4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp kế thừa để điều tra thu thập các số liệu thứ cấp về diện tích, đất đai, khí hậu thời tiết, mùa vụ ở các đơn vị chức năng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
- Lập phiếu điều tra ghi nhận những thông tin trong quá trình phỏng vấn. - Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA- Rapid Rural Appraisal), đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA- Participatory Rural Appraisal), để phỏng vấn và thu thập các thông tin liên quan đến chủng loại giống, mùa vụ, kỹ thuật canh tác, mức độ thâm canh
30 trong sản xuất, năng suất, hiệu quả,...
- Phân tích số liệu điều tra theo phương pháp thống kê trên phần mềm MS Excel.
- Đối với các thí nghiệm, khảo nghiệm và các thực nghiệm về biện pháp canh tác đánh giá năng suất lúa nếp cẩm ĐH6.
+ Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, năng suất lúa và qui trình kỹ thuật áp dụng QCVN 01-55:2011 - Quy trình kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lúa.
+ Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính trên giống lúa áp dụng QCVN 01- 38:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
+ Bố trí theo mùa vụ của người dân địa phương.
+ Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm MS Excel.
- Đối với nội dung phân tích hiệu quả kinh tế, sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế cây trồng để phân tích theo các tiêu chí như sau:
+ Tổng giá trị thu nhập (GR) = năng suất x giá bán.
+ Tổng chi phí lưu động (TVC) = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng lượng + lãi suất vốn đầu tư (nếu có).
+ Lợi nhuận (RVAC) = GR - TVC;
+ Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư = RVAC/TVC
2.2.1. Điều tra hiện trạng sản xuất giống lúa nếp vùng lòng chảo Điện Biên Điện Biên
2.2.1.1.Cơ sở tiến hành nội dung điều tra
Điện Biên là một tỉnh miền núi Tây Bắc, nơi có cánh đồng lúa lớn nhất mang tên Mường Thanh, nổi tiếng với với loại gạo Tám Điện Biên. Hàng năm diện tích gieo cấy lúa nước đạt gần 9.330 ha, năng suất bình quân 59 tạ/ha. Trong đó diện tích lúa thuần trên 8.730 ha, chiếm gần 94% tổng diện tích gieo
31
cấy, gồm các giống: Bắc thơm số 7 gần 32%, IR64 gần 14%, các giống nếp 18,6%, Séng cù 5,2%, còn lại là các giống lúa khác.
Qua số liệu trên cho thấy, tình hình sản xuất lúa gạo tại Điện Biên, người dân chủ yếu chú trọng trồng các giống lúa tẻ đặc sản có giá trị thương mại cao. Diện tích trồng lúa nếp chiếm 18,6%, gồm các giống nếp chủ yếu như: nếp 352, nếp 97. Các giống lúa nếp này có giá trị thương mại không cao, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong gia đình.
Do đó, trước khi triển khai đưa vào trồng thử nghiệm giống lúa nếp mới (giống nếp cẩm ĐH6) thì việc điều tra hiện trạng sản xuất các giống lúa nếp để nắm bắt được cơ cấu diện tích, tập quán canh tác, nhu cầu tiêu thụ và thị hiếu của người dân đối với các giống lúa nếp là điều cần thiết.
2.2.1.2. Nội dung, địa điểm và phương pháp điều tra
Điều tra trong 3 năm gần nhất từ 2015 - 2017 - Nội dung điều tra
+ Qui mô canh tác hộ, sản lượng thu hoạch/năm
+ Mức độ đầu tư thâm canh, kỹ thuật canh tác, sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ.
+ Những khó khăn của người dân trong quá trình canh tác lúa nếp: kỹ thuật canh tác, tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa nếp, nhu cầu tiêu thụ của người dân...
- Địa điểm, số lượng phiếu điều tra + Số lượng phiếu điều tra 200.
+ Xã Thanh Chăn, Thanh Luông, Noong Luống huyện Điện Biên. + Phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên phủ.
- Phương pháp điều tra.
+ Sử dụng phương pháp kế thừa để điều tra thu thập các số liệu thứ cấp về diện tích, đất đai, khí hậu thời tiết, mùa vụ ở các đơn vị chức năng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
32
+ Lập phiếu điều tra ghi nhận những thông tin trong quá trình phỏng vấn + Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA- Rapid Rural Appraisal), đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA- Participatory Rural Appraisal), để phỏng vấn và thu thập các thông tin liên quan đến chủng loại giống, mùa vụ, kỹ thuật canh tác, mức độ thâm canh trong sản xuất, năng suất, hiệu quả,...
+ Phân tích số liệu điều tra theo phương pháp thống kê trên phần mềm MS Excel.
2.2.2. Nghiên cứu và xây dựng quy trình thâm canh giống lúa nếp cẩm ĐH6 cho vùng lòng chảo Điện Biên cẩm ĐH6 cho vùng lòng chảo Điện Biên
2.2.2.1. Cơ sở để xây dựng quy trình thâm canh
- Giống nếp cẩm ĐH6 được chọn lọc và làm thuần từ giống nếp cẩm Căm Pẹ thu thập ở Thanh Hóa từ năm 2009. Sau khi chọn lọc các cá thể biến dị tự nhiên, đi vào chọn dòng ưu tú và làm thuần bắt đầu từ vụ mùa năm 2010. Vụ xuân năm 2012 bắt đầu gửi khảo nghiệm Quốc gia.
- Thời gian sinh trưởng của giống nếp cẩm ĐH6 thuộc nhóm ngắn ngày vụ xuân từ 127 - 142 ngày, vụ mùa từ 105 - 115 ngày; gieo vào vụ mùa sớm, xuân chính vụ. Giống phù hợp khi gieo cấy ở chân đất vàn, có kết cấu đất tốt.
- Giống nếp cẩm ĐH6 có chiều cao cây thuộc nhóm bán lùn từ 98 - 115cm, kiểu cây chịu thâm canh, cây cứng chống đổ tốt. Năng suất của giống cao và ổn định. Chất lượng gạo ngon, hàm lượng amylose thấp 3,79%, gạo mềm, hạt thon, đặc biệt có lớp vỏ cám mầu tím đặc trưng, có nhiều giá trị dinh dưỡng cao.
- Giống nếp cẩm ĐH6 có phổ thích ứng rộng, có thể gieo cấy được cả 2 vụ/năm ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, giống đã được gieo cấy và cho kết quả tốt ở các tỉnh; Điện Biên, Hà Giang, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa. Giống cũng được gieo cấy trong Sóc Trăng và có khả năng thích nghi được ở cả vụ đông xuân và hè thu.
33
Tại Điện Biên, nếp cẩm chủ yếu được đồng bào dân tộc trồng trên nương, điều kiện chăm sóc kém, không có khả năng thâm canh, do vậy năng suất thấp. Các giống nếp cẩm có thể gieo cấy dưới ruộng cho năng suất và chất lượng cao chưa được đưa vào thử nghiệm để bổ sung vào cơ cấu các giống lúa của tỉnh.
Quá trình xây dựng quy trình thâm canh, chúng tôi đã tiếp cận và kế thừa các số liệu về đất đai, khí hậu, thủy văn liên quan đến giống lúa nếp, nếp cẩm tại các đơn vị chức năng trên địa bàn làm cơ sở đánh giá; kế thừa các kết quả về kỹ thuật gieo cấy, dinh dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch, bảo quản, chế biến... tại địa phương làm cơ sở triển khai các thí nghiệm.
2.2.2.2. Nội dung và phương pháp tiến hành các thí nghiệm
* Thí nghiệm: Xác định ảnh hưởng của mùa vụ đến năng suất giống lúa nếp cẩm ĐH6
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 100m2, tổng diện tích thí nghiệm 900m2 x 2 vụ là vụ mùa 2018 và vụ đông xuân 2018 - 2019.
- Các công thức được bón cùng lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (1000kg/ha), phân đạm ure (250kg/ha), phân lân Văn Điển (500 kg/ha), phân kaliclorua (200kg/ha) và vôi bột (500 kg/ha); mật độ sạ 80kg/ha.
- Các yếu tố phi thí nghiệm: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... áp dụng theo Quyết định số 1865/QĐ-BNN-KHCN ngày 06 tháng 08 năm 2012 về việc ban hành định mức Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng, dự toán các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt sử dụng kinh phí từ Ngân sách nhà nước.
- Công thức thí nghiệm CT1: Trà sớm
CT2: Trà chính vụ CT3: Trà muộn
34
- Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, năng suất lúa và qui trình kỹ thuật áp dụng QCVN 01-55:2011 - Quy trình kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lúa.
- Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính trên giống lúa áp dụng QCVN 01- 38:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
- Thời gian gieo sạ các trà lúa tiến hành theo lịch thời vụ chung của tỉnh và tình hình thực tế tại địa điểm tiến hành các thí nghiệm.
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm MS Excel.
* Thí nghiệm: Xác định liều lượng bón đạm ure cho năng suất cao đối với giống lúa nếp cẩm ĐH6
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 công thức, 4 lần nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 100m2, tổng diện tích thí nghiệm 1200m2 x 2 vụ là vụ mùa 2018 và vụ đông xuân 2018 - 2019.
- Các công thức được bón cùng lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (1000kg/ha), phân lân Văn Điển (500 kg/ha), phân kaliclorua (200kg/ha) và vôi bột (500 kg/ha); mật độ sạ 80kg/ha.
- Công thức thí nghiệm CT1: 230kg đạm ure/ha CT2: 250kg đạm ure/ha CT3: 270kg đạm ure/ha
- Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, năng suất lúa và qui trình kỹ thuật áp dụng QCVN 01-55:2011- Quy trình kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lúa.
- Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính trên giống lúa áp dụng QCVN 01- 38:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
35
- Các công thức được tiến hành gieo cấy vào thời gian của trà chính vụ. - Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm MS Excel.
* Thí nghiệm: Xác định lượng giống gieo sạ phù hợp của giống nếp cẩm ĐH6
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. Với 3 công thức, 4 lần nhắc lại, mỗi công thức 100m2, tổng diện tích thí nghiệm 1200m2 x 2 vụ là vụ mùa 2018 và vụđông xuân 2018 - 2019
- Các công thức được bón cùng lượng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (1000kg/ha), phân đạm ure (250kg/ha), phân lân Văn Điển (500 kg/ha), phân kaliclorua (200kg/ha) và vôi bột (500 kg/ha).
- Các yếu tố phi thí nghiệm: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... áp dụng theo Quyết định số 1865/QĐ-BNN-KHCN ngày 06 tháng 08 năm 2012 về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng, dự toán các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Công thức thí nghiệm CT1: lượng giống: 70kg/ha CT2: lượng giống: 80kg/ha CT3: lượng giống: 90kg/ha
- Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, năng suất lúa và qui trình kỹ thuật áp dụng QCVN 01-55:2011 - Quy trình kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lúa.
- Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính trên giống lúa áp dụng QCVN 01- 38:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
- Các công thức được gieo cấy vào trà chính vụ
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm MS Excel.
36
2.2.3. Chuyển giao các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa đạt năng suất cao cho cán bộ và nông dân địa phương
- Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật cho nông dân vùng sản xuất
- Tổ chức hội thảo khoa học và hội nghị đầu bờ về kết quả thử nghiệm sản xuất giống lúa nếp cẩm ĐH6