Phòng trừ cỏ dại và sâu, bệnh

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp_031238 (Trang 92 - 94)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.7.7. Phòng trừ cỏ dại và sâu, bệnh

3.7.7.1. Phòng trừ cỏ dại

- Đối với vụ mùa: sau gieo 1-3 ngày dùng thuốc cỏ tiền nảy mầm phun cho ruộng, lượng dùng theo hướng dẫn khuyến cáo trên bao bì. Tuyệt đối không để mặt ruộng khô nứt nẻ sau khi phun.

- Đối với vụ đông xuân: Nếu sau gieo, gặp thời tiết rét đậm, rét hại, không nên sử dụng ngay thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm. Để đạt hiệu quả cao nhất nên tiến hành phun các loại thuốc cỏ hậu nảy mầm sớm khi thời tiết nắng ấm, sau khi phun giữ nước liên tục trong ruộng khoảng 1 tuần.

3.7.7.2. Phòng trừ sâu, bệnh hại

Đối với giống lúa nếp cẩm ĐH6, qua hai năm triển khai nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm cho thấy: Thành phần các đối tượng sâu, bệnh hại chính tương tự như trên các giống lúa nếp và lúa thuần được gieo cấy phổ biến tại

89 Điện Biên. Trong đó đáng chú ý:

- Ruồi đục lá hại giai đoạn đẻ nhánh. Để quản lý tốt đối tượng này, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp như:

+ Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, gieo cấy tập trung.

+ Trong giai đoạn đầu đẻ nhánh cần thường xuyên giữ nước xăm xắp mặt ruộng.

+ Phun thuốc trừ ruồi khi mật độ cao quá ngưỡng cho phép bằng một trong các loại thuốc sau: Kola 700WG, Rigell 800WP, Monster 40EC, Panalty gold 50EC, Virtako 40WG, Sairifos 585EC.

- Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông gây hại giai đoạn làm đòng - trỗ chín. Để quản lý tốt bệnh đạo ôn cần tiến hành như sau:

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện bệnh sớm.

+ Khi bệnh phát sinh, cần giữ nước trong ruộng, dừng việc bón phân (đặc biệt là các loại phân có chứa đạm, các loại phân bón qua lá). Dùng các loại thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh kịp thời.

+ Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, cần theo dõi chặt giai đoạn lúa trỗ. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi nên tiến hành phun phòng trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày và sau khi lúa trỗ hoàn toàn tiến hành phun lại lần 2.

+ Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì: Các thuốc có chứa hoạt chất Isoprothiolane (Fuan 40EC, Fujione 40EC...); các thuốc có chứa hoạt chất Tricyclazole (Beam 75WP, Trizole 75WP...); các thuốc có chứa hoạt chất Propiconazole + Tricyclazole (Filia 525SE...).

Ngoài ra còn các đối tượng sâu, bệnh hại khác như: Rầy nâu, sâu cuốn lánhỏ, bọ xít đen, bệnh khô vằn, bạc lá, cần tiến hành kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, căn cứ vào kết quả điều tra và thông báo của cơ quan chuyên môn để tiến hành phun phòng trừ bằng các loại thuốc đặc trị cho từng loại.

90

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp_031238 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)