CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TỔ CHỨC VÀ ĐÀM PHÁN TẬP THỂ,

Một phần của tài liệu tu-do-hiep-hoi_final (Trang 66 - 69)

VII. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆC

CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN TỔ CHỨC VÀ ĐÀM PHÁN TẬP THỂ,

VÀ ĐÀM PHÁN TẬP THỂ, 1949

(Công ước số 98 ILO) Điều 1.

1. Người lao động phải được bảo vệ thích đáng khỏi những hành vi phân biệt đối xử chống lại công đoàn về vấn đề việc làm.

2. Sự bảo vệ này được áp dụng liên quan đến các hành động nhằm:

a. Làm cho việc thuê mướn của người lao động lệ thuộc vào điều kiện là anh ta không được tham gia công đoàn hay phải từ bỏ tư cách thành viên công;

b. Sa thải hay phân biệt đối xử người lao động vì người đó tham gia công đoàn hay tham gia vào hoạt động của công đoàn ngoài giờ làm việc hay trong giờ làm việc khi có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Điều 2.

1. Các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động được bảo vệ thích đáng chống lại các hành vi can thiệp lẫn nhau hay của người đại diện hay thành viên của mỗi bên trong việc thành lập, hoạt động và điều hành.

2. Cụ thể là, hành động xúc tiến việc thành lập tổ chức của người lao động dưới sự chi phối của người sử dụng

lao động hay tổ chức của họ, hay hỗ trợ tài chính hoặc hình thức khác cho tổ chức của người lao động với mục đích đặt tổ chức đó nằm dưới sự kiểm soát của người sử dụng lao động hay tổ chức của họ, đều được coi là hành động can thiệp theo cách hiểu của điều này.

Điều 3.

Khi cần thiết, có thể tạo dựng một bộ máy phù hợp với điều kiện quốc gia nhằm đảm bảo sự tôn trọng quyền được lập hội như định nghĩa ở các điều trên.

Điều 4.

Các biện pháp phù hợp với điều kiện quốc gia sẽ được sử dụng, khi cần thiết, để khuyến khích và xúc tiến việc phát triển toàn diện và sử dụng bộ máy phục vụ đàm phán tự nguyện giữa người sử dụng lao động hay tổ chức của họ với tổ chức của người lao động để điều chỉnh các điều khoản lao động thông qua con đường thỏa ước tập thể.

Điều 5.

1. Mức độ áp dụng các biện pháp bảo đảm nêu trong Công ước này với lực lượng vũ trang và cảnh sát sẽ do pháp luật quốc gia quy định.

2. Theo nguyên tắc nêu trong đoạn 8 điều 19 Hiến chương Tổ chức Lao động quốc tế, việc Quốc gia thành viên phê chuẩn Công ước này sẽ không ảnh hưởng đến bất cứ quy định pháp luật, phán quyết, tập quán hay thỏa

thuận hiện hành nào mà căn cứ vào đó các thành viên lực lượng vũ trang và cảnh sát có thể hưởng quyền do Công ước này bảo đảm.

Điều 6.

Công ước này không điều chỉnh địa vị của cán bộ công quyền tham gia quản lý hành chính của Quốc gia và trong bất cứ trường hợp nào cũng không được hiểu là phân biệt đối xử quyền hay địa vị của họ.

Hội

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ- CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP (thay thế Thông tư số 11/2010/TT-BNV).

- Thông tư số 03/2014/TT-BNV, ngày 19/6/2014, sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV, ngày 16/4/2013.

Một phần của tài liệu tu-do-hiep-hoi_final (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)