Điều kiện thời tiết khí hậu của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp_031238 (Trang 29 - 31)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.1. Điều kiện thời tiết khí hậu của vùng nghiên cứu

Điện Biên nằm ở vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam, nên mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với đặc điểm là có mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió lào khô nóng. Cũng như các loại cây trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của ngoại cảnh trong đó yếu tố quan trọng nhất là khí hậu, thời tiết. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh trưởng, phát triển, quá trình hình thành năng suất lúa cũng như việc hình thành các thời vụ và phương thức trồng lúa khác nhau. Cây lúa có xuất xứ nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Bảng 1.5. Diễn biến thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu trong 3 năm (2016 - 2018)

Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Trung bình/3 năm Nhiệt độ trung bình (0C) 23,2 23,3 23,5 23,3 Nhiệt độ cao nhất (0C) 29,6 29,7 30,1 29,8 Nhiệt độ thấp nhất (0C) 19,4 19,6 19,5 19,5 Ẩm độ trung bình (%) 82,8 83,1 82,0 82,6

26 Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Trung bình/3 năm Ẩm độ cao nhất (%) 94,9 95,6 95,1 95,2 Ẩm độ thấp nhất (%) 61,0 63,5 61,0 61,8 Tổng số giờ nắng (giờ) 2.108 1.994 2.039 2.047 Tổng lượng mưa (mm) 1.295 1.814 1.399 1.503

(Nguồn: Trạm khí tượng huyện Điện Biên)

Từ bảng 1.5 cho thấy:

Về nhiệt độ: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các năm không lớn, thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa. Nhiệt độ trung bình của 3 năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất là 30,10C (năm 2018) và nhiệt độ thấp nhất là 19,40C (năm 2016).

Về ẩm độ: Ẩm độ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với cây lúa. Là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu đối với cây lúa, có tác dụng điều hòa nhiệt trong ruộng lúa và tạo điều kiện cho việc hấp thu dinh dưỡng của cây lúa một cách thuận lợi.

Ẩm độ trung bình qua các năm có sự chênh lệch không đáng kể trong đó ẩm độ cao nhất là 95,6% (năm 2017) và ẩm độ thấp nhất là 61% (năm 2016, 2018). Điều đáng quan tâm ở đây là ẩm độ cao kết hợp với mưa nhiều nên tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển mạnh (rầy nâu, đạo ôn...) rất dễ ảnh hưởng tới năng suất, do đó cần phải có các biện pháp phòng trừ dịch bệnh kịp thời.

Về giờ nắng: Số giờ nắng qua các năm cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ, kiến tạo năng suất cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Tổng số giờ nắng trung bình qua 3 năm là 2.047 trong đó, số giờ nắng cao nhất là năm 2016 (2.108 giờ), số giờ nắng thấp nhất là năm 2017 (1.994 giờ).

27

Về lượng mưa: Lượng mưa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Lượng mưa trung bình qua 3 năm là 1.503 mm, trong đó cao nhất là năm 2016 (1.814mm), thấp nhất là năm 2016 (1.295 mm). Tuy nhiên, lượng mưa không phân bố đều giữa các tháng trong năm nên cũng ảnh hưởng đến phát triển của cây lúa.

Như vậy, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây lúa phát triển. Song bên cạnh đó các yếu tố khách quan như khô hạn, dịch hại nên thường xảy ra nhiều biến động, năng suất lúa không ổn định.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp_031238 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)