4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6. Tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường
- Những nội dung khoa học kỹ thuật mà đề tài đạt được sẽ góp thêm sự đa dạng và tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng mới ở tỉnh Điện Biên.
- Giảng viên, cán bộ kỹ thuật và học sinh, sinh viên ngành Trồng trọt của Trường có điều kiện học hỏi kinh nghiệm trong nghiên cứu, ứng dụng được kỹ thuật thâm canh một loại giống lúa mới.
- Trong quá trình tham gia đề tài, các cán bộ, giảng viên Nhà trường, cán bộ địa phương tham gia trực tiếp vào đề tài sẽ nâng cao hơn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phương pháp đánh giá và thâm canh giống mới tại địa phương.
- Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu, kết quả của đề tài là cơ sở để xây dựng các mô hình sản xuất thử nghiệm, giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách phù hợp cho sự phát triển giống nếp cẩm ĐH6 theo hướng hàng hóa.
- Thúc đẩy việc mở rộng sản xuất và chế biến các sản phẩm đa dạng từ gạo nếp cẩm, tăng thu nhập cho người dân.
- Góp thêm một giống cây trồng mới, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng phù hợp trong hệ thống cơ cấu giống ở tỉnh Điện Biên. Nhờ vậy sẽ đa
81
dạng hoá giống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm nghèo cho nông dân nông thôn.
Một số hình ảnh kết quả triển khai mô hình sản xuất thử giống lúa nếp cẩm ĐH6 vụ mùa 2019
Hình 3.17. Ông Nguyễn Đình Kỳ - Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Điện Biên dự, kiểm tra mô hình tại xã Thanh Luông
Hình 3.18. Ông Nguyễn Đình Kỳ - Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Điện Biên dự, kiểm tra hội nghị đầu bờ
82
Hình 3.19. Đoàn cán bộ Sở KH&CN, phòng Trồng trọt – Sở NN&PTNT dự, kiểm tra hội nghị đầu bờ mô hình tại Trại Thí nghiệm - Thực hành.
Hình 3.20. Đoàn cán bộ Sở KH&CN, phòng Trồng trọt – Sở Nông nghệ & PTNT, cán bộđề tài và bà con dự, kiểm tra hội nghịđầu bờ mô hình tại
83
Hình 3.21. Điểm trình diễn giống lúa nếp cẩm ĐH6 tại Trại Thí nghiệm - Thực hành
84