thương lượng tập thể. Ở điểm này, Báo cáo viên đặc biệt công nhận các thực hành tốt là những mô hình cho phép đối thoại xã hội thực chất và đàm phán có nghĩa.
74. Ngoài ra, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền muốn đưa ra quy định điều chỉnh các hội, đối tượng bị điều chỉnh của luật phải là đối tác then chốt của quá trình soạn thảo luật. Ở Serbia, luật về hội được xây dựng từ một nhóm làm việc gồm đại diện của Bộ Nhân quyền và quyền thiểu số, và các hội. Mặt khác, Luật về Khuyết tật năm 2011 của New Zealand được báo cáo là được thảo với sự tham gia của Hội Người khuyết tật.