Quyền có cơ chế khắc phục một cách hiệu quả và trách nhiệm giải trình đối với các vi phạm nhân quyền

Một phần của tài liệu tu-do-hiep-hoi_final (Trang 114 - 116)

trách nhiệm giải trình đối với các vi phạm nhân quyền

77. Nhà nước có nghĩa vụ thiết lập những cơ chế khiếu nại có hiệu quả mà người dân tiếp cận được, những cơ chế ___________________________

76European Court of Human Rights, United Communist Party of Turkey and Others v. Turkey, No.19392/92, para. 33. 19392/92, para. 33.

77

này phải có thể điều tra độc lập, nhanh chóng và xuyên suốt các cáo giác về vi phạm nhân quyền nhằm giữ những người có trách nhiệm phải giải trình và chịu trách nhiệm. Điều này không chỉ bảo đảm rằng các vi phạm sẽ chấm dứt, mà còn đảm bảo những vi phạm đó sẽ không tái diễn trong tương lai. Cần đặc biệt quan tâm đến thành viên của các nhóm được coi là dễ gặp rủi ro như nêu trong đoạn 13.

78. Báo cáo viên đặc biệt coi thực hành tốt là các quy định đặt ra các hình phạt hình sự và kỷ luật đối với người nào can thiệp hoặc ngăn cản hội họp công khai bằng bạo lực thông qua việc sử dụng vũ lực quá mức (ví dụ luật của Bulgaria, Burkina Faso, Colombia, Bờ Biển Ngà, Cuba, Estonia, Japan, Kyrgyzstan, Bồ Đào Nha và Cộng hòa Moldova, Serbia và Tây Ban Nha). Cụ thể hơn, ở Comlombia, theo luật, việc sử dụng vũ lực quá mức hoặc tùy tiện với người biểu tình ôn hòa được coi là một vi phạm nghiêm trọng, theo kỷ luật của cảnh sát quốc gia. Tương tự, ở Bồ Đào Nha, một nghị định đưa ra các hình phạt dành cho cơ quan có thẩm quyền nào cản trở quyền tự do hội họp ôn hòa, và điều 382 Bộ luật Hình sự quy định những hình phạt có thể áp dụng với việc lạm dụng quyền hạn.

79. Liên quan đến việc này, Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cảnh sát phải mang số phù hiệu có thể nhìn thấy rõ ràng trên quân phục. Theo lưu ý

của Văn phòng Ủy viên về các quyền căn bản ở Hungary, trong một cuộc biểu tình bị đàn áp bằng bạo lực ở nước này, nhiều sỹ quan cảnh sát không thể nhận diện được vì họ không đeo số phù hiệu.

80. Các cơ quan nhân quyền quốc gia, tuân theo các nguyên tắc về vị thế của cơ quan nhân quyền quốc gia vì việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người (các nguyên tắc Paris), cũng có thể đóng một vai trò trong việc nhận và điều tra các cáo giác vi phạm nhân quyền (ví dụ ở Malaysia và Bồ Đào Nha). Công việc của những cơ quan này cần được cơ quan có thẩm quyền tôn trọng và hỗ trợ. 81. Khi các quyền tự do hội họp ôn hòa và hiệp hội bị hạn chế vô lý, (các) nạn nhân) phải có quyền được sửa chữa và bồi thường công bằng và thích đáng. Một lần nữa, cần chú ý thích đáng đến những nạn nhân thuộc về các nhóm chịu rủi ro cao trogn quá trình này.

Một phần của tài liệu tu-do-hiep-hoi_final (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)