Tình hình sản xuất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp_031238 (Trang 44 - 49)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Tình hình sản xuất của các hộ điều tra

3.1.2.1. Quy mô canh tác của các hộ điều tra

Bảng 3.2. Quy mô canh tác của các hộ trong 3 năm 2015 - 2017

Stt Xã/phường Số hộ

Tổng diện

tích (m2)

Diện tích lúa khác (m2) Diện tíchlúa nếp (m2) 2015 2016 2017 Đông xuân Mùa Đông xuân Mùa Đông xuân Mùa Đông xuân Mùa 1 Xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên 50 149.400 105.700 107.900 105.700 107.900 105.700 107.900 43.700 41.500 2 Xã Thanh Luông, huyện Điện Biên 84 203.788 163.509 166.209 163.509 166.209 163.509 166.209 40.279 37.579 3 Xã Noong Luống, huyện Điện Biên 50 128.358 95.512 97.294 95.512 97.294 95.512 97.294 32.864 31.064 4 Phường Thanh Trường, TP. Điện Biên Phủ 16 29.615 26.785 26.785 26.785 26.785 26.785 26.785 2830 2830 Tổng 200 511.161 391.506 398.188 391.506 398.188 391.506 398.188 119.673 112.973 Tỷ lệ % 76,6% 77,9% 76,6% 77,9% 76,6% 77,9% 23,4% 22,1%

Qua bảng 3.2 cho thấy:

- Tổng diện tích lúa điều tra của 200 hộ là: 511.161 m2 (5,11 ha), trong đó có 391.506 m2 lúa tẻ được trồng trong vụ đông xuân (chiếm 76,6%) và 398.188m2 (chiếm 77,9%) lúa tẻ được trồng trong vụ mùa. Các giống lúa được trồng chủ yếu là Bắc thơm số 7, Gãy Đòn, Séng Cù là những giống có chất

41

lượng gạo ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Do vậy, người dân trồng các giống này ngoài cung cấp lượng thực cho gia đình còn bán ra thị trường.

- Tỷ lệ diện tích các giống nếp trong cơ cấu giống chiếm 23,4% trong vụ đông xuân; 22,1% trong vụ mùa. Các giống lúa nếp được nông dân sử dụng chủ yếu là nếp 97, nếp 352. Việc trồng lúa nếp của nông dân không mang tính chất kinh doanh mà chỉ trồng phục vụ nhu cầu tiêu thụ cho gia đình mình. Do thị hiếu của người dân Điện Biên thích ăn các loại nếp nương có hạt to, dẻo.

Bảng 3.3. Năng suất lúa trung bình của các hộ điều tra

Stt Xã/phường

Lúa khác (tạ/ha) Lúa nếp (tạ/ha)

2015 2016 2017 2015 2016 2017 Đông xuân Mùa Đông xuân Mùa Đông xuân Mùa Đông xuân Mùa Đông xuân Mùa Đông xuân Mùa 1 Xã Thanh Chăn, huyệnĐiện Biên 65 60 65 60 64 60 57 55 57 53 57 53 2 Xã Thanh Luông, huyện Điện Biên 66,3 62,8 65,7 61,3 68,4 65,1 55 50 55 52 55 52 3 Xã Noong Luống, huyện Điện Biên 62,4 57,6 61,8 60,3 63,2 58,7 57 54 56 52 57 52 4 Phường Thanh Trường 53,4 49,6 55,7 52,3 55,9 53,7 50,2 50 51,3 50,1 51 49 Năng suất trung bình 61,8 57,5 62,1 58,5 62,9 59,4 54,8 52,8 54,8 51,7 55 51,5

Qua bảng 3.3 nhận thấy: Năng suất lúa của các vụ qua các năm có biến động nhất định, do phụ thuộc vào thời tiết từng năm. Xã Thanh Chăn có năng suất lúa trung bình của các hộ điều tra cao nhất. Năng suất lúa của bản Che Phai - phường Thanh Trường thấp nhất do bản có nhiều diện tích lúa thường xuyên bị khô hạn, một số diện tích là ruộng bậc thang, đất bạc màu.

Năng suất bình quân của các giống lúa tẻ tại vụ đông xuân dao động từ: 61,8 - 62,9 tạ/ha, trong vụ mùa dao động từ 57,5 - 59,4 tạ/ha. Năng suất bình quân của các giống lúa nếp trong vụ đông xuân dao động từ 54,8 - 55 tạ/ha, trong vụ mùa từ 51,5 - 52,8 tạ/ha.

42

3.1.2.2. Mức độ đầu tư phân bón của các hộ (tính/1 vụ lúa)

Bảng 3.4. Mức độ đầu tư phân bón của các hộ điều tra

Loại phân

Xã thanh Chăn Xã Thanh Luông Xã Noong Luống Phường Thanh Trường Số hộ sử dụng Lượng (kg/1000 m2) Số hộ sử dụng Lượng (kg/1000 m2) Số hộ sử dụng Lượng (kg/1000 m2) Số hộ sử dụng Lượng (kg/1000 m2) Phân chuồng 24/50 200 - 500 30/84 500-2000 19/50 500-700 9/16 500-2000

Phân hữu cơ vi sinh 0/50 0 0 0 0 0 0 0

Vôi 21/50 15 - 30 56/84 30-50 23/50 15-30 11/16 30-50 Phân lân 0/50 0 0/84 0 0/50 0 0 NPK bón lót 49/50 25 84/84 25 50/50 25 16/16 25 NPK bón thúc 41/50 25 70/84 25 38/50 25 16/16 25 Phân đạm 49/50 6 - 10 75/84 10 - 12 41/50 10-12 6/16 5-7 Phân kali 43/50 5-10 60/84 8-10 35/50 8-10 6/16 5-7 Qua bảng 3.4 cho thấy: các xã tiến hành điều tra, đều có trình độ thâm canh cao. Các loại phân bón được sử dụng với lượng thích hợp cho từng chân đất và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

- Trong số 200 hộ điều tra, có 82 hộ (chiếm 41%) sử dụng phân chuồng để bón lót cho lúa. Lượng phân dao động từ: 200 - 2000kg/1000m2. Các hộ còn lại gia đình không chăn nuôi nên không có phân chuồng.

- 100% các hộ điều tra không sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân lân để bón cho lúa.

- Có 199/200 hộ sử dụng phân NPK tổng hợp để bón lót, 165/200 hộ sử dụng phân NPK bón thúc cho lúa do tiện lợi vì phân đã được phối trộn thành phần dinh dưỡng hợp lý.

- Phân đạm và phân kali chủ yếu được dùng bón bổ sung vào các giai đoạn cây lúa có nhu cầu đạm và kali cao như giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn thúc đón đòng.

3.1.2.3. Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa nếp

Qua điều tra, phỏng vấn nông dân cho thấy, quy trình kỹ thuật và tập quán trồng các giống lúa nếp không có gì khác so với các giống lúa tẻ khác. Các giống lúa nếp ít sâu bệnh hơn so với các giống lúa tẻ được trồng đại trà. Giống

43

lúa được nông dân mua tại các cơ sở kinh doanh của nhà nước hoặc tư nhân. - Về thời vụ: Các hộ nông dân chủ yếu tập trung gieo trồng vào trà chính vụ.

- Lượng giống lúa sử dụng dao động từ 6 - 12 kg tùy theo vụ.

- Quá trình xử lý, ngâm ủ thóc giống hầu hết các hộ sử dụng phương pháp xử lý bằng nước nóng 540C hoặc nước vôi trong để hạn chế mầm bệnh tồn lại bên ngoài vỏ trấu.

- Thời gian ngâm ủ thóc giống từ 36 - 48 giờ tùy theo mùa vụ. Quá trình ngâm thóc giống cứ 6 - 8 giờ tiến hành thay nước và rửa giống 1 lần. Trong vụ đông xuân, thời tiết lạnh giá bà con đã sử dụng các biện pháp ủ ấm như đun nước ấm tưới, ủ thóc trong đống rơm...

- Việc chuẩn bị đất để gieo cấy: Đối với vụ mùa có thời gian chuyển vụ ngắn, sau khi thu hoạch lúa vụ đông xuân xong bà con thường không tiến hành biện pháp gì trên ruộng mà đợi có nước rồi tiến hành làm đất theo lịch thời vụ. Vụ đông xuân, có thời gian chuyển vụ kéo dài, do vậy đất thường được cày và phơi ải.

Hầu hết nông dân được điều tra đều tiến hành phương thức gieo sạ lúa.

3.1.2.4. Đánh giá chung về sâu bệnh hại trên lúa tại các hộ điều tra

Quá trình điều tra ở các hộ cho thấy về thành phần và diễn biến của các đối tượng sâu, bệnh hại trên lúa không có gì khác biệt so với các khu vực trồng lúa khác.

Giai đoạn đầu vụ chủ yếu có ốc bươu vàng hại nặng (giai đoạn sau gieo - đầu đẻ nhánh)

Hầu hết các đối tượng sâu, bệnh hại tập trung phá hại từ giai đoạn đẻ nhánh rộ - trỗ chín. Các loại sâu, bệnh hại chính: Rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, đạo ôn, bạc lá...

Như vậy, qua điều tra hiện trạng sản xuất giống lúa nếp của 200 hộ tại 4 xã/phường: xã Thanh Chăn, xã Noong Luống, xã Thanh Luông thuộc huyện Điện Biên; phường Thanh Trường - TP. Điện Biên phủ cho thấy:

44

119.673m2 (chiếm 23,4%) đối với vụ đông xuân; 112.973m2 (chiếm 22,1%) đối với vụ mùa.

- Các giống lúa nếp được trồng phổ biến là nếp 97, nếp 352, chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong gia đình, ít bán ra thị trường, do tâm lý người dân không thích ăn nếp ruộng. Trong số 200 hộ điều tra, chưa có hộ nào từng trồng giống lúa nếp cẩm ĐH6.

Năng suất bình quân của các giống lúa tẻ tại vụ đông xuân dao động từ: 61,8 - 62,9 tạ/ha, trong vụ mùa dao động từ 57,5 - 59,4 tạ/ha. Năng suất bình quân của các giống lúa nếp trong vụ đông xuân dao động từ 54,8 - 55 tạ/ha, trong vụ mùa từ 51,5 - 52,8 tạ/ha.

Kỹ thuật và mức đầu tư phân bón: nhìn chung các hộ điều tra đều có trình độ thâm canh cao, phân bón được sử dụng đúng kỹ thuật theo nhu cầu của từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Các hộ dân chủ yếu sử dụng phân NPK tổng hợp để bón với lượng 25kg/1000m2/vụ; các loại phân đơn như đạm, kali được sử dụng bón bổ sung; có 41% số hộ sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót, lượng bón dao động 200 - 2000kg/1000m2.

Quy trình kỹ thuật trồng lúa nếp được sử dụng trong nông dân không có nhiều khác biệt so với các giống lúa tẻ khác. Thành phần sâu bệnh hại trên lúa nếp tương tự như trên lúa tẻ, nhưng mức độ gây hại thấp hơn do các giống lúa nếp được trồng với diện tích nhỏ lẻ, không tập trung.

Một số hình ảnh điều tra, phỏng vấn nông dân

45

Hình 3.2. Điều tra, phỏng vấn nông dân xã Thanh Luông

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp_031238 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)