4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.5.2. Kết quả thực hiện
3.5.2.1. Đầu tư, chăm sóc: Lượng phân bón và giống được sử dụng như nhau ở cả 2 mô hình tại xã Thanh Luông và Trại Thí nghiệm - Thực hành, cụ thể:
- Lượng phân bón: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: 1000 kg/ha; phân lân Văn Điển: 500 kg/ha; kali: 200 kg/ha; đạm ure: 250 kg/ha; vôi bột: 500 kg/ha.
- Lượng giống gieo: 80kg/ha. * Cách bón
- Bón lót: 100% vôi bột + 100% phân lân Văn Điển + 100% phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và 20% đạm + 20% kali.
- Thúc lần 1: Sau khi tỉa dặm lúa bén rễ hồi xanh bón 60% đạm + 30% kali. - Thúc lần 2: Khi lúa phân hoá đòng (10% số lá thắt eo) bón 20% đạm + 50% kali.
* Phòng trừ dịch hại:
- Phun thuốc trừ cỏ sau gieo 3 ngày bằng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm. - Các đối tượng sâu, bệnh hại: Căn cứ vào kết quả điều tra thực tế trên đồng ruộng của cán bộ kỹ thuật, từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp.
3.5.2.2. Khả năng sinh trưởng và tình hình sâu bệnh
* Các chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 3.17. Các chỉtiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Mô hình Trại Thí nghiệm - Thực hành Mô hình xã Thanh Luông
1 Thời gian sinh trưởng Ngày 109 107
2 Chiều cao cây cm 101 99,3
3 Độ rụng hạt % 26,75 25,16
4 Số bông hữu hiệu Bông 2,87 2,65
5 Tổng số hạt/bông Hạt 123,2 125,4
6 Tỷ lệ hạt lép/bông % 13,7 14,2
7 Trọng lượng 1000 hạt Gam 21,7 21,5
76 Qua bảng 3.17 cho thấy:
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống nếp cẩm ĐH6 ở cả 2 mô hình, cụ thể:
- Độ rụng hạt, số bông hữu hiệu và số hạt trên bông không có nhiều sai khác đáng kể của cả 2 mô hình và được đánh giá ở mức trung bình.
- Tỷ lệ hạt lép phụ thuộc vào yếu tố giống và điều kiện ngoại cảnh giai đoạn trước và sau trỗ. Tỷ lệ hạt lép của giống trong mô hình tại Trại Thí nghiệm - Thực hành là 13,7% thấp hơn 14,2% so với mô hình tại xã Thanh Luông. Nguyên nhân do: Giai đoạn trỗ mô hình tại xã Thanh Luông gặp điều kiện khô hạn, nắng nóng kéo dài; ruộng bị đạo ôn lá xuất hiện nhiều gây hại nặng hơn, dẫn đến trọng lượng 1000 hạt mô hình tại Trại Thí nghiệm - Thực hành là 21,7 gam cao hơn 21,2 gam so với mô hình được gieo tại xã Thanh Luông và đã ảnh hưởng trưc tiếp đến năng suất lúa.
Các kết quả của mô hình trình diễn về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đều phù hợp với các kết quả nghiên cứu về đặc điểm giống nếp cẩm ĐH6 của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Năng suất của giống nếp cẩm ĐH6 trong vụ mùa 2019 ở hai mô hình thử nghiệm dao động từ 5,67 - 6,01 tấn/ha, cao hơn so với mô tả giống của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng trung bình là 3,5 - 4,0 tấn/ha, cao 5,0 tấn/ha và đạt xấp xỉ khi gieo trồng tại nơi bản địa của giống (Thanh Hóa) theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan, Trần Thị Ân, Nghiêm Thị Hương, Lê Thị Thanh Huyền (2018), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức [9]
- Các chỉ tiêu khác:
+ Sức sống của mạ rất khỏe, cây mạ sinh trưởng tốt có màu lá xanh đậm, bản lá dầy, diềm lá, gân lá và bẹ lá có màu tím huyết dụ;
+ Độ dài giai đoạn trỗ ở mức trung bình: 4 - 5 ngày; + Độ thuần đồng ruộng: Ở mức cao;
+ Độ thoát cổ bông: Cây lúa thoát hoàn toàn cổ bông; + Độ tàn lá: Muộn;
+ Độ cứng cây: Cứng (toàn bộ số cây lúa trên đồng ruộng không bị đổ); - Thời gian sinh trưởng của giống nếp cẩm ĐH6 dao động từ 107 - 109 ngày.
77
* Tình hình sâu, bệnh hại:
Bảng 3.18.Tình hình sâu, bệnh hại trên các mô hình
Giai đoạn sinh trưởng Sâu bệnh Mô hình Trại Thí nghiệm - Thực hành Mô hình xã Thanh Luông Mật độ/tỷ lệ trung bình Mật độ/tỷ lệ cao Mật độ/tỷ lệ trung bình Mật độ/tỷ lệ cao Mạ Rầu nâu (con/m
2) 10 20 10 20
Ruồi đục lá (%) 10 15 10 15
Đẻ nhánh
Rầy nâu (con/m2) 50 200 100 300
Ruồi đục lá (%) 12 15 15 20
Sâu cuốn lá nhỏ (con/m2) 1 2 1 2
Bệnh đạo ôn lá (%) 3 10 10 30
Bệnh khô vằn (%) 5 10 15 20
Trỗ - chín
Rầy nâu (con/m2) 300 500 300 600
Sâu cuốn lá nhỏ (con/m2) 2 3 3 5
Bệnh đạo ôn lá (%) 5 12 15 35
Đạo ôn cổ bông (%) 2 4 7 13
Bệnh khô vằn (%) 10 15 20 35
Bệnh bạc lá (%) 0 0 5 10
Bệnh đen lép hạt (%) 5 13 10 15
Kết quả theo dõi sự phát sinh, phát triển của các đối tượng sâu, bệnh hại chính trên giống lúa nếp cẩm ĐH6 cho thấy:
- Giai đoạn đẻ nhánh, giống nếp cẩm ĐH6 bị ruồi đục lá gây hại ở mức trung bình.
78 bệnh đen lép hạt xuất hiện với tỷ lệ thấp.
- Trong số các đối tượng sâu, bệnh trên, đáng chú ý có bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông đã xuất hiện và gây hại nặng trên mô hình tại xã Thanh Luông. Ở giai đoạn trỗ - chín tỷ lệ bệnh đạo ôn lá trung bình 15%, cao 35%; bệnh đạo ôn cổ bông tỷ lệ hại trung bình 7%, cao 13%, các tỷ lệ bệnh này đều cao hơn so với mô hình tại Trại Thí nghiệm - Thực hành. Nguyên nhân do ruộng mô hình tương đối trũng, các vụ trước bệnh đạo ôn thường xuất hiện và gây hại nặng, do vậy nguồn bệnh tồn tại sẵn trên ruộng.
* Hiệu quả kinh tế của giống nếp cẩm ĐH6
Bảng 3.19. Tổng chi phí lưu động (TVC)
(Cho mô hình sản xuất thử nghiệm diện tích 01 ha)
TT Nội dung Mức chi cho 0,7 ha mô hình tại trại Thí nghiệm - Thực hành (Tr.đồng) Mức chi cho 0,3 ha mô hình tại đội 6 xã
Thanh Luông (Tr.đồng) Tổng chi phí (Tr.đồng) 1 Chi phí vật tư 8,761 3,754 12,515
2 Chi mua thóc giống 2,240 0,960 3,200
3 Chi phí lao động 31,238 13,387 44,625
Tổng cộng 42,239 18,101 60,340
Bảng 3.20. Tổng giá trị thu nhập
(Cho mô hình sản xuất thử nghiệm diện tích 01 ha)
TT Nội dung Số lượng
(kg) Giá bán thực tế (1000đ) Thành tiền (Tr.đồng)
1 Mô hình tại Trại thí nghiệm -
Thực hành (0,7 ha) 4207 11 46,277
2 Mô hình tại đội 6 - xã Thanh
Luông (0,3 ha) 1701 11 18,711
79
- Tổng chi phí lưu động (TVC): 60,340 Tr.đồng - Tổng giá trị thu nhập (GR): 64,988 Tr.đồng - Lợi nhuận (RVAC = GR - TVC):
= 64,988 Tr. đồng - 60,340 Tr.đồng = 4,648 Tr.đồng. - Tỷ suất lãi so vốn đầu tư: = RVAC : TVC x 100
= 4,648 Tr.đồng : 60,340 Tr.đồng x 100 = 7,7 % Trong đó:
+ Lợi nhuận thu được trên 0,7 ha lúa nếp cẩm ĐH6 tại Trại Thí nghiệm - Thực hành là: 46,227 Tr.đồng - 42,239 Tr. đồng = 4,038 Tr. đồng.
Tỷ suất lãi so vốn đầu tư = RVAC : TVC x 100
= 4,038 Tr.đồng : 42,239 Tr.đồng x100 = 9,56 %
+ Lợi nhuận thu được trên 0,3 ha lúa nếp cẩm ĐH6 tại đội 6 xã Thanh Luông là: 18,711 Tr.đồng - 18,101 Tr.đồng = 0,61 Tr.đồng.
Tỷ suất lãi so vốn đầu tư: = RVAC : TVC x 100
= 0,61 Tr.đồng: 18,101 Tr.đồng x 100 = 3,37 %
Kết quả có sự chênh lệch lớn về tỷ suất lãi so vốn đầu tư giữa hai mô hình là do: Giai đoạn trỗ của mô hình lúa tại xã Thanh Luông gặp điều kiện khô hạn, nắng nóng kéo dài; ruộng bị đạo ôn lá xuất hiện ở mức nhiều gây hại nặng hơn, làm cho năng suất lúa bị giảm đáng kể dẫn đến lợi nhuận và tỷ suất lãi so vốn đầu tư cũng thấp nhiều.
* Hiệu quả kinh tế của giống nếp cẩm ĐH6 so với giống bắc thơm số 7
Bảng 3.21. Tổng chi phí lưu động (TVC)/01ha
TT Nội dung Giống nếp cẩm ĐH6
( Tr.đồng)
Giống bắc thơm số 7 ( Tr.đồng)
1 Chi phí vật tư 12,515 8,875 2 Chi mua thóc giống 3,200 1,680 3 Chi phí lao động 44,625 44,625
80
Bảng 3.22. Tổng giá trị thu nhập/01ha
TT Nội dung Số lượng
(kg) Giá bán thực tế (1000đ) Thành tiền (Tr.đồng) 1 Giống nếp cẩm ĐH6 5 908 11 64,988 2 Giống bắc thơm số 7 6 200 9 55,800
- Hiệu quả so với vốn đầu tư của giống bắc thơm số 7 ( tổng thu – tổng chi) 55,800 Tr.đồng – 55,180 Tr.đồng = 0,620 Tr.đồng
- Hiệu quả thu nhập của giống ĐH6 so với giống bắc thơm số 7 được sản xuất tại nơi xây dựng mô hình
64,988 Tr.đồng – 55,.800 Tr.đồng = 9,188 Tr.đồng
Từ kết quả chênh lệch về thu nhập trên cùng đơn vị diện tích gieo trồng của 2 giống lúa trên cùng địa bàn. Có thể nói, nếu phát triển giống lúa nếp cẩm ĐH6 sẽ làm tăng thu nhập và góp phần tốt hơn giảm nghèo cho người nông dân.