III. CÁC THỰC HÀNH TỐT VỀ QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP ÔN HÒA VÀ HIỆP HỘ
62 Nguyên văn: “Estonian Ombudsman” (ND).
Quốc Anh và Uruguay). Việc đào tạo cũng được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác với các cơ quan nhân quyền quốc gia (như ở Đan Mạch, Hungary, Indonesia, Iraq, Malaysia, Mexico, Nepal, New Zealand, lãnh thổ Palestin, Paraguay, Cộng hòa Tanzania và Uganda), với Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (ở Mexico và Uganda), Văn phòng OSCE/ODIHR (ở Armenia và Bulgaria), với Ủy ban châu Âu (vd Bulgaria), với các NGO (vd Armenia, Bulgaria, Canada, Croatia, Đan Mạch, Malaysia và Serbia), với các trường đại học (ví dụ ở Morocco và Mexico), và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (Peru). Báo cáo viên đặc biệt nhấn mạnh nhu cầu tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo.
46. Nhiều sáng kiến hay đã được Báo cáo viên đặc biệt chú ý, và những sáng kiến này cần được nhân rộng. Ở Burkina Faso, một seminar về “Biểu tình ở công cộng và nhân quyền: chiến lược nào để hợp tác tốt hơn giữa các bên” đã được Bộ Tư pháp và Thúc đẩy Nhân quyền tổ chức dành cho lực lượng an ninh và NGO. Ở Slovenia, các sáng kiến đào tạo cho lực lượng thi hành pháp luật về sử dụng các công cụ kiểm soát không gây chết người (như gậy, khí ga và vòi rồng) khi duy trì trật tự công cộng đã được tổ chức. Ở Anh, cảnh sát của nhiều hạt đã bổ nhiệm một luật sư nhân quyền để tư vấn cho họ về tính hợp pháp cũng như tác động nhân quyền của những hoạt động gìn
giữ trật tự công cộng quy mô lớn liên quan đến các cuộc biểu tình có tính chất phức tạp và gây tranh luận.
47. Báo cáo viên đặc biệt cũng cân nhắc các thực hành tốt trong các tài liệu đào tạo được xây dựng với quan điểm ngăn chặn những cách đối xử và biện pháp mang tính phân biệt đối xử với phụ nữ, người chưa thành niên, người khuyết tật, dân tộc bản địa, những cá nhân và nhóm thuộc về thiểu số và các nhóm ở bên lề (ví dụ ở Mexico, Serbia, Slovenia và Tây Ban Nha).